Bác sĩ cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh tay chân miệng, lây lan nhanh

Thùy Linh |

Dịch bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh, có nguy cơ bùng phát mạnh do tốc độ lây lan "chóng mặt" của loại virus gây bệnh này.

Trong 3 tuần trở lại đây, Khoa Nội - Nhi, Bệnh viện E (Hà Nội) tiếp nhận mỗi ngày 10-15 trường hợp tới khám do mắc các biểu hiện bệnh tay chân miệng.

Thạc sĩ, bác sĩ Trương Văn Quý, Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện E cho biết: "Chỉ riêng ngày 7.7, ngoài các trường hợp điều trị ngoại trú, khoa chúng tôi tiếp nhận 4 bệnh nhi phải nhập viện điều trị nội trú vì mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 2, với những biểu hiện phỏng nước trên da, niêm mạc, ở lòng bàn tay, bàn chân, các dấu hiệu bệnh nặng như sốt cao không giảm, li bì, giật mình".

4 bệnh nhi này là các bé trai 13-17 tháng có chung các biểu hiện như sốt cao 39-40 độ, nổi phỏng nước trên da và giật mình. Trong đó, một bệnh nhi có tình trạng giật mình 10 phút/lần trong đêm.

Trong 4 bệnh nhi, chỉ có 1 trường hợp xác định được nguồn lây nhiễm là từ anh trai bị tay chân miệng cách đây một tuần. Các trường hợp còn lại đều không xác định được nguồn lây.

Đến nay, sức khỏe các bé đã ổn định, tỉnh táo, hạ sốt và hết hiện tượng giật mình.

Theo bác sĩ Quý, biểu hiện của bệnh tay chân miệng được xác định thông qua 4 mức độ. Ở mức độ 1, bệnh nhân có các dấu hiệu ở da, niêm mạc bao gồm phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân hay ở các nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, mông, kèm theo nốt ở miệng. Nếu bệnh nhi mắc bệnh ở mức độ 1 có thể điều trị tại nhà. 

Tuy nhiên, khi phát bệnh ở mức độ 2 trở lên, bệnh nhân sẽ sốt li bì, giật mình, run tay chân, đi đứng loạng choạng. Nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp còn xuất hiện triệu chứng tại cơ quan hô hấp và tuần hoàn như suy tuần hoàn, phù phổi cấp,...

"Nếu chủ quan, dịch bệnh này chắc chắn sẽ bùng phát. Tương tự như đợt dịch năm 2013, nhiều trẻ mắc bệnh, nhiều trẻ bị di chứng bệnh rất nặng nề, có cháu bị di chứng thần kinh, bại não", bác sĩ Quý khuyến cáo.

 
Bác sĩ Quý thăm khám cho bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng. Ảnh: Thùy Linh

Bác sĩ Quý giải thích nguyên nhân bệnh tay chân miệng đến từ virus đường ruột Enterovirus với hai loại thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Là virus đường ruột nên chúng tồn tại ở môi trường và ngay trong bản thân trẻ. "Khu vực nào có nhiều trẻ em như trường học, khu vui chơi... sẽ tồn tại nhiều virus gây bệnh".

Khác với bệnh sởi, trẻ không thể tự tạo ra miễn dịch đối với tay chân miệng do cơ thể có thể mắc nhiều chủng virus tay chân miệng khác nhau qua mỗi năm. Vì vậy, trẻ mắc tay chân miệng có thể tái mắc sau đó.

Hiện nay, tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Cũng theo thạc sĩ, bác sĩ Trương Văn Quý, bệnh tay chân miệng có thể lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc phải virus gây bệnh. Virus có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường qua đường phân, các nốt phỏng nước hoặc dịch tiết từ đường hô hấp. Đáng lo ngại là dịch bệnh này lây lan với tốc độ khủng khiếp. Trong lớp học có 1 bé bị mắc bệnh thì cả lớp đó có thể bị lây nhiễm. 

Thực tế, tay chân miệng là bệnh có thể gặp quanh năm. Tuy nhiên, hai khoảng thời gian xuất hiện nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhất là tháng 4 - 6 và tháng 9 - 10.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Virus gây bệnh tay chân miệng tồn tại nhiều ở trường học, khu vui chơi

Hương Giang |

Tay chân miệng là bệnh mà trẻ em thường mắc phải, tốc độ lây lan rất nhanh. Cha mẹ cần chăm sóc, giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé để phòng bệnh. Tuy nhiên, bố mẹ cần ghi nhớ một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng để sớm phát hiện nếu em bé nhà mình mắc bệnh.

Hà Nội ghi nhận gần 600 trường hợp mắc tay chân miệng

H.Nguyên |

Năm học 2019 - 2020 mới bắt đầu, nguy cơ dịch bệnh chân tay miệng bùng phát tại nhiều nơi. Trước tình trạng này, Sở Y tế Hà Nội đã lên tiếng cảnh báo và đặc biệt nhấn mạnh tới nguy cơ lây lan trong các trường mầm non.

Đối phó với dịch bệnh tay chân miệng dịp khai trường

Minh An |

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng dịp khai trường.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Virus gây bệnh tay chân miệng tồn tại nhiều ở trường học, khu vui chơi

Hương Giang |

Tay chân miệng là bệnh mà trẻ em thường mắc phải, tốc độ lây lan rất nhanh. Cha mẹ cần chăm sóc, giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé để phòng bệnh. Tuy nhiên, bố mẹ cần ghi nhớ một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng để sớm phát hiện nếu em bé nhà mình mắc bệnh.

Hà Nội ghi nhận gần 600 trường hợp mắc tay chân miệng

H.Nguyên |

Năm học 2019 - 2020 mới bắt đầu, nguy cơ dịch bệnh chân tay miệng bùng phát tại nhiều nơi. Trước tình trạng này, Sở Y tế Hà Nội đã lên tiếng cảnh báo và đặc biệt nhấn mạnh tới nguy cơ lây lan trong các trường mầm non.

Đối phó với dịch bệnh tay chân miệng dịp khai trường

Minh An |

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng dịp khai trường.