Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nhóm Phóng viên |

“Nhập nhèm” kê thuốc và thực phẩm chức năng; bán thuốc với giá đắt rất nhiều so với giá thị trường; mỗi đơn thuốc lại có 2 phiếu xuất thuốc với 2 số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau… Rất nhiều dấu hiệu bất thường trong quản lý, xuất phiếu và hóa đơn thuốc được phóng viên Báo Lao Động ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Những đơn thuốc tiền triệu, phần lớn toàn thực phẩm chức năng

Đang vui mừng vì được xuất viện sau nhiều ngày nằm viện điều trị bệnh viêm màng não mủ, gương mặt anh T.V.Q (ở Hà Nội) như sầm lại khi được dược sĩ và nhân viên tại Nhà thuốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông báo về số tiền phải trả cho một đơn thuốc.

Đơn thuốc của anh Q được bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương kê đơn gồm 3 sản phẩm là Tebexerol 125mg (Immunoxel); ETEX BENKIS (Thymomodulin 80mg) và Herarian (L-gluthion, a-lipoic Acid, b-glucan, silymarin). Theo tìm hiểu của phóng viên, trong số 3 sản phẩm này có tới 2 loại thực phẩm chức năng. Trên bao bì cả 2 sản phẩm Tebexerol và Herarian đều được ghi rõ sản phẩm này không phải là thuốc và không dùng thay thế cho thuốc chữa bệnh. Trong đơn thuốc này, chỉ có duy nhất một loại thuốc điều trị.

Đáng chú ý, giá 2 loại thực phẩm chức năng được kê kèm với đơn giá hơn 860 nghìn đồng 1 lọ Tebexerol 125mg, bệnh nhân phải mua 3 lọ, số tiền cho loại thực phẩm chức năng này lên tới gần 2,6 triệu đồng. Một loại thực phẩm chức năng khác là Herarian, bệnh nhân phải mua 60 viên, với đơn giá 36,6 nghìn đồng/viên, bệnh nhân đã phải chi trả gần 2,2 triệu đồng.

Như vậy, chỉ trong 1 đơn thuốc mà bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kê, bệnh nhân này phải chi trả hơn 400 nghìn đồng cho thuốc điều trị, nhưng lại phải chi đến hơn 4,8 triệu đồng để mua thực phẩm chức năng.

Theo Điều 4, Thông tư 05/2016/TT-BYT ngày 29.2.2016 của Bộ Y tế về việc ghi đơn thuốc, bác sĩ không được kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc. Thế nhưng, sau nhiều ngày ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, việc kê đơn thuốc kèm thực phẩm chức năng đang diễn ra rất phổ biến tại đây. Bệnh nhân không được bác sĩ khuyến cáo đâu là thuốc, đâu là thực phẩm chức năng.

Cầm tờ phiếu xuất thuốc với 4 loại sản phẩm là Barcavir 0.5mg, Vihacaps 600mg, Hepa-Nic Extra và Avagold với tổng số tiền phải thanh toán là gần 6,2 triệu đồng, bệnh nhân D.T.N (Hà Nội) vừa lắc đầu than thở, vừa rút hết số tiền trong ví ra để chi trả. Sau khi chi trả cho đơn thuốc này, vợ chồng bà N phải đến máy ATM ngay tại cổng bệnh viện để rút tiền mới có tiền bắt xe ra về.

Trong đơn thuốc này, bà N đã phải chi trả số tiền hơn 2,3 triệu đồng cho 2 loại thực phẩm chức năng là Vihacaps và Avagold được kê chung với thuốc điều trị.

Tương tự, trong một đơn thuốc khác, bệnh nhân Đ.V.C (Hà Nội) phải chi trả số tiền hơn 2,2 triệu đồng cho 4 loại sản phẩm được kê đơn cùng 1 đơn thuốc. Thế nhưng, chỉ riêng một loại thực phẩm chức năng có tên Hacumin được kê kèm vào đơn thuốc đã có giá hơn 1 triệu đồng cho 60 viên.

Các bệnh nhân và người nhà đều cho hay cứ thuốc bác sĩ kê đơn là họ sẽ mua, chứ cũng không được giải thích đâu là thuốc, thế nào là thực phẩm chức năng. Ngoài ra, trong các đơn thuốc do bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới kê, có nhiều loại thuốc chỉ mua được ở nhà thuốc của bệnh viện này và đều có giá rất cao. Bệnh nhân chỉ biết “cắn răng” bỏ ra tiền triệu để chi trả cho những đơn thuốc “nhập nhèm” như này.

Bệnh nhân bỏ về vì… thuốc đắt

Không chỉ “nhập nhèm” kê thuốc và thực phẩm chức năng, theo ghi nhận của phóng viên, tại Nhà thuốc của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương còn có hiện tượng bán thuốc với giá đắt hơn rất nhiều so với thị trường.

Đơn cử, thuốc Alfavir 25mg (Tenofovir alafenamid) được bán tại các hiệu thuốc với giá cao nhất khoảng 32 nghìn đồng/viên, nhưng tại nhà thuốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, thuốc này có giá 37.236 đồng/viên. Khi số lượng được kê đơn lên đến 90 viên thuốc, người bệnh phải bỏ ra số tiền hơn 3,3 triệu đồng cho đơn thuốc này, đắt hơn gần 500 nghìn đồng so với mua thuốc tại các hiệu thuốc khác.

Trong những ngày ghi nhận, rất nhiều bệnh nhân vì không đủ tiền mua thuốc đã phải bỏ về. Ông N.Đ.T (Hưng Yên) đã từ chối mua thuốc tại nhà thuốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khi xác định được giá bán ở đây đắt hơn so với những cửa hàng thuốc quen của ông.

Đơn thuốc của ông có 2 loại thực phẩm chức năng là Sylmol Plus và Avagold, khi hỏi giá thì nhân viên nhà thuốc bệnh viện cho ông T biết đơn thuốc này hết khoảng hơn 2 triệu đồng. Ông liền gửi đơn thuốc cho người  quen làm trong lĩnh vực dược thì họ cho biết đơn thuốc này hết khoảng 1,6-1,8 triệu đồng. “Thấy số tiền chênh lệch lớn nên tôi từ chối mua” - ông T nói rồi ngậm ngùi quay lưng ra về.

Những dấu hiệu bất thường từ việc kinh doanh dược

Đáng chú ý, trong suốt nhiều ngày theo dõi các đơn thuốc và phiếu xuất thuốc xuất ra từ nhà thuốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, phóng viên liên tục ghi nhận những dấu hiệu bất thường.

Thông thường, khi mang đơn thuốc tới nhà thuốc, người bệnh sẽ nhận 1 phiếu xuất thuốc. Trên đó ghi đầy đủ thông tin cơ bản, mã số bệnh nhân và danh sách các loại sản phẩm được bác sĩ kê đơn, kèm đơn giá cho từng loại, số lượng và tổng số tiền bệnh nhân cần thanh toán. Thế nhưng, không ít bệnh nhân mua thuốc ở nhà thuốc, khi quay trở ra sẽ cầm trên tay 2 phiếu xuất thuốc.

Càng kỳ lạ là tất cả phiếu xuất thuốc mà phóng viên ghi nhận trong nhiều ngày qua ở nhà thuốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đều không thấy ghi mã bệnh nhân. Trong khi việc ghi rõ mã bệnh nhân trong phiếu xuất thuốc và hóa đơn được coi là một trong những nguyên tắc để đảm bảo công khai, minh bạch, hoạch toán rõ ràng theo nguyên tắc và quy định của tài chính, kế toán.

Rất nhiều bệnh nhân và người nhà khi đến khám tại đây cũng thắc mắc về điều kỳ lạ này. Con gái bệnh nhân Đ.N.H (Hà Nội) không hiểu vì sao phiếu xuất thuốc của người thân lại khác lạ như vậy. Bác sĩ chỉ kê cho bệnh nhân 1 đơn với 2 loại thuốc nhưng nhà thuốc lại đưa cho chị 2 phiếu xuất thuốc với số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau.

1 phiếu xuất thuốc Phabadarin 140mg (Slilymarin) với số phiếu 360xxx , chỗ người thu tiền ghi “Account bán hàng”, trong khi đó, phiếu xuất thuốc Tenofovir 300mg lại có số phiếu 331xxx với chỗ người thu tiền ký là Space (30).  Đồng thời có 2 hóa đơn giá trị gia tăng cho một đơn thuốc.

Để làm rõ thông tin này, trong vai là bệnh nhân đến thăm khám, sau khi được bác sĩ kê đơn và mua thuốc tại nhà thuốc của bệnh viện, phóng viên đã lên Phòng Tài chính kế toán của bệnh viện để trình bày nhu cầu cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Khi chúng tôi thắc mắc vì sao nhà thuốc lại tách 2 phiếu xuất thuốc cho một đơn thuốc bác sĩ kê để xuất thành 2 hóa đơn, chính nhân viên phòng kế toán - tài chính của bệnh viện cũng tỏ ra không hiểu lý do vì sao.

Theo nguồn tin riêng của Lao Động, từ thời điểm năm 2020, việc quản lý và bán thuốc, sử dụng trang thiết bị y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có những dấu hiệu bất thường. Trên phiếu xuất thuốc của nhà thuốc vào thời điểm năm 2020 còn thể hiện hệ thống nhà thuốc của bệnh viện có 2 kho riêng biệt, một kho là số báo cáo với bệnh viện (kho nhà thuốc) còn một kho có ký hiệu là “kho TPCN + TK” không đưa vào hệ thống quản lý. Những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh thuốc này rất cần được cơ quan chức năng làm rõ, để người bệnh không phải gánh thêm tiền triệu cho những đơn thuốc “nhập nhèm” như hiện nay.

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động
Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới ngang nhiên kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc

Nhóm PV |

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, việc bác sĩ ở đây kê đơn thuốc kèm thực phẩm chức năng diễn ra rất phổ biến. Bệnh nhân phải “cắn răng” bỏ ra tiền triệu để chi trả cho những đơn thuốc “nhập nhèm” kiểu này.

Sở Y tế Hà Nội thu hồi giấy phép nhà thuốc số 9 Bạch Mai

Thùy Linh |

Liên quan đến loạt bài điều tra về việc nhà thuốc câu kết "cò mồi" giăng bẫy người bệnh, ngày 11.5.2022, ông Vũ Cao Cương - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội vừa ký ban hành quyết định số 733/QĐ-SYT về việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” GPP của Nhà thuốc số 9 Bạch Mai. Đồng thời, Công an phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tiến hành bắt giữ 5 đối tượng "cò mồi" để xử lý theo quy định của pháp luật.

Vụ nhà thuốc câu kết với "cò mồi": Người dân quá bức xúc

MINH HÀ - HỒNG DIỆP |

Từ ngày 5.5, báo Lao Động đã đăng loạt bài điều tra về tình trạng nhà thuốc câu kết với cò mồi để chặt chém bệnh nhân. Sau khi loạt bài đăng tải đã nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Nhiều người dân tỏ ra bức xúc và mong muốn sớm xử lý nạn cò mồi để người bệnh không bị "tiền mất tật mang".

Đổ bệnh vì lạm dụng thực phẩm chức năng sau khi mắc COVID-19

NGUYỄN LY |

TPHCM - Đánh vào tâm lý lo ngại sức khỏe giảm sút sau khi mắc COVID-19 của người dân, nhiều trang mạng, cửa hàng ồ ạt quảng cáo bán các loại thực phẩm chức năng (TPCN) bồi dưỡng sức khỏe. Giá những sản phẩm dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới ngang nhiên kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc

Nhóm PV |

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, việc bác sĩ ở đây kê đơn thuốc kèm thực phẩm chức năng diễn ra rất phổ biến. Bệnh nhân phải “cắn răng” bỏ ra tiền triệu để chi trả cho những đơn thuốc “nhập nhèm” kiểu này.

Sở Y tế Hà Nội thu hồi giấy phép nhà thuốc số 9 Bạch Mai

Thùy Linh |

Liên quan đến loạt bài điều tra về việc nhà thuốc câu kết "cò mồi" giăng bẫy người bệnh, ngày 11.5.2022, ông Vũ Cao Cương - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội vừa ký ban hành quyết định số 733/QĐ-SYT về việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” GPP của Nhà thuốc số 9 Bạch Mai. Đồng thời, Công an phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tiến hành bắt giữ 5 đối tượng "cò mồi" để xử lý theo quy định của pháp luật.

Vụ nhà thuốc câu kết với "cò mồi": Người dân quá bức xúc

MINH HÀ - HỒNG DIỆP |

Từ ngày 5.5, báo Lao Động đã đăng loạt bài điều tra về tình trạng nhà thuốc câu kết với cò mồi để chặt chém bệnh nhân. Sau khi loạt bài đăng tải đã nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Nhiều người dân tỏ ra bức xúc và mong muốn sớm xử lý nạn cò mồi để người bệnh không bị "tiền mất tật mang".

Đổ bệnh vì lạm dụng thực phẩm chức năng sau khi mắc COVID-19

NGUYỄN LY |

TPHCM - Đánh vào tâm lý lo ngại sức khỏe giảm sút sau khi mắc COVID-19 của người dân, nhiều trang mạng, cửa hàng ồ ạt quảng cáo bán các loại thực phẩm chức năng (TPCN) bồi dưỡng sức khỏe. Giá những sản phẩm dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng.