Bác sĩ 9X tuyến đầu: "Con đi chống dịch cho quê hương sớm yên bình"

Văn Dung Sơn |

Làn da trắng như con gái, nụ cười luôn tươi trên môi, chàng bác sĩ thuộc thế hệ 9X - Ths.BS Vương Xuân Toàn (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai) là một trong số ít những bác sĩ thuộc thế hệ 9x đã 2 lần chi viện cho điểm nóng là TP.Đà Nẵng và Hải Dương. Nhiệm vụ của anh là chiến đấu giành giật sự sống cho các bệnh nhân COVID-19.

Luôn trong tâm thế sẵn sàng

Từng là một trong những bác sĩ trẻ trong đoàn công tác chống dịch của Bệnh viện Bạch Mai chi viện cho điểm nóng Đà Nẵng năm 2020, 20h30 phút ngày 6.2, bác sĩ Toàn nhận được tin nhắn từ lãnh đạo một lần nữa tiến vào tâm dịch: “Toàn về Hải Dương nhé!".

“Thông tin dịch bệnh từ Hải Dương vốn đã làm tôi thấp thỏm lo âu. Tôi đã luôn trong tâm thế sẵn sàng, nếu quê hương cần thì lên đường” - bác sĩ Toàn nhớ lại.

Ngày tôi đi, PGS.TS. Đào Xuân Cơ - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - gọi điện dặn dò: “Cố gắng dồn hết tâm sức không để bệnh nhân nào tử vong”. Lúc này, tại Bệnh viện dã chiến 2 có hai bệnh nhân nặng đang được đề nghị chuyển lên phòng ICU (chăm sóc tích cực) và thiết lập hoạt động luôn trong đêm hôm đó. Chỉ có 1h đồng hồ để chuẩn bị, 23h15p, bác sĩ Toàn cùng một chiếc máy thở oxy dòng cao (HFNC) có mặt ở Bệnh viện Dã chiến 2.

Không có thời gian nghỉ ngơi, chàng bác sĩ trẻ bắt tay ngay vào thăm khám và lắp máy thở cho bệnh nhân. “May mắn, bệnh nhân đáp ứng tốt với máy thở và sức khỏe ổn định lên từng ngày”.

Ths.BS Vương Xuân Toàn (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai) là một trong những bác sĩ trẻ nhất từng 2 lần chi viện cho điểm nóng Đà Nẵng và Hải Dương. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp.

Kinh qua tại 2 "chiến trường"

Là người từng đồng hành cùng Đà Nẵng suốt quá trình gần 2 tháng để điều trị cho tất cả bệnh nhân nặng, thời kỳ đỉnh điểm có đến 12 ca tại khoa ICU, bác sĩ Toàn cho biết: “Dịch bùng phát ở Đà Nẵng và Hải Dương đều rất nhanh.

Tuy nhiên, tại Đà Nẵng, virus lan nhanh trong bệnh viện, đặc biệt lại là Khoa thận nhân tạo. Các bệnh nhân tử vong trong đợt dịch đó đa phần đều mắc suy thận mạn và những bệnh nhân có bệnh lý nền nặng, tiên lượng xấu ngay từ đầu”.

Còn ở “chiến trường” Hải Dương, bác sĩ Toàn cho rằng, điều may mắn là tại ổ dịch Poyun thì đa phần người mắc là công nhân đều khỏe mạnh, ít bệnh lý nền, sức đề kháng tốt, khả năng diễn biến nặng thấp hơn so với Đà Nẵng. Ngay sau khi tiếp nhận các ca nặng vào đêm 6.2, bác sĩ Toàn nhận thấy, tiên lượng của các bệnh nhân đều tốt.

Ngoài ra, việc phát hiện nhanh giúp các bệnh nhân được điều trị và tiếp cận với phác đồ sớm. “Tôi tiên lượng những bệnh nhân này khả quan hơn so với những bệnh nhân tôi đã điều trị tại Đà Nẵng” – bác sĩ Toàn nhận định.

Tại Hải Dương, bác sĩ Toàn cho rằng điều may mắn là tại ổ dịch Poyun đa phần các đối tượng công nhân đều khỏe mạnh, ít bệnh lý nền, sức đề kháng tốt. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp
Tại Hải Dương, bác sĩ Toàn cho rằng, điều may mắn là tại ổ dịch Poyun, đa phần các đối tượng công nhân đều khỏe mạnh, ít bệnh lý nền, sức đề kháng tốt. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp

Đêm 29 Tết, một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, tim đập nhanh, huyết áp cao, khó thở và toàn thân tím tái. Nhận định sơ bộ tình hình, bác sĩ Toàn thấy bệnh nhân có triệu chứng giảm ôxy máu thầm lặng khiến diễn biến bệnh trở nặng nhanh hơn.

Ngay lập tức, bác sĩ Toàn tức tốc triển khai cho bệnh nhân thở máy. Sau khi bệnh nhân đã có đáp ứng với máy thở, ê-kíp nhanh chóng xin chỉ đạo của các chuyên gia đầu ngành. Họ đề nghị dùng tất cả trang thiết bị vật tư có tại Bệnh viện dã chiến 2 để điều trị cho bệnh nhân. Ngay trong đêm, ê-kíp đã tiến hành lọc máu liên tục cho bệnh nhân để loại bỏ bớt các chất độc trong máu, đồng thời bổ sung thêm thầy thuốc để theo sát bệnh nhân liên tục.

Nhớ lại “đêm trắng” hôm đó, bác sĩ Toàn chia sẻ: "Tôi và ê-kíp đã túc trực cùng bệnh nhân đến sáng sớm. Sau 6 tiếng cấp cứu, bệnh nhân vượt qua cơn nguy kịch, dần ổn định và đáp ứng tốt phác đồ điều trị”.

Th.S. BS Vương Xuân Toàn đang làm việc. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp
Th.S. BS Vương Xuân Toàn đang làm việc. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp

"Con đi chống dịch cho quê hương sớm yên bình"

Bác sĩ Toàn tâm sự, nếu như bảo không nhớ nhà, nhớ người thân là nói dối. Khi vào Đà Nẵng, thời gian đầu mọi thứ chưa ổn định, bác sĩ Toàn không dám nói với bố mẹ. Sợ bố mẹ lo lắng, cho tới khi dịch bệnh ổn định, anh mới gọi về động viên gia đình: “Con ở trong này chống dịch, bố mẹ cứ an tâm vì có đồ bảo hộ an toàn, mọi người cùng chung tay sớm đẩy lùi dịch bệnh”.

Những buổi chiều 30 Tết hằng năm, bác sĩ Toàn vẫn cùng bố mẹ chuẩn bị cúng tất niên, rồi quây quần bên nhau xem Táo quân. Năm nay là năm đầu tiên anh ăn Tết xa nhà, hơn nữa mấy tháng rồi chưa về quê thăm bố mẹ.

“Nhà tôi cách đây chỉ 15km, bố mẹ muốn lên thăm cậu con trai út. Tôi không đồng ý. Bởi tôi hiểu rằng, bản thân mình là đối tượng nguy cơ, phải hạn chế tiếp xúc trong khi bố mẹ tuổi đã cao, nếu không may lây nhiễm thì rất đáng lo ngại”. Anh chỉ biết an ủi rằng bố mẹ an tâm, con đi chống dịch, để quê hương sớm trở lại yên bình.

Văn Dung Sơn
TIN LIÊN QUAN

“Tôi là bác sĩ trực mùng 1 Tết”

HOÀI ANH - TẠ QUANG |

Tôi là Nguyễn Đình Liên – Bác sĩ phụ trách Khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viên E; Giảng viên trường Đại học Y Hà Nội. Năm nay, tôi trực Mùng 1 Tết.

Đêm Giao thừa đặc biệt: "Có những bác sĩ 3- 6 tháng chưa về nhà lần nào"

Thùy Linh |

Đêm Giao thừa Tết Tân Sửu (12.2.2021), GS.TS Nguyễn Thanh Long- Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW đón Giao thừa “trực tuyến” cùng tất cả các y bác sĩ đang làm công tác điều trị tại 18 cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 trên cả nước.

Y bác sĩ Đà Nẵng ở khu cách ly, “nhường Tết” cho đồng nghiệp

THUỲ TRANG |

Mặc dù không phải là địa phương bùng phát dịch trong đợt này, nhưng tại Đà Nẵng có khoảng 20 nhân viên y tế đang phải gác Tết để điều trị cho những bệnh nhân COVID-19 (ca nhập cảnh). Với họ, dù quà bánh đủ đầy nhưng nồi thịt kho tàu của mẹ hay chậu hoa bên thềm nhà vẫn khiến bất kì đứa con xa nhà nào cũng nhớ da diết. Thế nhưng, khi được hỏi có muốn thay kíp trực không thì ai cũng gạt đi vì “không muốn có thêm đồng nghiệp bị mất Tết”.

Hàng quán TPHCM mở cửa mùng 3 Tết, chưa ghi nhận tình trạng "chặt chém"

Huân Cao |

Mùng 3 Tết (ngày 24.1), nhiều hàng quán ở TPHCM đã mở cửa hoạt động phục vụ khách. Theo ghi nhận của PV, nhiều quán đều phụ thu thêm 10% để bù đắp chi phí tăng cao và trả lương thêm cho nhân viên phục vụ ngày Tết.

Dự báo diễn biến không khí lạnh trong những ngày Tết Nguyên đán tiếp theo

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, trong những ngày nghỉ tiếp theo của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, không khí lạnh duy trì cường độ ổn định tác động đến thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ.

Về nơi kiêng tiêu tiền trong ngày Tết ở Sơn La

Chuyên Công |

Tết người Mông ở một số địa phương vùng cao Tây Bắc có những tập tục, tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến tập tục kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau và cơm chan canh, cho dụng cụ lao động nghỉ ngơi...

Chia sẻ cuối của bà Jacinda Ardern trên cương vị Thủ tướng New Zealand

Thanh Hà |

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 24.1 bày tỏ biết ơn thời gian tại vị đồng thời nhấn mạnh những vụ quấy rối trực tuyến liên tục không phải là lý do khiến bà từ chức.

Những mẻ cá đầu năm mới của người dân miền biển Thái Bình

Lương Hà |

Với ngư dân miền biển Thái Bình, chuyến ra khơi đầu năm ngoài hy vọng những mẻ lưới thắng lợi, đầy ắp cá tôm, còn mang ý nghĩa cầu mong cho một năm thuận buồm xuôi gió.

“Tôi là bác sĩ trực mùng 1 Tết”

HOÀI ANH - TẠ QUANG |

Tôi là Nguyễn Đình Liên – Bác sĩ phụ trách Khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viên E; Giảng viên trường Đại học Y Hà Nội. Năm nay, tôi trực Mùng 1 Tết.

Đêm Giao thừa đặc biệt: "Có những bác sĩ 3- 6 tháng chưa về nhà lần nào"

Thùy Linh |

Đêm Giao thừa Tết Tân Sửu (12.2.2021), GS.TS Nguyễn Thanh Long- Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW đón Giao thừa “trực tuyến” cùng tất cả các y bác sĩ đang làm công tác điều trị tại 18 cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 trên cả nước.

Y bác sĩ Đà Nẵng ở khu cách ly, “nhường Tết” cho đồng nghiệp

THUỲ TRANG |

Mặc dù không phải là địa phương bùng phát dịch trong đợt này, nhưng tại Đà Nẵng có khoảng 20 nhân viên y tế đang phải gác Tết để điều trị cho những bệnh nhân COVID-19 (ca nhập cảnh). Với họ, dù quà bánh đủ đầy nhưng nồi thịt kho tàu của mẹ hay chậu hoa bên thềm nhà vẫn khiến bất kì đứa con xa nhà nào cũng nhớ da diết. Thế nhưng, khi được hỏi có muốn thay kíp trực không thì ai cũng gạt đi vì “không muốn có thêm đồng nghiệp bị mất Tết”.