8 triệu liều vaccine COVID-19 dự kiến sẽ về Việt Nam trong tháng 7

Thùy Linh |

Với nguồn cung vaccine về Việt Nam nhiều hơn trong thời gian tới, Bộ Y tế cho biết số điểm tiêm được triển khai trên toàn quốc khoảng 19.000 điểm, sẽ huy động toàn bộ ngành y tế (kể cả y tế các bộ ngành và y tế tư nhân) để đảm bảo tốc độ tiêm những tháng cuối năm.

Quý 4.2021 sẽ là cao điểm vaccine về Việt Nam

Sáng 2.7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long - Trưởng Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021-2022.

Cùng dự họp có các Thứ trưởng Bộ Y tế: Trương Quốc Cường, Đỗ Xuân Tuyên, Trần Văn Thuấn và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, đại diện của các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, cùng các thành viên Ban Chỉ đạo, các tiểu ban thành viên của Ban Chỉ đạo.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Bộ Y tế
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Bộ Y tế

Phát biểu tại cuộc họp, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ: Bộ Y tế đã và đang nỗ lực để làm sao có vaccine về Việt Nam ngày một nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của nhân dân. Tuy nhiên do nguồn cung khan hiếm vào thời điểm này, nên cao điểm vaccine về Việt Nam là quý 4.2021. Dự kiến trong tháng 7.2021 sẽ có khoảng 8 triệu liều vaccine về Việt Nam.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, để triển khai chiến dịch hiệu quả và đảm bảo chất lượng vaccine, tất cả các quy trình phải phối hợp chặt chẽ từ vấn đề bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm, ứng dụng công nghệ thông tin và cả công tác truyền thông cho chiến dịch.

Cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021-2022 ngày 2.7.

Đặc biệt, vấn đề an toàn tiêm chủng phải được đặt lên hàng đầu, tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc “tiêm đến đâu, an toàn đến đó”.

“Chúng ta cắt ngắn thủ tục hành chính, nhưng không được cắt ngắn quy trình chuyên môn, phải khám sàng lọc chặt chẽ. Việc hoãn tiêm đối với những trường hợp chống chỉ định trong tiêm chủng phải làm chặt chẽ. Ngay từ bây giờ phải lập danh sách đối tượng tiêm, để tiến hành sàng lọc xem đối tượng nào sẽ tiêm tại bệnh viện, đối tượng nào tiêm ở cơ sở y tế hay điểm tiêm lưu động”- GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh và khẳng định về mặt chuyên môn trong chiến dịch tiêm chủng phải đảm bảo an toàn tối đa.

Một điểm nữa được Trưởng Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 nhấn mạnh là “tất cả các liều vaccine về đến Việt Nam phải được sử dụng hiệu quả, không được phép lãng phí một liều nào”.

Dự kiến 19.000 điểm tiêm trên toàn quốc

Chiến dịch tiêm chủng lần này có điểm khác là công tác điều hành mọi quy trình tiêm chủng được thực hiện trực tuyến (online), quản lý bằng công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp quản lý công khai, minh bạch mọi hoạt động tiêm chủng.

“Một điểm tiêm có bao nhiêu liều vaccine được phân bổ về, bao nhiêu người tiêm, còn lại bao nhiêu liều phải quản lý chặt chẽ. Cùng đó việc theo dõi chặt về nhiệt độ bảo quản vaccine nhằm đảm bảo chất lượng với vaccine được quan tâm sâu sát chặt chẽ. Đây chính là lý do ban Chỉ đạo lập tiểu ban quản lý chất lượng vaccine”.

Việc phân bổ vaccine sẽ tiếp tục được công khai minh bạch, phân bổ cho các điểm tiêm bao nhiêu, tiêm bao nhiêu liều, còn lại bao nhiêu để người dân giám sát chặt chẽ… Dự kiến có khoảng 19.000 điểm tiêm và số lượng có thể thay đổi để phù hợp với thực tiễn.

Tại cuộc họp, TS Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết để phục vụ chiến dịch tiêm chủng, Ban Chỉ đạo đã quyết định trưng dụng 8 kho lạnh thuộc Quân khu Thủ đô và 7 Quân khu vùng để thực hiện chức năng bảo quản vaccine. Các kho này đều đảm bảo yêu cầu về chuyên môn.

Cục trưởng Đặng Quang Tấn cũng lưu ý vấn đề chuẩn bị vật tư, dây chuyền lạnh và nhân lực cho tiêm chủng là rất cần thiết, do đó các địa phương cần có kế hoạch cụ thể về các nội dung này.

Đối với các cơ sở tiêm chủng cần phải tuân thủ giãn cách, có thể tiêm theo khung giờ để đảm bảo an toàn phòng chống dịch và thực hiện hiệu quả quản lý tiêm chủng bằng công nghệ.

Về vấn đề đảm bảo an toàn tiêm chủng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị các địa phương ngay từ bây giờ phải kiện toàn các đội cấp cứu cơ động để sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm khi cần. Cơ sở điều trị tổ chức tiêm cho đối tượng cần theo dõi đặc biệt như có bệnh nền…

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Có nên dùng thuốc giảm đau trước khi tiêm vaccine COVID-19?

Ngọc Vân |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo không nên uống thuốc giảm đau trước khi tiêm vaccine COVID-19 để ngăn ngừa các tác dụng phụ tiềm ẩn.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine của Cuba cho Việt Nam

Thanh Hà |

Lãnh đạo Việt Nam - Cuba nhất trí khẩn trương trao đổi thông tin chuyên môn cũng như phối hợp các bước đi cần thiết để đạt thỏa thuận cung ứng và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 của Cuba cho Việt Nam.

Đẩy nhanh tiến độ vaccine Nano Covax: Ngày 15.8 tiêm xong cho 13.000 người

Thùy Linh |

Thông tin từ Cục Khoa học công nghệ - Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết sáng nay (25.6), Bộ Y tế đã họp khẩn về tiến độ thử nghiệm vaccine Nano Covax, loại vaccine COVID-19 đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm lâm sàng.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có nên dùng thuốc giảm đau trước khi tiêm vaccine COVID-19?

Ngọc Vân |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo không nên uống thuốc giảm đau trước khi tiêm vaccine COVID-19 để ngăn ngừa các tác dụng phụ tiềm ẩn.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine của Cuba cho Việt Nam

Thanh Hà |

Lãnh đạo Việt Nam - Cuba nhất trí khẩn trương trao đổi thông tin chuyên môn cũng như phối hợp các bước đi cần thiết để đạt thỏa thuận cung ứng và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 của Cuba cho Việt Nam.

Đẩy nhanh tiến độ vaccine Nano Covax: Ngày 15.8 tiêm xong cho 13.000 người

Thùy Linh |

Thông tin từ Cục Khoa học công nghệ - Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết sáng nay (25.6), Bộ Y tế đã họp khẩn về tiến độ thử nghiệm vaccine Nano Covax, loại vaccine COVID-19 đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm lâm sàng.