70 - 90% bệnh nhân không qua khỏi nếu uống từ 50ml thuốc diệt cỏ trở lên

NGUYỄN LY |

TPHCM - Thuốc trừ cỏ (nhóm thuốc paraquat; piaquat và diquat), là nhóm chất đứng đầu danh sách các chất cực độc. Những người uống loại thuốc này, dù có được cấp cứu trong thời gian vàng nhưng nguy cơ tử vong vẫn rất cao để lại di chứng.

Các bác sĩ Khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Lê Văn Thịnh TPHCM những ngày cuối năm bận rộn hơn vì liên tục tiếp nhận những trường hợp có những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống nên quyết định kết thuộc cuộc đời mình bằng thuốc diệt cỏ paraquat.

Đơn cử như trường hợp nam bệnh nhân 32 tuổi, nhập cấp cứu Bệnh viện Lê Văn Thịnh trong tình trạng đau bụng dữ dội, nôn ói, khó thở, mệt nhiều… Qua khai thác, bệnh nhân cho biết vì thua lỗ trong làm ăn và nhận thấy không có tiền trả nợ nên quyết định tự tử bằng việc uống thuốc diệt cỏ paraquat và thuốc trừ sâu trong nhà nghỉ. Tuy nhiên sau khoảng 3 giờ uống chất độc, những cơn thiêu đốt trong cơ thể khiến bệnh nhân đau đớn và gọi người nhà đưa đi cấp cứu. 

Nhóm thuốc độc này thuộc nhóm chất tác dụng nhanh và không chọn lọc, ăn mòn phá hủy các tế bào: Phổi, thận, gan, tim…

Chỉ cần uống nửa ngụm dung dịch 20% là có thể tử vong. Chất độc được hấp thu nhanh, đặc biệt có ái lực rất cao với phổi, gây tổn thương phổi (tổn thương sau đó xơ phổi tiến triển) và các cơ quan khác (thường là niêm mạc tiêu hoá, gan, thận).

Một số trường hợp, khi nhập viện các chất độc này sẽ gắn kết với 98% các protein trong cơ thể nhanh chóng và bệnh nhân có thể tử vong sau đó. Để điều trị tích cực, các bác sĩ sẽ sử dụng các màng lọc liên tục từ 6-8 tiếng, kháng sinh, corticoid, thuốc lipit (mục đích co cụm chất độc và rút chất độc ra bên ngoài). Có những bệnh nhân lọc tích cực khoảng 24 tiếng thì chất độc bắt đầu tấn công vào tim, phổi.

Dù được điều trị tích cực, lọc máu, 70 - 90% bệnh nhân sẽ không thể qua khỏi nếu uống từ 50ml thuốc diệt cỏ trở lên. Hóa chất cực độc gây suy gan, xơ phổi sẽ không thể cứu chữa được người bệnh.

Theo bác sĩ Từ Kim Thanh - Trưởng khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, đối với trường hợp nam bệnh nhân trên, cần phải xử lý để đẩy chất độc ra càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, cơ hội sống của bệnh nhân thấp, khoảng 20-30%.

 
Bệnh nhân đang được bác sĩ tích cực điều trị. Ảnh: NGUYỄN LY

“Chúng tôi cũng đã gặp nhiều ca, bệnh nhân uống khoảng 8-10 tiếng mới vào bệnh viện, những ca này sẽ tử vong trong vòng 24 tiếng đầu. Một số bệnh nhân 5-7 ngày sau suy hô hấp tử vong. Điều đáng sợ là nhóm thuốc độc này bệnh nhân không được thở oxy, nhằm hạn chế tốc độ chất độc lan nhanh hơn mức bình thường...”.

Hiện nay, chi phí bảo hiểm y tế sẽ không chi trả cho những trường hợp này. Trung bình một ca bệnh điều trị tích cực sẽ mất hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, nếu may mắn sống sót thì sức khoẻ bệnh nhân cũng suy yếu về sau. 

NGUYỄN LY
TIN LIÊN QUAN

Cứu sống bệnh nhân bị dao đâm giữa bụng

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Một bệnh nhân được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng còn nguyên cây dao dài hơn 20cm cắm giữa bụng.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong trường học: Cần có cán bộ y tế chuyên trách

HUYÊN LY |

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM - nhấn mạnh, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) rất cần có cán bộ y tế chuyên trách kiểm soát từng bếp ăn. Các nhà trường khó có thể đảm bảo được công việc này. Cùng với đó, cần một quy trình xử lý thật chặt chẽ khi có sự cố.

Dùng trực thăng cấp cứu đưa ngư dân bị đột quỵ não trên biển về đất liền

NGUYỄN LY |

Đảo Trường Sa - Một ngư dân đang khai thác hải sản bất ngờ bị đau đầu, méo mặt, yếu … nên được đưa vào Bệnh xá đảo Sinh Tồn, Trường Sa để cấp cứu với chẩn đoán đột quỵ não. Sau đó, được trực thăng đưa về đất liền điều trị khẩn cấp.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cứu sống bệnh nhân bị dao đâm giữa bụng

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Một bệnh nhân được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng còn nguyên cây dao dài hơn 20cm cắm giữa bụng.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong trường học: Cần có cán bộ y tế chuyên trách

HUYÊN LY |

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM - nhấn mạnh, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) rất cần có cán bộ y tế chuyên trách kiểm soát từng bếp ăn. Các nhà trường khó có thể đảm bảo được công việc này. Cùng với đó, cần một quy trình xử lý thật chặt chẽ khi có sự cố.

Dùng trực thăng cấp cứu đưa ngư dân bị đột quỵ não trên biển về đất liền

NGUYỄN LY |

Đảo Trường Sa - Một ngư dân đang khai thác hải sản bất ngờ bị đau đầu, méo mặt, yếu … nên được đưa vào Bệnh xá đảo Sinh Tồn, Trường Sa để cấp cứu với chẩn đoán đột quỵ não. Sau đó, được trực thăng đưa về đất liền điều trị khẩn cấp.