20.000 người sẽ được khám sức khỏe, hỗ trợ điều trị hậu COVID-19

Phạm Đông |

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam sẽ tổ chức các chương trình khám sức khỏe tổng quát, sàng lọc triệu chứng và tư vấn, hỗ trợ điều trị hậu COVID-19 cho 20.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn từ tháng 4 đến tháng 11.2022.

Chiều 21.3, tại Trụ sở Trung ương Đoàn (Hà Nội), Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và các đơn vị phối hợp ký kết chương trình "Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19" năm 2022.

Theo Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, hiện nay, nhiều bệnh nhân sau khi mắc COVID-19 đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có 33-76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi mắc bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.

Trước tình hình dịch đang có xu hướng giảm dần và các vấn đề về chăm sóc sức khỏe hậu COVID đang dần trở thành vấn đề nổi trội, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 113-KH/TWH của Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam về triển khai Chương trình Chăm sóc sức khỏe hậu COVID năm 2022.

Bên cạnh đó, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam sẽ phối hợp triển khai Chương trình khám, sàng lọc và chữa bệnh cho 5 triệu người dân "Vì một Việt Nam khỏe mạnh" năm 2022 với các hoạt động khám bệnh, sàng lọc và tư vấn sức khỏe hậu COVID.

Ngoài ra, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam sẽ tổ chức các chương trình khám sức khỏe tổng quát, sàng lọc triệu chứng và tư vấn, hỗ trợ điều trị hậu COVID cho 20.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn từ tháng 4 đến tháng 11.2022.

Dự kiến chương trình sẽ diễn ra tại 15 tỉnh với tổng kinh phí hơn 10 tỉ đồng. Chương trình sẽ sử dụng các hệ thống khám bệnh lưu động do Hội phát triển, hỗ trợ các tỉnh trong đợt bùng dịch thứ 4.

Theo thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Hữu Tú, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ y tế tuyến đầu trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch, các hoạt động của Hội trong thời gian tới sẽ tập trung nhiều hơn vào công tác chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19, đặc biệt liên quan tới khối đối tượng nguy cơ cao, có bệnh lý nền.

Hội sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo với các chuyên đề hậu COVID và bệnh ung thư, đái tháo đường, tim mạch và sức khỏe tâm thần; đồng thời sẽ sớm ra mắt Sổ tay chăm sóc sức khỏe hậu COVID cũng như tổ chức nhiều chương trình khám bệnh miễn phí, chăm sóc sức khỏe hậu COVID cho nhân dân trong năm 2022.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

"Thần tốc" hoàn thành tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, nghiên cứu tiêm mũi 4

Thùy Linh |

Đến chiều 21.3, cả nước đã tiêm hơn 201,8 triệu liều vaccine phòng COVID-19; có 47 tỉnh, thành đạt tỉ lệ bao phủ mũi 2 trên 95%. Bộ Y tế đề nghị các địa phương nhanh chóng hoàn thành tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi, nghiên cứu tiêm mũi 4 và tiêm cho trẻ 3-5 tuổi.

Bác sĩ cảnh báo tình trạng loạn giá khám hậu COVID-19

Thiều Trang |

Hiện nay, các phòng khám, bệnh viện tư nhân đang tung ra hàng loạt gói khám hậu COVID-19 từ cơ bản, nâng cao, chuyên sâu đến gói VIP với nhiều dịch vụ đi kèm. Đáng chú ý, giá cả chênh lệch từ vài trăm đến hàng triệu đồng/gói. Trước tình trạng này, các bác sĩ đã đưa ra cảnh báo và nêu rõ những trường hợp nên đi khám hậu COVID-19.

Khi COVID-19 chuyển thành bệnh "nguy hiểm", cách phòng chống dịch thế nào?

Phạm Đông |

Nghị quyết 38 về chương trình phòng, chống dịch COVID-19 đề ra việc nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Như vậy, khi chuyển COVID-19 từ nhóm bệnh "đặc biệt nguy hiểm" sang nhóm bệnh "nguy hiểm", công tác phòng, chống dịch sẽ có sự thay đổi thế nào?

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

"Thần tốc" hoàn thành tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, nghiên cứu tiêm mũi 4

Thùy Linh |

Đến chiều 21.3, cả nước đã tiêm hơn 201,8 triệu liều vaccine phòng COVID-19; có 47 tỉnh, thành đạt tỉ lệ bao phủ mũi 2 trên 95%. Bộ Y tế đề nghị các địa phương nhanh chóng hoàn thành tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi, nghiên cứu tiêm mũi 4 và tiêm cho trẻ 3-5 tuổi.

Bác sĩ cảnh báo tình trạng loạn giá khám hậu COVID-19

Thiều Trang |

Hiện nay, các phòng khám, bệnh viện tư nhân đang tung ra hàng loạt gói khám hậu COVID-19 từ cơ bản, nâng cao, chuyên sâu đến gói VIP với nhiều dịch vụ đi kèm. Đáng chú ý, giá cả chênh lệch từ vài trăm đến hàng triệu đồng/gói. Trước tình trạng này, các bác sĩ đã đưa ra cảnh báo và nêu rõ những trường hợp nên đi khám hậu COVID-19.

Khi COVID-19 chuyển thành bệnh "nguy hiểm", cách phòng chống dịch thế nào?

Phạm Đông |

Nghị quyết 38 về chương trình phòng, chống dịch COVID-19 đề ra việc nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Như vậy, khi chuyển COVID-19 từ nhóm bệnh "đặc biệt nguy hiểm" sang nhóm bệnh "nguy hiểm", công tác phòng, chống dịch sẽ có sự thay đổi thế nào?