Ưu tiên IELTS trong xét tuyển - tư duy sính ngoại?

TS Cù Văn Trung - Phó Hiệu trưởng Trường Trung Cấp Đông Á |

Với mục đích đa dạng hơn phương thức xét tuyển vào Đại học và lựa chọn đối tượng theo “ý đồ” của các trường, phương thức xét tuyển ưu tiên ngoại ngữ bằng chứng chỉ IELTS đang được nhiều trường lựa chọn.

Phương thức này dấy lên mối quan tâm và nhiều ý kiến trái chiều trong thời gian qua, chủ yếu cho rằng đổi mới phương pháp, cách thức tuyển sinh là phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, tính dàn đều và hướng tiếp cận để thi IELTS ở nông thôn thành thị, cũng như sự đồng thuận của người dân là cần chú ý và với phương thức nào thì cũng cần được phổ thông hoá. Dẫu biết rằng chứng chỉ IELTS là một "thẻ bài" qua cửa trong cùng các môn học hay vài tiêu chí khác đi kèm để vào đại học, nhưng điều đó ít nhiều gây lo ngại có xu hướng học sinh tập trung học lệch, đầu tư chủ yếu vào loại hình chứng chỉ này.

Nhằm tạo ra sự thống nhất, dễ tiếp cận và đồng tình trong cộng đồng cũng như đảm bảo tính liên thông, liên tục của chương trình giáo dục Việt Nam, tác giả cho rằng, đã đến lúc Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cần truyền thông, phổ biến một cách rộng rãi về tính ưu việt của khung Vstep (Khung NLNN 6 bậc) để xã hội và các trường đại học áp dụng vào công tác xét tuyển trong thời gian tới. Tư duy sính ngoại (ưu tiên IELTS) của số đông nếu chưa hiểu rõ "bảo bối" đang có “trong nhà” sẽ là một sự thiếu sót và lãng phí lớn. Có thể khẳng định rằng Việt Nam đã có một công cụ đánh giá năng lực ngoại ngữ không thua kém gì bên ngoài.

Khung ngoại ngữ Vstep là thành quả của quá trình “thai nghén” từ những năm 2007- đến nay và còn tiếp tục lâu dài nữa. Trước đây, chúng ta tham khảo Khung tham chiếu Châu Âu (2008) và sau đó Đại học Ngoại ngữ (2014) - Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì xây dựng, ban hành khung đánh giá ngoại ngữ này rất tiến bộ, tiệm cận được với thế giới.

Với hệ thống các quy định, quy tắc, nhân lực và máy móc, phòng ốc hiện đại, đồng bộ đã khiến các kì thi này là "nỗi sợ khó nhằn" của giáo viên dạy ngoại ngữ vì chính họ cũng phải cần có chứng chỉ B2 hoặc C1 theo chuẩn (dạy tiếng Anh cấp 2 cần B2; dạy tiếng Anh cấp 3 cần C1); và là sự "e ngại lắc đầu" của rất nhiều thạc sĩ, nghiên cứu sinh vì phải có chứng chỉ mới được bảo vệ luận văn, luận án. (Một số người đã quay sang học văn bằng để giảm bớt sự “nhọc nhằn” này dù biết rằng phải mất thêm nhiều thời gian).

Với bàn tay nắm giữ “chìa khoá, tay hòm” (hệ thống đề thi, giám sát coi thi, camera theo dõi, máy quét từ, phê duyệt lịch thi, sát sao khâu chấm...) mà Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã thực hiện hơn 5 năm qua và chưa xảy ra điều tiếng gì thì đó cũng là một thành quả lớn. Khâu thi cử với sự giám sát của hệ thống camera, cán bộ được Cục điều chỉ đạo suốt quá trình thi và hậu thi cử. Nhiều học viên đánh giá kì thi này còn khó hơn kỳ thi đại học trước đây.

Điều đặc biệt là hiện nay hơn 15 đơn vị được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép cấp loại hình chứng chỉ này trên cả nước, được phân bố rất đồng đều ở các tỉnh từ Bắc Trung Nam. Do đó, các em học sinh THPT trên toàn quốc có thể dễ dàng tiếp cận để thi, kinh phí tham gia sát hạch không lớn, đội giáo viên giảng dạy cơ bản đã qua “va chạm” nhiều năm qua...

Do đó, về mọi mặt có thể khẳng định chúng ta đã có những thứ ngay ở chính trong nhà mình. Nếu so sánh tổng thể về với kinh phí, thời gian luyện thi, tham gia sát hạch giữa hai khung Vstep và IELTS thì chúng ta tiết kiệm rất nhiều được công sức, tiền bạc và thời giờ của nhân dân.

Ngoài ra, trong nhiều năm trở lại đây, chứng chỉ Vstep được áp dụng trong tuyển dụng, chuẩn hóa hay quy định đầu ra một cách rộng rãi từ hệ thống các cơ quan công quyền cho đội ngũ cán bộ công chức đến các đơn vị hành chính sự nghiệp (Bệnh viện đến các Viện nghiên cứu, các trường Đại học)… cho viên chức, người lao động, sinh viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh… Vì vậy, không có một lý do gì để việc xét tuyển THPT lại nằm ngoài quá trình đồng bộ, phổ thông đó. Chứng chỉ IELTS chỉ nên coi là một lựa chọn chứ không phải là ưu tiên chủ đạo lấn át ngay trên sân nhà.

TS Cù Văn Trung - Phó Hiệu trưởng Trường Trung Cấp Đông Á
TIN LIÊN QUAN

"Chuộng" tuyển sinh bằng chứng chỉ IELTS, thí sinh lo không công bằng

Tường vân |

Mùa tuyển sinh năm 2022, các trường đại học có xu hướng tuyển sinh bằng các chứng chỉ ngoại ngữ, trong đó có IELTS. Đây được xem là cơ hội để thí sinh có thêm lựa chọn tuyển sinh nhưng đồng thời gây lo ngại về sự bất bình đẳng giữa thí sinh thành thị và nông thôn.

Phụ huynh mạnh tay chi hàng chục triệu cho con luyện thi IELTS

Tường Vân |

Mùa tuyển sinh năm nay, không ít trường đại học sử dụng kết quả thi IELTS như 1 phương án xét tuyển. Giữa “ma trận” phương thức xét tuyển đại học, tấm bằng IELTS được xem là “tấm vé thông hành” khiến không ít thí sinh đổ xô đi học, không tiếc đầu tư hàng chục triệu đồng để ôn thi.

Học sinh đổ xô đi luyện chứng chỉ IELTS, bỏ lơ môn Toán, Văn

Tường Vân |

Hiện nay, nhiều trường đại học top đầu ở Việt Nam đã áp dụng xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS khiến nhiều học sinh chạy đua học và thi nhằm có trong tay chứng chỉ ngoại ngữ này.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

"Chuộng" tuyển sinh bằng chứng chỉ IELTS, thí sinh lo không công bằng

Tường vân |

Mùa tuyển sinh năm 2022, các trường đại học có xu hướng tuyển sinh bằng các chứng chỉ ngoại ngữ, trong đó có IELTS. Đây được xem là cơ hội để thí sinh có thêm lựa chọn tuyển sinh nhưng đồng thời gây lo ngại về sự bất bình đẳng giữa thí sinh thành thị và nông thôn.

Phụ huynh mạnh tay chi hàng chục triệu cho con luyện thi IELTS

Tường Vân |

Mùa tuyển sinh năm nay, không ít trường đại học sử dụng kết quả thi IELTS như 1 phương án xét tuyển. Giữa “ma trận” phương thức xét tuyển đại học, tấm bằng IELTS được xem là “tấm vé thông hành” khiến không ít thí sinh đổ xô đi học, không tiếc đầu tư hàng chục triệu đồng để ôn thi.

Học sinh đổ xô đi luyện chứng chỉ IELTS, bỏ lơ môn Toán, Văn

Tường Vân |

Hiện nay, nhiều trường đại học top đầu ở Việt Nam đã áp dụng xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS khiến nhiều học sinh chạy đua học và thi nhằm có trong tay chứng chỉ ngoại ngữ này.