Thay vì bằng tiền, sao không lì xì bằng sách?

Quế Chi |

Nói đến lì xì, nhiều người nghĩ ngay đến những khoản tiền được để trong những phong bao đỏ. Nhưng lì xì có thể là những vật khác, như: Sách, truyện hoặc những vật dụng có ý nghĩa khác.

Lì xì bằng tiền có ưu điểm là tiện lợi, dễ dàng, nhưng dễ bị biến tướng thành việc cả người lì xì và người nhận lì xì có thể sẽ quá chú trọng vào mệnh giá tiền mà quên đi ý nghĩa tốt đẹp của phong tục này. Nhiều người vì suy nghĩ phải mừng tiền mệnh giá cao cho đỡ ngại, nên khoản tiền này, tưởng nhỏ, nhưng lại trở thành gánh nặng tài chính rất lớn. Có trường hợp trẻ con bóc ngay phong bao lì xì và thất vọng khi thấy số tiền lì xì có mệnh giá nhỏ.

Vậy sao không nghĩ đến những cách lì xì khác, như lì xì bằng sách hoặc các đồ vật có ý nghĩa khác? Đối với hình thức lì xì này, người đi lì xì sẽ phải mất nhiều thời gian, công sức, thậm chí cả tiền bạc hơn. Bù lại, lì xì bằng sách sẽ góp phần truyền cảm hứng cho trẻ về ý thức đọc sách, tình yêu với sách - một thế giới diệu kỳ đối với bất kỳ một trẻ em nào - thay vì phải so sánh mệnh giá tiền, rồi đánh giá người này mừng tuổi nhiều hơn người kia…

Tuy nhiên, lì xì bằng sách có nhiều điều “bất cập”. Nếu lì xì bằng tiền, chỉ cần mang theo bên mình một chiếc túi nhỏ; còn lì xì bằng sách thì độ “cồng kềnh” sẽ tỉ lệ thuận với số sách cũng như số người dự định sẽ được lì xì. Hơn nữa, để chọn loại sách phù hợp với từng lứa tuổi, thậm chí từng trẻ là điều rất khó.

Ngoài ra, nếu giá sách quá cao, thì việc lì xì bằng hình thức này rất khó thực hiện, nhất là với những người điều kiện kinh tế eo hẹp.

Chị Đoàn Thị Liên (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, từ trước đến nay, chị vẫn lì xì cho trẻ em bằng tiền, chưa bao giờ mừng tuổi bằng sách hay các vật dụng khác.

“Mỗi dịp cuối năm, tôi thường chuẩn bị nhiều tiền mới với các loại mệnh giá 20.000 đồng, 50.000 đồng và 100.000 đồng để mừng tuổi, nhiều ít tuỳ từng trường hợp. Chỉ cần nhờ người bạn làm ngân hàng là tôi có thể đổi được đủ tiền mới để mừng tuổi. Còn nếu lì xì bằng sách, tôi sẽ phải mất công sức nhiều hơn, phải đi ra hiệu sách để chọn mua sách; rồi vận chuyển sách khi đi chúc Tết” - chị Liên cho hay.

Dù khá thích ý tưởng lì xì bằng sách, nhưng chị Liên cho rằng, hình thức này mất thời gian và công sức, mà thời điểm cuối năm, chị rất bận rộn, không thể sắp xếp thời gian.

“Có thể tôi sẽ mua một vài quyển sách để lì xì một vài cháu là con cháu gần gũi trong nhà; còn những cháu khác, tôi vẫn sẽ mừng tuổi bằng tiền vì cách này thuận lợi hơn” - chị Liên cho hay.

Chị Liên hy vọng việc được nhận lì xì bằng sách sẽ giúp trẻ em tìm được niềm vui trong những trang sách và sẽ gắn bó lâu dài với món quà này, trở thành một món quà có ý nghĩa lâu dài với trẻ. 

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Ngượng mặt vì bị chê lì xì quá “bèo”

PHƯƠNG TRANG |

Vừa đi làm được vài tháng thì Tết ập đến, sinh viên mới ra trường bối rối khi bị chê lì xì quá ít.

Cafe chiều thứ 7: Lì xì có phải là món nợ?

NHÓM PV |

Lì xì đầu năm là nét đẹp văn hoá mỗi dịp Tết đến. Tiền lì xì thường được bỏ vào phong bao đỏ với ý nghĩa mang lại may mắn, bình an cho người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khác với ý nghĩa tốt đẹp đó gần đây chia sẻ của một vị đạo diễn cho rằng khi chúng ta hỏi 10 người Việt thì phải có 9 người sợ việc lì xì vào ngày tết và xem đây là một "món nợ" đã nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận, đặc biệt là người trẻ.

Cha mẹ nên ứng xử như nào với tiền lì xì Tết của trẻ?

Bạn đọc Nguyễn Thị Hải |

Câu chuyện lì xì Tết đối với trẻ em đang được nhiều bạn đọc Báo Lao Động quan tâm, bình luận. Theo bạn đọc Nguyễn Thị Hải, cha mẹ cần có ứng xử phù hợp với khoản tiền này của trẻ, không để trẻ sử dụng phí phạm, qua đó giáo dục trẻ biết trân trọng đồng tiền...

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Ngượng mặt vì bị chê lì xì quá “bèo”

PHƯƠNG TRANG |

Vừa đi làm được vài tháng thì Tết ập đến, sinh viên mới ra trường bối rối khi bị chê lì xì quá ít.

Cafe chiều thứ 7: Lì xì có phải là món nợ?

NHÓM PV |

Lì xì đầu năm là nét đẹp văn hoá mỗi dịp Tết đến. Tiền lì xì thường được bỏ vào phong bao đỏ với ý nghĩa mang lại may mắn, bình an cho người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khác với ý nghĩa tốt đẹp đó gần đây chia sẻ của một vị đạo diễn cho rằng khi chúng ta hỏi 10 người Việt thì phải có 9 người sợ việc lì xì vào ngày tết và xem đây là một "món nợ" đã nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận, đặc biệt là người trẻ.

Cha mẹ nên ứng xử như nào với tiền lì xì Tết của trẻ?

Bạn đọc Nguyễn Thị Hải |

Câu chuyện lì xì Tết đối với trẻ em đang được nhiều bạn đọc Báo Lao Động quan tâm, bình luận. Theo bạn đọc Nguyễn Thị Hải, cha mẹ cần có ứng xử phù hợp với khoản tiền này của trẻ, không để trẻ sử dụng phí phạm, qua đó giáo dục trẻ biết trân trọng đồng tiền...