Phòng dịch COVID-19: Chớ nên lạm dụng test, thuốc!

Nguyên Đức |

Thông tin các trường hợp F0, F1 không phải "cách ly cứng" nữa đang tạo dư luận tích cực với cộng đồng. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, công tác phòng chống dịch bệnh sẽ có nguy cơ chuyển biến theo hướng người dân lạm dụng test và thuốc.

Ai cũng là bác sĩ

Phản ánh này đã được rất nhiều bác sĩ chuyên khoa tại các tỉnh thành “tâm dịch” đề cập từ lâu, khi dấu hiệu COVID-19 lây lan trong cộng đồng ngày càng nhiều. Đa số người dân, với tâm lý hoang mang lo lắng, đã “nhanh nhạy” tìm chỗ dựa tinh thần qua các biện pháp mua thuốc “chữa COVID” và sử dụng các loại test kit ở nhà, không qua tư vấn chuyên môn nữa.

Điều này xuất phát từ giai đoạn trước, khi công tác xét nghiệm do chính quyền triển khai, có nhiều ý kiến đề nghị nên để người dân tự xét nghiệm ở nhà để bớt áp lực cho tuyến đầu và hệ thống y tế cơ sở. Từ đó, các loại test tự xét nghiệm COVID-19 được lưu hành rộng rãi ở các quầy, hiệu thuốc.

Nhưng mặt trái nảy sinh, khi người dân tự xét nghiệm, sẽ bỏ qua các tư vấn chuyên môn, vừa tốn kém tài chính vừa tăng nguy cơ khi tự chăm sóc ở nhà với “kiến thức trên mạng”. Nhiều người theo đó không báo cáo lây nhiễm với chính quyền, dẫn đến việc kiểm soát dịch bệnh tại địa phương bị lơi lỏng, một số trường hợp tự chăm sóc bị trở nặng đã gây áp lực rất lớn cho y tế.

Những ghi nhận từ mạng xã hội trong những ngày gần đây cho thấy, có rất nhiều trường hợp người dân, đặc biệt là các bà mẹ trẻ, liên tục lên mạng thông tin, mô tả những cách thức, kinh nghiệm “tự chữa bệnh” cho mình và người thân.

Hình ảnh, dữ liệu được đưa ra, thực tế lại có hai nhóm, hoặc sao chép trên Internet, qua các diễn đàn hội nhóm không có kiểm chứng, gồm cả những hội nhóm tự phát, tự “dán mác” chuyên môn để… bán hàng trực tuyến. Hoặc hình ảnh thực tế của người đưa thông tin, nhưng lại rất chủ quan, không liên quan đến tư vấn chuyên môn, thậm chí rất cảm tính.

Lạm test thuốc, nguy cơ không nhỏ!

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có hai nguy cơ đang tồn tại với cộng đồng xã hội, là hiện tượng lậm test và lạm thuốc chữa trị COVID-19.

Ngành y tế đã khuyến cáo, cho đến nay, các loại thuốc kháng virus được đề cập ở các phác đồ điều trị chuyên môn, đều phải gắn liền với tư vấn y tế và đều chỉ ở dạng thử nghiệm. Trong đó, điển hình loại Favipiravir hàm lượng 200/400mg chỉ được sử dụng với liều lượng do bác sĩ chỉ định, thuốc Molnupiravir đang được dùng thí điểm ở các cơ sở điều trị được kiểm soát. Cho nên, người dân tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc này để uống, kể cả khi có dấu hiệu bị lây nhiễm, dương tính.

Đáng sợ là đa số người dân đang bỏ qua khuyến cáo này. Rất nhiều gia đình, đang tự ý mua về các loại thuốc chữa COVID-19 bán trên mạng, qua rỉ tai truyền miệng của người quen. Không nói đến giá thành các loại thuốc này đắt đỏ vô lý, bản chất các loại thuốc khi người dân tự ý sử dụng đã dễ gây nguy hại khi gắn với các nguy cơ độc tố đi kèm. Song nhiều người dân vẫn tin tưởng các thông tin truyền miệng để tự đi mua. Thậm chí khi các nhà thuốc chỉ chấp nhận bán thuốc theo đơn bác sĩ, thì nhiều người dân tự ý chuyển qua… mua ngoài cho tiện lợi!

Đồng thời, hiện tượng tự test nhanh kháng thể chống virus cũng đã lan tràn rất rộng trong cộng đồng. Không ít người dân, bởi tâm lý sốt ruột, lo sợ, trước bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào của cơ thể cũng mau chóng mua test kit về nhà, tự kiểm tra. Nhiều người không tuân thủ nhắc nhở của ngành chuyên môn, tự xét nghiệm đến 2 lần/ngày. Số lượng test kit tại các nhà thuốc, ở các đô thị lớn, đều được tiêu thụ nhanh chóng và khá lớn, cho thấy tâm lý “lậm test” đã thực sự trở thành làn sóng khó cản nổi hiện nay.

Rõ ràng theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, vấn đề tự ý sử dụng thuốc điều trị COVID-19 trong giai đoạn thử nghiệm, bỏ qua tư vấn y tế, và quá lạm dụng việc xét nghiệm tự làm ở các gia đình, đều ẩn chứa nguy cơ không an toàn. Quá trình tự phát hiện bệnh mà không khai báo, tự điều trị không có tư vấn chuyên môn, là điều không nên làm. Đó là chưa kể việc tự mua thuốc, tự mua test kit ở nhiều người dân đồng nghĩa với mua hàng hóa không được kiểm soát, mua hàng giả, hàng kém chất lượng…

Tất cả cảnh báo một nguy cơ lớn, báo động an toàn sức khỏe cộng đồng nếu không sớm có các can thiệp và chỉ đạo cần thiết từ các cơ quan, ban ngành quản lý chuyên môn.

Nguyên Đức
TIN LIÊN QUAN

Ngày 8.3 và tư tưởng "nam kinh nữ quyền"

Nguyên Đức |

Ngày 8.3 bàn về tư tưởng "nam kinh nữ quyền". Là bởi nếu thật sự quan niệm phụ nữ ở chế độ phong kiến là bị khinh bạc và hà khắc, rõ ràng sẽ không có những câu chuyện hoàng hậu Chung Vô Diệm hay Đắc Kỷ “hí lộng quân thần”.

Tuyển dụng công chức, viên chức bằng thi vấn đáp: Hệ lụy khôn lường

QUANG ĐẠI |

Thi tuyển công chức, viên chức bằng hình thức thi vấn đáp có ưu điểm là nhanh, gọn, tiết kiệm, nhưng tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực và nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Đà Nẵng: Doanh nghiệp du lịch nóng ruột chờ khách

Nguyên Đức |

Đà Nẵng - Các doanh nghiệp đang nóng ruột chờ khách bởi thời hạn mở cửa du lịch 15.3 đã cận kề. Song công tác chống dịch vẫn phải kiên định sự siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cao nhất.

“Liều tiêm” và tiếng Việt đa nghĩa, làm sao tránh?

Nguyên Đức |

Dư luận mấy hôm nay rộ lên những bình luận “trào phúng” về mẩu tin truyền hình có câu “Quyết định liều tiêm cho trẻ 5 – 11 tuổi”, với hàm nghĩa đối lập của hai chữ “liều” khác nhau.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Ngày 8.3 và tư tưởng "nam kinh nữ quyền"

Nguyên Đức |

Ngày 8.3 bàn về tư tưởng "nam kinh nữ quyền". Là bởi nếu thật sự quan niệm phụ nữ ở chế độ phong kiến là bị khinh bạc và hà khắc, rõ ràng sẽ không có những câu chuyện hoàng hậu Chung Vô Diệm hay Đắc Kỷ “hí lộng quân thần”.

Tuyển dụng công chức, viên chức bằng thi vấn đáp: Hệ lụy khôn lường

QUANG ĐẠI |

Thi tuyển công chức, viên chức bằng hình thức thi vấn đáp có ưu điểm là nhanh, gọn, tiết kiệm, nhưng tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực và nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Đà Nẵng: Doanh nghiệp du lịch nóng ruột chờ khách

Nguyên Đức |

Đà Nẵng - Các doanh nghiệp đang nóng ruột chờ khách bởi thời hạn mở cửa du lịch 15.3 đã cận kề. Song công tác chống dịch vẫn phải kiên định sự siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cao nhất.

“Liều tiêm” và tiếng Việt đa nghĩa, làm sao tránh?

Nguyên Đức |

Dư luận mấy hôm nay rộ lên những bình luận “trào phúng” về mẩu tin truyền hình có câu “Quyết định liều tiêm cho trẻ 5 – 11 tuổi”, với hàm nghĩa đối lập của hai chữ “liều” khác nhau.