Khen thưởng cần thực chất, tránh "lạm phát" giấy khen

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Có 36 năm là giáo viên giảng dạy, tôi xin chia sẻ cùng phụ huynh để thấu hiểu hơn vì sao cuối năm có hiện tượng lạm phát giấy khen, học sinh giỏi. Khen thưởng cần thực chất, xứng đáng nhằm động viên khuyến khích học sinh nỗ lực học tập tốt hơn đừng vì chạy theo thành tích…

Nhiều nguyên nhân khiến xảy ra việc "lạm phát" giấy khen

Học sinh giỏi nhiều xuất phát từ bệnh thành tích trong giáo dục, giáo viên chủ nhiệm muốn lớp có nhiều học sinh giỏi để được ban giám hiệu khen là dạy giỏi, tay nghề vững, tâm huyết, cũng là tiêu chí thi đua cuối năm. Giáo viên bộ môn cho điểm “nhẹ tay” để đạt chỉ tiêu về chất lượng bộ môn do mình giảng dạy. Hiệu trưởng thì luôn muốn trường có nhiều học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, tỉnh để cuối năm đưa vào tiêu chí xếp loại danh hiệu của trường.

Thầy cô giáo là người cầm cân nảy mực, nhưng đôi khi cũng vì thương học trò, dẫn đến việc coi kiểm tra, chấm điểm chưa thật nghiêm túc, chặt chẽ, nhất là đối với điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1). Nhiều thầy cô là "chủ nợ điểm” của học sinh, khi kiểm tra bài cũ trò không học bài, thay vì cho điểm kém thì cho các em nợ để hôm sau kiểm tra lại đạt 9-10. Việc làm này là có tình, nhưng về lý là không đúng.

Rồi cứ đến cuối năm, nhiều giáo viên chủ nhiệm đi xin điểm cho học sinh để đạt danh hiệu học sinh giỏi, với lý do em thiếu 0,1; 0,2... là đủ 8.0 được giỏi. Nhiều trường còn quy định nếu bài kiểm tra hơn 2/3 lớp dưới điểm trung bình thì báo nhà trường có thể cho kiểm tra lại để có điểm số đẹp hơn. Những việc làm này của thầy cô là một trong những nguyên nhân góp phần lạm phát học sinh giỏi.

Góp phần tăng số lượng ngày càng nhiều học sinh giỏi là quy chế đánh giá, xếp loại theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT58/2011, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

Cụ thể Điều 13 tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học quy định học sinh đạt loại giỏi nếu có đủ các tiêu chuẩn sau: a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5; c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt.

Do tính điểm trung bình các môn nên nhiều học sinh chỉ cần siêng học bài các môn Sử, Địa, Giáo dục công dân, Sinh, Công nghệ để bù cho những môn khó như Toán, Văn, Ngoại ngữ là đạt điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên để đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Về phía học sinh, tuy không phải tất cả song nhiều em bằng nhiều cách khác nhau đã thiếu trung thực trong kiểm tra để có được điểm số cao, đối phó với thầy cô, cha mẹ. Tôi đã phát hiện rất nhiều học sinh với đủ hình thức quay cóp bài trong giờ kiểm tra, nhiều em dùng điện thoại chụp tài liệu để sử dụng rất tinh vi. Nếu không phát hiện thì điểm 9, 10 là nắm chắc, nên phụ huynh đừng xem điểm số là thước đo năng lực của con em mình.

Cha mẹ nào không tự hào, hãnh diện khi con đạt được thành tích học giỏi, xuất sắc? Để đạt điều đó, nhiều người đua nhau cho con học thêm, luyện thi ở trường, trung tâm, tại gia. Dù học ở đâu, nhiều phụ huynh vẫn không quên đăng ký cho con theo học thầy cô dạy trên lớp chính khóa với hy vọng được thầy cô chú ý con mình nhằm có được sự chiếu cố, điểm số cao, học sinh giỏi.

Chấm dứt tình trạng giấy khen tràn lan

Từ năm học 2021-2022, áp dụng thực hiện Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đối với lớp 6 THCS trong việc nhận xét, đánh giá xếp loại, xét danh hiệu học sinh được dư luận xã hội quan tâm nhiều bởi những điểm mới tiến bộ, tích cực, nhân văn.

Việc đánh giá xếp loại học sinh về học tập và rèn luyện theo bốn mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt và chỉ còn khen thưởng danh hiệu học sinh xuất sắc, học sinh giỏi. Bỏ cách tính điểm trung bình các môn học; Không còn xếp loại hạnh kiểm: Tốt, khá, trung bình, yếu; Học lực: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém; bỏ khen thưởng danh hiệu học sinh tiến tiến nên đã chấm dứt tình trạng giấy khen tràn lan cần được áp dụng cho các lớp từ 7 đến 12 trong năm học 2022-2023.

Áp lực cho học sinh không phải chỉ là vấn đề xếp hạng theo điểm trung bình môn cuối học kỳ hay cuối năm mà xuất phát từ tâm lý thành tích của thầy cô, phụ huynh... để rồi tất cả phải chạy theo điểm số.

Dưới góc độ là giáo viên cũng là phụ huynh, tôi mong rằng chúng ta hãy trả lại sự công bằng trong dạy và học, đó là thầy cô thực hiện đúng phương châm: Dạy thật - học thật - thi thật - chất lượng thật để các em thật sự hạnh phúc khi đến trường.

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội tuyên dương, khen thưởng 700 học sinh giỏi tiêu biểu

Trang Thiều |

Ngày 24.5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu thủ đô năm học 2021- 2022. 700 học sinh giỏi tiêu biểu, đại diện cho hơn 2,2 triệu học sinh các cấp học đã vinh dự có mặt tại buổi lễ.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua các mô hình học tập

Tường Vân |

Ở Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực tại chỗ là cơ sở cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.

"Tăng học phí có đi đôi với chất lượng không?"

Tường Vân |

Ngay sau khi có thông tin học phí sẽ tăng từ năm học sau, bên cạnh ý kiến phản đối, nhiều phụ huynh đặt câu hỏi: "Tăng học phí có đi đôi với chất lượng không?".

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hà Nội tuyên dương, khen thưởng 700 học sinh giỏi tiêu biểu

Trang Thiều |

Ngày 24.5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu thủ đô năm học 2021- 2022. 700 học sinh giỏi tiêu biểu, đại diện cho hơn 2,2 triệu học sinh các cấp học đã vinh dự có mặt tại buổi lễ.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua các mô hình học tập

Tường Vân |

Ở Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực tại chỗ là cơ sở cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.

"Tăng học phí có đi đôi với chất lượng không?"

Tường Vân |

Ngay sau khi có thông tin học phí sẽ tăng từ năm học sau, bên cạnh ý kiến phản đối, nhiều phụ huynh đặt câu hỏi: "Tăng học phí có đi đôi với chất lượng không?".