Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cần thực chất hơn

ThS Phạm Văn Chung |

Những năm gần đây, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (DN) được quan tâm, chú trọng, nhất là từ khi có Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 55/2019/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa.

Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh phức tạp, kéo dài hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN đã giúp DN phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh bằng nhiều hình thức khác nhau.

Trong đó, nổi bật là các xây dựng, phát sóng các chương trình kinh doanh và pháp luật trên truyền hình; các clip bài giảng điện tử bồi dưỡng trực tuyến về pháp luật kinh doanh cho DN; nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của DN, thúc đẩy sự tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật kịp thời nhằm phục vụ DN phát triển, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật...

Tuy vậy, có thể nói hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Các DN, nhất là DN vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận hoạt động hỗ trợ pháp lý.

Một số hoạt động chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của DN, có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, chưa nắm sát đặc điểm tâm lý, đặc thù của DN, chưa chủ động ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như đội ngũ làm công tác pháp luật, hỗ trợ cho DN còn ít, năng lực hạn chế, nhất là về thương mại quốc tế.

Kinh phí dành cho hoạt động này còn hạn chế; nhận thức của một số ngành, địa phương về ý nghĩa của công tác hỗ trợ pháp lý DN chưa đầy đủ.

Cơ cấu, tổ chức, cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho DN trong các cơ quan Nhà nước chưa ổn định.

Chưa huy động được đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong một số hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN dẫn đến tính hiệu quả của một số hoạt động chưa cao, chưa thiết thực.

Vì vậy, để hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN đạt hiệu quả cao, đi vào thực chất, theo tôi cần thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, chủ động tiếp cận, tư vấn cho DN, nhất là phát hiện, tìm hiểu các vấn đề DN đang cần được hỗ trợ pháp lý, từ đó chủ động tiếp cận DN và đề nghị hỗ trợ. Ví dụ, chủ động tiếp cận những DN địa phương bị xử phạt vi phạm hành chính, bị trả hồ sơ khi thực hiện các thủ tục hành chính, thực hiện thủ tục khiếu nại;....

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng truyền thông mạng xã hội để mở rộng phạm vi tiếp cận DN trong công tác hỗ trợ pháp lý, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay.

Bởi việc thực hiện trực tiếp theo cách truyền thông sẽ gặp nhiều khó khăn, không hiệu quả và tốn kém cho DN và cả ngân sách.

Thứ ba, tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ pháp lý; giải quyết tranh chấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; nâng cao nhận thức của DN về vai trò của pháp chế DN, cách thức kiểm soát rủi ro pháp lý trong hoạt động của DN.

Theo đó, tư vấn về lựa chọn ngành nghề kinh doanh; một số vi phạm hành chính điển hình liên quan đến hoạt động của DN; việc huy động vốn; quản trị DN; giao kết hợp đồng; thực hiện và thanh lý hợp đồng; quyền sở hữu trí tuệ; thuế và các nghĩa vụ tài chính của DN...

Thứ tư, tiếp tục xây dựng và phát các chương trình hỗ trợ pháp lý, bài giảng điện tử có nội dung kết hợp giữa lý thuyết với kỹ năng nghiệp vụ áp dụng pháp luật thực tế, chính xác, dễ hiểu và gắn với thực tiễn hoạt động của cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho DN.

Theo hướng đang dạng cách thực truyền thông như phát trên truyền hình, phát thanh, kênh youtube, mạng xã hội, tờ rơi, tờ gấp, cuốn hỏi đáp pháp luật...

Thứ năm, cập nhật, cung cấp thông tin pháp lý, thông tin về những vấn đề thời sự liên quan đến hoạt động của DN; khó khăn, vướng mắc của DN cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho DN.

Từ đó, tổ chức các diễn đàn đối thoại tư vấn pháp luật trực tuyến về các chủ đề pháp lý chuyên sâu và thực tiễn các vụ việc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh nhằm hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời cho DN.

Ngoài ra, triển khai mạng lưới tư vấn viên pháp luật cho DN, cùng với đó huy động đội ngũ chuyên gia pháp lý, chuyên gia về kinh doanh, thương mại có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN để hoạt động này ngày càng hiệu quả, thiết thực hơn.

ThS Phạm Văn Chung
TIN LIÊN QUAN

Xử phạt gần 1 tỉ đồng doanh nghiệp liên tiếp xả thải ra môi trường

Phương Uyên |

Phú Yên - Một doanh nghiệp chế biến hạt điều tại Phú Yên vừa bị xử phạt nặng vì 10 hành vi phạm liên quan đến môi trường.

Doanh nghiệp "đầy ắp" đơn hàng xuất khẩu đầu năm 2022

Cường Ngô |

Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu đầu năm 2022 có nhiều chuyển biến tích cực khi dự báo số lượng đơn đặt hàng mới quý I.2022 so với quý IV.2021 tiếp tục tăng với 83,2% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên, chỉ có 16,8% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới giảm.

Doanh nghiệp ồ ạt huy động vốn bằng trái phiếu thời điểm cuối năm

Gia Miêu |

Trong bối cảnh các quy định siết chặt việc giao dịch trái phiếu đến gần, nhiều doanh nghiệp đang liên tiếp huy động vốn qua kênh này trong đó khối doanh nghiệp bất động sản chiếm tỷ lệ lớn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xử phạt gần 1 tỉ đồng doanh nghiệp liên tiếp xả thải ra môi trường

Phương Uyên |

Phú Yên - Một doanh nghiệp chế biến hạt điều tại Phú Yên vừa bị xử phạt nặng vì 10 hành vi phạm liên quan đến môi trường.

Doanh nghiệp "đầy ắp" đơn hàng xuất khẩu đầu năm 2022

Cường Ngô |

Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu đầu năm 2022 có nhiều chuyển biến tích cực khi dự báo số lượng đơn đặt hàng mới quý I.2022 so với quý IV.2021 tiếp tục tăng với 83,2% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên, chỉ có 16,8% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới giảm.

Doanh nghiệp ồ ạt huy động vốn bằng trái phiếu thời điểm cuối năm

Gia Miêu |

Trong bối cảnh các quy định siết chặt việc giao dịch trái phiếu đến gần, nhiều doanh nghiệp đang liên tiếp huy động vốn qua kênh này trong đó khối doanh nghiệp bất động sản chiếm tỷ lệ lớn.