Ép học sinh không thi vào lớp 10 là vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em

QUANG ĐẠI |

Việc nhà trường “vận động”, “định hướng” và ra điều kiện để học sinh không tham gia thi tuyển sinh vào lớp 10 là vi phạm pháp luật.

Thời gian vừa qua, nhiều thông tin trên báo chí, mạng xã hội phản ánh một số trường THCS có hình thức “hướng nghiệp” trái pháp luật, vi phạm quyền học tập của học sinh (HS) đó là ép học sinh yếu không thi lớp 10.

Theo đó, một số trường THCS tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã yêu cầu những HS đang học lớp 9 có học lực không tốt phải chuyển trường (về các trường tư) hoặc làm cam kết không thi vào lớp 10 để không ảnh hưởng tới thành tích thi đua của nhà trường.

Sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), UBND TP.Hà Nội, Sở GDĐT Hà Nội, Phòng GDĐT quận Cầu Giấy đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý. Được biết, một số trường đã lên tiếng phủ nhận về cáo buộc ép buộc học sinh, tuy nhiên dư luận vẫn không ngừng sục sôi.

Một giáo viên THPT tư thục cho biết: Hiện tượng một số trường THCS có các hình thức vận động mang tính áp đặt, ra điều kiện để những học sinh yếu không thi tuyển sinh lớp 10 công lập là có thật. Theo đó, giáo viên đã trao đổi với học sinh học lực yếu và gia đình của những em này, ra điều kiện là nếu học sinh đăng ký học nghề, không tham gia thi tuyển sinh THPT, nhà trường sẽ tạo điều kiện cho tốt nghiệp THCS. Nếu học sinh vẫn đăng ký thi tuyển sinh lớp 10, sẽ bị đánh hỏng tốt nghiệp.

Hiện tượng nói trên bắt nguồn từ bệnh thành tích và việc áp đặt chỉ tiêu “phân luồng” khoảng 15-30% học sinh tốt nghiệp THCS không thi tuyển vào lớp 10 mà đi học nghề hoặc đi làm.

Luật sư Nguyễn Tất Thắng (Nghệ An) cho biết, việc làm nói trên là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền được học tập của trẻ em quy định tại Luật Trẻ em và vi phạm Luật Giáo dục.

Cụ thể, Điều 16-Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục”.

Luật Trẻ em nghiêm cấm các hành vi gây tổn hại đến sự phát triển tinh thần, thể chất và đối xử bất bình đẳng với trẻ em.

Điều 13, Luật Giáo dục 2019 quy định: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”.

Theo luật sư Nguyễn Tất Thắng, những hành vi phân biệt đối xử, định hướng kèm theo điều kiện có tính chất ép buộc để học sinh không thi vào lớp 10 là vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong giáo dục, cần được phát hiện và xử lý nghiêm minh.

“Vấn đề đầu tiên là nhận thức của lãnh đạo nhà trường, giáo viên về việc ép buộc học sinh không thi vào lớp 10 là vi phạm pháp luật để không thực hiện hành vi vi phạm. Đối với phụ huynh cần phải biết điều này để có biện pháp thu thập bằng chứng, đấu tranh hoặc báo cho cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Trẻ em cũng cần được biết về quyền và bổn phận của mình” - luật sư Nguyễn Tất Thắng nói.

Theo luật sư, hệ thống các cơ quan thông tin đại chúng cũng cần lên tiếng mạnh mẽ để đấu tranh chống lại mọi hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của trẻ em.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Học sinh thi lớp 10 chỉ được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất

Tường Vân |

Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023 chỉ được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.

"Ép" học sinh không thi vào lớp 10: Lỗi này thuộc về những người quản lý

Thiều Trang - Tường Vân |

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Việt Nam, hiện tượng giáo viên “tư vấn”, "ép" học sinh không thi vào lớp 10 là biểu hiện của bệnh thành tích. Và lỗi này thuộc về những người quản lý, hiệu trưởng nhà trường.

"Ép" học sinh yếu kém không thi vào lớp 10: Vì thành tích?

Đặng Chung - Thiều Trang |

Giáo viên từng tham gia “vận động” học sinh của mình không tham dự kỳ thi vào lớp 10 chia sẻ những góc khuất, lý do họ “cực chẳng đã” phải làm việc này.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Sự tiến bộ của 2 đội tuyển bóng chuyền Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

HOÀNG HUÊ |

2 đội tuyển bóng chuyền nam và nữ Việt Nam đều có sự tiến bộ rõ rệt ở các giải đấu quốc tế nửa đầu năm 2024.

Hà Nội: Học sinh thi lớp 10 chỉ được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất

Tường Vân |

Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023 chỉ được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.

"Ép" học sinh không thi vào lớp 10: Lỗi này thuộc về những người quản lý

Thiều Trang - Tường Vân |

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Việt Nam, hiện tượng giáo viên “tư vấn”, "ép" học sinh không thi vào lớp 10 là biểu hiện của bệnh thành tích. Và lỗi này thuộc về những người quản lý, hiệu trưởng nhà trường.

"Ép" học sinh yếu kém không thi vào lớp 10: Vì thành tích?

Đặng Chung - Thiều Trang |

Giáo viên từng tham gia “vận động” học sinh của mình không tham dự kỳ thi vào lớp 10 chia sẻ những góc khuất, lý do họ “cực chẳng đã” phải làm việc này.