Đừng để “chặt chém” hồi sinh

LÊ PHI LONG |

Du lịch đang dần hồi sinh với những con số ấn tượng mặc dù thời tiết không được thuận lợi đúng vào dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay. Và rất vui rằng, nạn “chặt chém” ở các điểm du lịch đã không… hồi sinh mà được kiểm soát chặt chẽ. Để rồi, ai cũng vui sau những ngày nghỉ lễ.

“Chặt chém” ở đây là 2 chữ trong dấu ngoặc kép, để muốn nói lên tình trạng giá cả tại các quán ăn, nhà hàng trong mùa du lịch bị đẩy lên rất cao so với giá trị thực để moi tiền du khách; là nỗi ám ảnh của du khách - như cách nói ví von rằng, "9 tháng mài dao 3 tháng chém".

“3 tháng chém” ở đây là 3 tháng thời tiết thuận lợi, du lịch phát triển, bởi đặc điểm của dải đất miền Trung thời tiết mưa bão nhiều, nên du lịch chỉ mang tính thời vụ và dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 là khởi đầu của “3 tháng” trên.

Hơn 2 năm qua, từ “chặt chém” không được nhắc đến, đơn giản là bởi vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên du lịch bị đóng băng, vì vậy, chuyện tương tự gây xôn xao dư luận trước kia như nửa con gà giá 600.000 đồng ở Sầm Sơn; con cua khi mua nặng 1,2kg khi luộc chỉ còn 400g tại Vũng Tàu… đã không xảy ra.

Từ “chặt chém” dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay chỉ được nhắc đến khi trên mạng xã hội xuất hiện bài đăng tố quán hải sản Cô Sương ở Khánh Hoà “chặt chém” với hóa đơn tính tiền 42,5 triệu đồng cho nhiều món hải sản tươi sống.

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng địa phương cho thấy, người tung tin vụ việc lên mạng xã hội là một người khác, không phải là người tính tiền và phản ánh “chặt chém” trên mạng xã hội là sai sự thật. 

Cũng có nghĩa là, rất vui vì nạn “chặt chém” chưa… hồi sinh.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng chỉ rõ, tình trạng "chặt chém" du khách, taxi "dù", lừa đảo, chèn ép du khách, mất an ninh trật tự dù chỉ là cá biệt, nhưng đã làm xấu đi hình ảnh đất nước Việt Nam xinh đẹp trong lòng du khách. Đồng thời yêu cầu các ngành chức năng xử nghiêm những vấn nạn trên và chỉ đạo đừng để "chặt chém" trở thành "thương hiệu" ở các địa phương.

Bắt đầu hồi sinh sau thời gian dài “đóng băng” vì COVID-19, dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay là “phép thử” cho ngành du lịch Việt Nam nói chung. Trước lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký công điện của Thủ tướng về việc bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5. Trong đó, yêu cầu tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của doanh nghiệp, hộ kinh doanh; giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh du lịch…

Để bảo vệ hình ảnh du lịch địa phương, năm nay, chính quyền và lực lượng chức năng đã có rất nhiều biện pháp để đảm bảo quyền lợi cho du khách. Để không xảy ra nạn “chặt chém”, các địa phương đã công bố các đường dây nóng để cân đối chứng, tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền… và tất cả đã phát huy được hiệu quả.

Trong thời đại số, chuyện “chặt chém” sẽ nhanh chóng bị phơi bày và chắc chắn sẽ bị xử lý, nhưng hậu quả là hình ảnh du lịch địa phương nói riêng và hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, phải chấm dứt nạn “chặt chém” để tạo dựng một nền du lịch văn minh. 

Kinh doanh du lịch nhưng hãy kiếm tiền một cách văn minh chứ không kiếm tiền từ “chặt chém” du khách. 

Đừng theo cách kiếm tiền “ăn xổi”, chụp giật mà kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch nước nhà. Để du lịch phát triển, phải thực hiện được như lời Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng nói, đó là mỗi người dân Việt Nam là một đại sứ du lịch.

Và hơn ai hết, mỗi một chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ hình ảnh du lịch, bảo vệ hình ảnh con người Việt Nam, trong đó có cả những du khách chứ không riêng gì người dân địa phương hay chủ các quán ăn, nhà hàng trong mỗi chuyến đi chơi.

Tất cả hãy chung tay đừng để nạn "chặt chém" hồi sinh!

LÊ PHI LONG
TIN LIÊN QUAN

Tố quán ăn chặt chém: “Bóc phốt” sai - cần phạt nặng

Bằng Linh |

Nhiều khách du lịch khi phải nhận hoá đơn cao bất thường thường sử dụng mạng xã hội để “bóc phốt” nhà hàng để tố cáo tình trạng chặt chém. Tuy nhiên, nếu phản ánh không đúng thì người tố cáo sai sự thật có thể sẽ bị phạt rất nặng.

Thực khách tố nhà hàng “chặt chém”: Thế nào là khiếu nại đúng pháp luật?

Quang Việt |

Pháp luật có quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, song nghiêm cấm hành vi lợi dụng sơ hở, sai sót của người khác để chiếm đoạt tài sản. 

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Nguyễn Quang Tuấn bị truy tố

Việt Dũng |

Nguyễn Quang Tuấn - cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội bị cáo buộc tạo điều kiện để hai công ty bên ngoài trúng các gói thầu y tế, gây thiệt hại hàng chục tỉ.

Trung Quốc ưu tiên bảo vệ nhóm nguy cơ lây COVID-19 cao dịp Tết

Thảo Phương |

Chính quyền Trung Quốc nhấn mạnh việc bảo vệ các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Tố quán ăn chặt chém: “Bóc phốt” sai - cần phạt nặng

Bằng Linh |

Nhiều khách du lịch khi phải nhận hoá đơn cao bất thường thường sử dụng mạng xã hội để “bóc phốt” nhà hàng để tố cáo tình trạng chặt chém. Tuy nhiên, nếu phản ánh không đúng thì người tố cáo sai sự thật có thể sẽ bị phạt rất nặng.

Thực khách tố nhà hàng “chặt chém”: Thế nào là khiếu nại đúng pháp luật?

Quang Việt |

Pháp luật có quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, song nghiêm cấm hành vi lợi dụng sơ hở, sai sót của người khác để chiếm đoạt tài sản.