Dù ở tình huống nào, cô giáo túm cổ áo, kéo lê học sinh là sai

Hải Đăng |

Vụ việc cô giáo tại Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) túm cổ áo, kéo lê học sinh khiến dư luận bàng hoàng về hành vi ứng xử giữa giáo viên và học trò.

Như Lao Động đã đưa tin, một đoạn video ghi lại hình ảnh ở cửa lớp học, Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) lan truyền trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận. Cô giáo trong clip một tay cầm điện thoại, 1 tay túm cổ áo, kéo lê 1 học sinh nữ mặc cho em này khóc lóc, cầu xin. Đồng thời, giáo viên này liên tục có những lời lẽ, câu từ khó nghe, gây phản cảm trong môi trường giáo dục.

Cô giáo tại Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) có hành động túm cổ áo, kéo lê học sinh. Ảnh cắt từ clip
Cô giáo tại Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) có hành động túm cổ áo, kéo lê học sinh. Ảnh cắt từ clip

Tuy nhiên, hiệu trưởng nhà trường lên tiếng khẳng định, sự việc là do học sinh này nằm xuống đất xin lỗi cô giáo. Cô giáo yêu cầu học sinh đứng dậy, nhưng em này không đứng. Cô giáo khi đó cũng nóng vội, 1 tay cầm điện thoại, 1 tay túm cổ áo học sinh kéo lên, chứ không hề đánh hay có mâu thuẫn với học sinh.

Về lí do vì sao học sinh phải xin lỗi cô giáo, nhà trường từ chối tiết lộ và khẳng định, hành động của cô giáo trong lúc nóng giận là "chưa chuẩn mực".

Là cựu học sinh Trường THPT Đa Phúc, em Lê Mỹ Hoa (tên nhân vật được thay đổi theo yêu cầu) vô cùng bức xúc và cho rằng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, việc giáo viên cư xử với học sinh như vậy là điều sai trái, làm mất đi hình ảnh đáng kính của người thầy.

"Dù trong bất kì tình huống nào, dù học sinh sai thì giáo viên cũng không thể nhục mạ. Em rất mong cơ quan chức năng sẽ vào cuộc, xử lí nghiêm những sai phạm" - Mỹ Hoa nói.

Từ những trải nghiệm của chính bản thân, Mỹ Hoa cho rằng, hiện nay, học sinh luôn là đối tượng yếu thế và luôn là người sai mỗi khi xuất hiện những thông tin nhạy cảm, gây tranh cãi.

"Không ít trường doạ nạt sẽ hạ hạnh kiểm tất cả những học sinh chia sẻ thông tin và cấm học sinh mang điện thoại đến trường. Việc làm này như một hạ sách để làm yếu đi khả năng tự bảo vệ mình của học sinh. “Hoà giải”, “học sinh nhận lỗi”... như vậy, sự việc sẽ chấm hết. Thực chất, đây chỉ là hạ sách, không phải là giải pháp xử lý gốc rễ vấn đề" - nữ sinh thẳng thắn nêu quan điểm.

Thầy Bá Sơn - giáo viên tại Bắc Ninh - cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình với hành vi của cô giáo trong video clip được phát tán trên mạng xã hội.

"Tôi không ủng hộ mắng chửi kiểu miệt thị học sinh như của cô giáo. Cách xưng hô với học sinh nên là "em, bạn" thì nhẹ nhàng hơn. Việc nhắc nhở học sinh, khuyên răn nhẹ nhàng thường đạt hiệu quả hơn là thầy cô chửi mắng bằng ngôn ngữ nặng nề.

Tư tưởng của người làm giáo dục chính là “cái sai không dạy được cái sai”. Đừng vì cái sai của học sinh mà giáo viên cũng được quyền sai. Lời nói, hành vi của giáo viên sẽ có tính sát thương cao hơn so với bạo lực học đường” - thầy Sơn nhấn mạnh.

Liên quan đến vụ việc chiều 30.9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Hiệu trưởng Trường THPT Đa Phúc kiểm tra, xác minh, làm rõ sự việc cô giáo chủ nhiệm túm áo, kéo lê một nữ sinh từ cửa vào lớp.

Đồng thời, nghiêm túc rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm (nếu có vi phạm), báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo trong ngày 2.10.2023.

Hải Đăng
TIN LIÊN QUAN

Vụ cô giáo túm cổ áo, kéo lê học sinh: Hiệu trưởng cố tình bao che?

Vân Mi |

Nhiều nhà giáo cho rằng, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc giáo viên nắm cổ áo, kéo lê học sinh cũng không thể chấp nhận.

Xác minh, làm rõ vụ cô giáo túm cổ áo, kéo lê nữ sinh

VÂN TRANG |

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu Trường THPT Đa Phúc, Sóc Sơn xác minh, làm rõ thông tin vụ việc cô giáo túm cổ áo, kéo lê một nữ sinh từ cửa vào lớp.

Xôn xao clip cô giáo lôi cổ áo học sinh, kéo lê ở cửa lớp học

Vân Trang |

Một cô giáo được cho là có hành vi chưa chuẩn mực, kéo cổ áo học sinh, kéo lê ngay trước cửa lớp học.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Vụ cô giáo túm cổ áo, kéo lê học sinh: Hiệu trưởng cố tình bao che?

Vân Mi |

Nhiều nhà giáo cho rằng, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc giáo viên nắm cổ áo, kéo lê học sinh cũng không thể chấp nhận.

Xác minh, làm rõ vụ cô giáo túm cổ áo, kéo lê nữ sinh

VÂN TRANG |

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu Trường THPT Đa Phúc, Sóc Sơn xác minh, làm rõ thông tin vụ việc cô giáo túm cổ áo, kéo lê một nữ sinh từ cửa vào lớp.

Xôn xao clip cô giáo lôi cổ áo học sinh, kéo lê ở cửa lớp học

Vân Trang |

Một cô giáo được cho là có hành vi chưa chuẩn mực, kéo cổ áo học sinh, kéo lê ngay trước cửa lớp học.