Cần bãi bỏ quy định thu hút giáo sư về dạy trường phổ thông chuyên

QUANG ĐẠI |

Ý tưởng thu hút giáo sư về dạy trường phổ thông chuyên của tỉnh Hòa Bình không phù hợp thực tế và vướng luật, bất khả thi.

Điều 68 - Luật Giáo dục 2019 quy định: “Giáo sư (GS), phó GS là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học đáp ứng tiêu chuẩn do cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm”.

Do đó, việc GS từ cơ sở giáo dục đại học xuống dạy phổ thông là không phù hợp với quy định của Luật Giáo dục. Mặt khác, khi về biên chế ở trường phổ thông thì GS đã từ bỏ chức danh được trường đại học (ĐH) bổ nhiệm, trong khi trường phổ thông không có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh GS.

GS về công tác tại trường phổ thông không phù hợp với quy trình tuyển dụng, tiếp nhận viên chức hiện hành. Theo quy định, có hai hình thức gồm tiếp nhận và tuyển dụng viên chức. Trường ĐH không thể ký quyết định cho GS chuyển công tác về trường phổ thông, vì như thế là trái Luật Giáo dục.

Trường hợp GS xin nghỉ việc ở trường ĐH, rồi tham gia tuyển dụng viên chức thì rất khó xử lý về mức lương. Về hệ số lương, giảng viên cao cấp (GS đều là giảng viên cao cấp) có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0; trong khi giáo viên hạng I bậc phổ thông là từ 4,0 đến 6,38. Nghĩa là bậc cao nhất của giáo viên THPT cũng mới tương đương bậc khởi điểm của giảng viên cao cấp.

Trình độ đào tạo, môi trường công tác, đối tượng giảng dạy của GS hoàn toàn khác biệt với giáo viên phổ thông: Trong các cơ sở giáo dục đại học, giảng viên cao cấp (mã số V.07.01.01), có nhiệm vụ giảng dạy; đào tạo bậc thạc sĩ, tiến sĩ; viết giáo trình, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, đào tạo chuyên sâu.

Trong khi đó, đối tượng của giáo viên trường chuyên là học sinh THPT lứa tuổi vị thành niên, nhiệm vụ của bậc học này là giáo dục toàn diện ở mức độ phổ thông, với mục tiêu “chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động”...thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu giáo dục đại học và sau đại học. Ôn luyện học sinh thi quốc gia, quốc tế không phải là nhiệm vụ chính của giáo viên.

GS nếu về dạy phổ thông không thể làm việc ngay, mà phải trải qua quá trình làm quen, học hỏi, thậm chí phải đào tạo lại. Ít nhất GS phải học lại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mới đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên.

Đưa GS về làm giáo viên phổ thông là sự lãng phí nguồn lực chất xám, ảnh hưởng môi trường giáo dục. Phía trường ĐH mất một giảng viên cao cấp, còn trường phổ thông chưa chắc đã có được 1 giáo viên giỏi, phù hợp.

Về mặt tâm lý, có lẽ không có vị GS nào chấp nhận đánh đổi vị trí, môi trường công tác, các mối quan hệ khoa học và xã hội hiện có về trường phổ thông giảng dạy, để được hưởng số tiền thu hút 1 tỉ đồng. Chưa nói số tiền đó so với thu nhập của các chuyên gia đầu ngành là nhiều hay ít, mà hãy nhớ rằng trí thức chân chính ai cũng có lòng tự trọng và tự tôn, không dễ dàng từ bỏ niềm đam mê hoạt động khoa học vì danh lợi.

Thiết nghĩ, các vị đại biểu HĐND tỉnh Hòa Bình cần nghiên cứu kĩ các quy định của pháp luật và đặc điểm, tình hình giáo dục phổ thông, mạnh dạn phủ quyết các quy định không phù hợp với pháp luật và thực tế.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Hòa Bình: Học sinh ôn thi quốc gia còn “mang tiền về cho mẹ”?

QUANG ĐẠI |

Hòa Bình - Ngoài việc chi tiền tỉ hỗ trợ giáo sư về dạy trường chuyên, tỉnh còn đề ra nhiều chính sách hỗ trợ cho giáo viên, học sinh ôn luyện thi quốc gia, quốc tế.

Giáo dục cần các sản phẩm khoa học, không chỉ giải thưởng

QUANG ĐẠI |

Đầu tư quá lớn cho trường chuyên của địa phương gây ra không ít hệ lụy như chạy theo thành tích và tạo ra bất bình đẳng trong giáo dục.

Chưa chắc giáo sư dạy học sinh trường chuyên sẽ giỏi hơn

Lê Thanh Phong |

Giáo viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư về công tác tại trường chuyên, cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên sẽ được hỗ trợ mức 1 tỉ đồng/người, đó là nội dung trong dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Hòa Bình quy định một số chính sách đặc thù đối với trường THPT chuyên.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Hòa Bình: Học sinh ôn thi quốc gia còn “mang tiền về cho mẹ”?

QUANG ĐẠI |

Hòa Bình - Ngoài việc chi tiền tỉ hỗ trợ giáo sư về dạy trường chuyên, tỉnh còn đề ra nhiều chính sách hỗ trợ cho giáo viên, học sinh ôn luyện thi quốc gia, quốc tế.

Giáo dục cần các sản phẩm khoa học, không chỉ giải thưởng

QUANG ĐẠI |

Đầu tư quá lớn cho trường chuyên của địa phương gây ra không ít hệ lụy như chạy theo thành tích và tạo ra bất bình đẳng trong giáo dục.

Chưa chắc giáo sư dạy học sinh trường chuyên sẽ giỏi hơn

Lê Thanh Phong |

Giáo viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư về công tác tại trường chuyên, cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên sẽ được hỗ trợ mức 1 tỉ đồng/người, đó là nội dung trong dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Hòa Bình quy định một số chính sách đặc thù đối với trường THPT chuyên.