Ám ảnh những tấm vé dự bị trong đội tuyển học sinh giỏi

Hoa Đào |

Trong cuộc sống, có rất nhiều cuộc tranh đấu và theo tôi, việc cạnh tranh trong các đội tuyển học sinh giỏi là một trong những cuộc tranh đấu khốc liệt bậc nhất thời học sinh.

Đội tuyển học sinh giỏi là đội ngũ tập hợp nhiều học sinh xuất sắc về một môn học hay nhóm lĩnh vực nào đó để cùng nhau tham gia các cuộc thi tranh tài. Trong một đội tuyển như vậy, thường sẽ được chia làm hai bộ phận, một là nhóm học sinh xuất sắc chắc chắn có tấm vé đi thi và nhóm còn lại là học sinh giỏi bình thường cầm những tấm vé dự bị.

Trong cuộc sống, có rất nhiều cuộc tranh đấu và theo tôi, việc cạnh tranh trong các đội tuyển học sinh giỏi là một trong những cuộc tranh đấu khốc liệt bậc nhất thời học sinh. Trong đội tuyển học sinh giỏi ấy, những người có tâm thế thoải mái là những người giỏi nhất khi không lo lắng mình bị đào thải và những người không quá coi trọng việc đi thi - sẵn sàng ra khỏi đội. Còn lại sẽ phải cạnh tranh từ điểm số cho đến phong độ để không bị đánh giá thấp hơn so với yêu cầu của thầy cô.

Việc cạnh tranh ấy sẽ tạo ra nhiều áp lực, giúp học sinh phát huy được khả năng tiềm ẩn và sở trường của mình trong quá trình học ôn, đồng thời, giúp các thầy cô không để lọt tài năng.

Nhưng việc cạnh tranh đó đôi khi cũng dẫn đến sự tiêu cực và không mấy công bằng. Khi một số "tấm vé cứng" đã được sắp xếp chỗ, sự cạnh tranh lúc này chỉ giống như "hoa thêu trên gấm". Việc này dẫn đến tình trạng nhiều bạn cảm thấy bất mãn, thất vọng và chán nản với những đội tuyển học sinh giỏi, nhiều phụ huynh không còn mặn mà và tin tưởng vào kỳ thi.

Là một học sinh được đánh giá thông minh và nhanh nhẹn, việc tiếp thu kiến thức trên lớp đối với tôi khá dễ dàng và thuận lợi. Vì vậy, tôi có thêm cơ hội tham gia vào các cuộc thi học sinh giỏi từ ngày còn học tiểu học. Lớp 4, lớp 5, tôi phải làm hàng trăm bài thi Olympic Toán học. Tôi lúc ấy là một học sinh không quá giỏi trong môn này nên cảm thấy các bài tập thật sự quá sức và đuối.

Và khi các thầy cô nhận thấy một bộ phận không đủ khả năng theo kịp, lúc đó tiến trình đào thải sẽ diễn ra. Cảm giác hồi hộp mỗi lần được tiến vào một đội tuyển, sau đó lại hụt hẫng, tiếc nuối và xấu hổ bước ra cũng không dễ chịu gì.

Việc bị đào thải khỏi các đội tuyển học sinh giỏi với một học sinh học đều các môn và không có môn nào thật sự nổi trội là điều rất tổn thương. Tôi có thể lọt vào top 15, được tham gia các kỳ thi huyện, thi tỉnh, nhưng quốc gia thì không thể và tôi chễm chệ ngồi vào hàng ghế dự bị.

Nếu muốn được bay xa hơn, bản thân tôi chắc chắn phải chăm chỉ và giỏi hơn nữa. Tôi phải chứng minh mình hơn một số người khác. Nhưng đến lúc tôi muốn chứng minh mình làm được, thì lại nhận ra đã "hết vé". Vì vậy, tôi lại bình thản chấp nhận những cuộc đào thải tiếp theo.

Lúc đầu, có thể sẽ là những cảm xúc khó chịu, chán nản, nhưng với phương châm “Cánh cửa này đóng lại, sẽ có những cánh cửa khác mở ra”, tôi luôn tìm được sự lạc quan và tìm lại động lực học tập của mình. Vì vậy, tôi cũng xin gửi đến những bạn học sinh nếu vẫn chưa đạt được mục tiêu trong học tập, thì cũng đừng buồn quá lâu, hãy luôn tự tin vào chính bản thân và tìm cho mình những con đường phù hợp nhất.

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của một cựu học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương) sau khi đọc loạt bài "Mệt mỏi như thi học sinh giỏi" đăng tải trên Lao Động.

Hoa Đào
TIN LIÊN QUAN

Tôi đã được đào tạo như một chú "gà chọi" đúng nghĩa

Vĩnh Khang |

Tôi tự nhận mình là kẻ may mắn trong thi cử khi "giật giải" hầu hết mọi kỳ thi học sinh giỏi mình được đào tạo tham gia. Tuy nhiên, sau này, tôi thường tránh nhắc tới những thành tích “vẻ vang” trong quá khứ với bạn bè, người quen mới. Có lẽ để tránh biến mình thành kẻ khoe khoang, ngủ quên trên hư vinh chiến thắng. Cũng có thể để những tấm huy chương không còn là gánh nặng, đeo bám bước đường hiện tại.

Nên bỏ ngay kỳ thi học sinh giỏi

Thiều Trang - Tường Vân |

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều nơi chạy theo thành tích trong thi cử, trong đó chạy đua theo kỳ thi học sinh giỏi là minh chứng điển hình. Vì vậy, nên bỏ kỳ thi học sinh giỏi các cấp để tránh “di căn” sang chương trình giáo dục mới đang triển khai hiện nay.

Nặng gánh "khoán" chỉ tiêu, giáo viên mệt mỏi vì luyện thi học sinh giỏi

Thiều Trang - Tường Vân |

Hiện nay, nhiều giáo viên không còn mặn mà với việc luyện thi học sinh giỏi, thậm chí công việc này trở thành áp lực và gánh nặng dai dẳng.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Tôi đã được đào tạo như một chú "gà chọi" đúng nghĩa

Vĩnh Khang |

Tôi tự nhận mình là kẻ may mắn trong thi cử khi "giật giải" hầu hết mọi kỳ thi học sinh giỏi mình được đào tạo tham gia. Tuy nhiên, sau này, tôi thường tránh nhắc tới những thành tích “vẻ vang” trong quá khứ với bạn bè, người quen mới. Có lẽ để tránh biến mình thành kẻ khoe khoang, ngủ quên trên hư vinh chiến thắng. Cũng có thể để những tấm huy chương không còn là gánh nặng, đeo bám bước đường hiện tại.

Nên bỏ ngay kỳ thi học sinh giỏi

Thiều Trang - Tường Vân |

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều nơi chạy theo thành tích trong thi cử, trong đó chạy đua theo kỳ thi học sinh giỏi là minh chứng điển hình. Vì vậy, nên bỏ kỳ thi học sinh giỏi các cấp để tránh “di căn” sang chương trình giáo dục mới đang triển khai hiện nay.

Nặng gánh "khoán" chỉ tiêu, giáo viên mệt mỏi vì luyện thi học sinh giỏi

Thiều Trang - Tường Vân |

Hiện nay, nhiều giáo viên không còn mặn mà với việc luyện thi học sinh giỏi, thậm chí công việc này trở thành áp lực và gánh nặng dai dẳng.