Ai là "lâm tặc", ai phá rừng?

LÊ PHI LONG |

Dư luận đang xôn xao khi vừa phát hiện thêm 1 vụ phá rừng nghiêm trọng ở Quảng Trị, một diện tích lớn rừng tự nhiên bị phá tan hoang, các vạt rừng tự nhiên bị đốn ngã, cưa đổ ngổn ngang, cây lớn thì bị cưa xẻ, cây nhỏ thì nằm la liệt.

Sau khi báo Lao Động phản ánh, kết quả kiểm tra ban đầu của cơ quan chức năng cho thấy, ở 2 tiểu khu 699 và 708 ở xã Đakrông (huyện Đakrông), đã phát hiện có 18 vị trí bị luỗng phát, chặt hạ cây rừng với tổng diện tích rừng tự nhiên bị xâm hại khoảng 18,644ha. Trong đó, rừng do UBND xã Đakrông quản lý là 5,884ha; rừng đã giao cho cộng đồng thôn Pa Tầng quản lý là 1,48ha; rừng giao cho cộng đồng thôn Làng Cát quản lý là 11,28ha.

Đặc biệt nghiêm trọng, trong 18,644ha rừng tự nhiên bị xâm hại, người dân đã dùng máy cưa xăng, cưa hạ toàn bộ cây rừng.

Ngoài ra, có thêm khoảng 8ha rừng bị người dân xâm phạm bằng cách dùng dao, rựa chặt hạ các cây nhỏ, dây leo. UBND huyện Đakrông xác định, thời gian các cây gỗ bị chặt hạ khoảng 1 tháng trước.

Ông Lê Đại Lợi - Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông - cho biết: “Diện tích phá rừng là lớn. Bây giờ giao cho kiểm lâm và công an điều tra, xử lý. Tới đây sẽ có đơn vị độc lập đánh giá diện tích, trữ lượng gỗ, mật độ cây bị phá. Vụ việc liên quan đến nhiều người, quá trình rà soát, đánh giá sẽ kéo dài để có căn cứ chuẩn xác để xử lý đúng người, đúng tội”.

Còn ông Hà Sỹ Đồng -  Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị - khẳng định: “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng đã có các chỉ đạo liên quan, sẽ xem xét khởi tố vụ việc để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định”.

Điều tra ban đầu đã cho thấy tính chất nghiêm trọng của vụ việc.

Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên dư luận ngỡ ngàng vì rừng bị tàn phá ở Quảng Trị. Tình trạng khai thác gỗ trái phép, chặt phá rừng vẫn liên tục xảy ra. Nạn chặt phá rừng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, nhưng dường như cơ quan chức năng và đơn vị chủ quản tại Quảng Trị vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng trên.

Vậy ai gây nên tội phá rừng? Câu hỏi trên có vẻ dễ trả lời, tất nhiên đó là… “lâm tặc”.

Vậy “lâm tặc” là ai?

Dư luận cần nhất là việc sớm làm rõ trách nhiệm, công khai, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm và những người liên quan.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rừng tiếp tục bị tàn phá là do các lực lượng chức năng và địa phương liên quan chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm; chưa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo điều hành đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng; đôi lúc còn thờ ơ, né tránh, ngại va chạm đối với những người vi phạm.

Một nguyên nhân nữa cần nhắc đến là do đời sống của người dân địa phương sống liền rừng và ven rừng còn gặp nhiều khó khăn, cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào rừng. Các hành vi vi phạm thường xảy ra ở vùng sâu, vùng núi nên khó khăn trong công tác điều tra, xác định đối tượng vi phạm.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là chúng ta đồng tình với thực trạng rừng tiếp tục bị tàn phá. Phải sớm tìm ra người phạm tội để xử lý nghiêm, bởi lẽ không loại trừ có hay không việc “bắt tay” nhau cùng phá rừng giữa một số cá nhân thoái hoá biến chất của lực lượng chức năng với "lâm tặc" chỉ vì tư lợi cá nhân.

Ai gây nên tội phá rừng, tiếp tay cho việc phá rừng đều phải bị xử lý nghiêm, tuyệt đối không được bao che, dung túng cho sai phạm.

Cũng có một điều rất lạ là, không riêng gì Quảng Trị mà ở các địa phương khác, sau những vụ phá rừng được phát hiện, được xác định nghiêm trọng nhưng chưa có vị lãnh đạo cấp địa phương, cấp ngành nào phải mất chức hay bị xử lý nghiêm.

Vì vậy, phải gắn trách nhiệm, có hình thức xử lý kỷ luật cụ thể đối với người đứng đầu địa phương và cơ quan chức năng vào công tác bảo vệ rừng, như vậy mới mang tính răn đe, để các vị lãnh đạo có trách nhiệm hơn với rừng.

Nếu không nghiêm, rừng sẽ tiếp tục bị tàn phá và chúng ta lại tiếp tục đau xót với những con số thống kê về nạn phá rừng!

LÊ PHI LONG
TIN LIÊN QUAN

Rừng bị phá tan hoang: UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo xử lý nghiêm

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - UBND huyện Đakrông đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị và Báo Lao Động liên quan đến vụ phá rừng tự nhiên ở xã Đakrông. Cùng ngày, ông Lê Đại Lợi – Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông cùng đoàn kiểm tra đã đi vào hiện trường vụ phá rừng.

10ha rừng tự nhiên ở Quảng Trị bị cạo trọc

HƯNG THƠ |

Đến khi lực lượng kiểm lâm phát hiện, thì trên 10ha rừng tự nhiên ở tiểu khu 699 và 708 (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã bị chặt phá tan tành. Điều lạ, phần lớn các cây gỗ có đường kính lớn đã bị cưa xẻ, vận chuyển ra khỏi cửa rừng không ít, trong một thời gian không ngắn, nhưng đến bây giờ cơ quan chức năng mới phát hiện?

Khởi tố vụ án phá rừng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Sau khi khởi tố vụ án, cơ quan kiểm lâm đã chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để điều tra vụ khai thác rừng trái phép tại tiểu khu 645 thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Mất tiền oan vì bị "hack" tài khoản chạy quảng cáo Facebook

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều hình thức lừa đảo mới xuất hiện trong thời gian gần đây; trong đó có hình thức "hack" thẻ Mastercard khi chạy quảng cáo bài viết Facebook. Đáng nói, các đối tượng này còn tiếp tục giả mạo nhân viên ngân hàng để moi móc thông tin nạn nhân, nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đèn chiếu sáng "1 lần huy hoàng, vụt tắt 10 năm" trên tuyến đường Hà Nội

Tuyết Lan |

Hà Nội - Cơ sở hạ tầng đèn đường chiếu sáng tại Quốc Lộ 17 (đoạn từ Phố Keo đến Toàn Thắng) thuộc 2 xã Lệ Chi và Kim Sơn (huyện Gia Lâm) đã được hoàn thành gần 10 năm nay nhưng vẫn không được đưa vào sử dụng. Người dân nơi đây cho biết đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, nguy hiểm khi tham gia giao thông qua khu vực này.

"Lõm” sóng di động giữa vịnh Hạ Long, khách không thể gọi điện, livestream

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hiện, trong vùng lõi vịnh Hạ Long hầu như không có sóng điện thoại khiến không chỉ các cơ quan chức năng gặp khó, mà cả du khách muốn liên lạc về nhà hoặc livestream, chia sẻ hình ảnh vịnh Hạ Long cũng “bó tay”. Vấn đề này đã được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Hải Dương: Công ty giày bị cháy trong đêm

Hà Vi |

Hải Dương - Sáng 11.4, trao đổi với Lao Động, bà Trương Thị Bồn - Chủ tịch UBND phường Phú Thứ cho biết, trên địa bàn xảy ra vụ cháy tại chi nhánh cầu Phúc Sơn (phường Phú Thứ, thị xã Kinh Môn) của Công ty TNHH Sản xuất giày Chung JYE Việt Nam.

Nga đáp trả phương Tây mạnh hơn dự đoán

Ngọc Vân |

Nga giảm sản lượng dầu thô nhiều hơn dự đoán để trả đũa lệnh trừng phạt của phương Tây.

Rừng bị phá tan hoang: UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo xử lý nghiêm

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - UBND huyện Đakrông đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị và Báo Lao Động liên quan đến vụ phá rừng tự nhiên ở xã Đakrông. Cùng ngày, ông Lê Đại Lợi – Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông cùng đoàn kiểm tra đã đi vào hiện trường vụ phá rừng.

10ha rừng tự nhiên ở Quảng Trị bị cạo trọc

HƯNG THƠ |

Đến khi lực lượng kiểm lâm phát hiện, thì trên 10ha rừng tự nhiên ở tiểu khu 699 và 708 (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã bị chặt phá tan tành. Điều lạ, phần lớn các cây gỗ có đường kính lớn đã bị cưa xẻ, vận chuyển ra khỏi cửa rừng không ít, trong một thời gian không ngắn, nhưng đến bây giờ cơ quan chức năng mới phát hiện?

Khởi tố vụ án phá rừng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Sau khi khởi tố vụ án, cơ quan kiểm lâm đã chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để điều tra vụ khai thác rừng trái phép tại tiểu khu 645 thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).