Xe buýt ngày nảy ngày nay

Thu Trà |

Lần đầu tôi đi buýt là hồi học đại học, năm 1992. Cô bạn thân nhà ở phố cổ chuyên đi buýt mua vé cho đi từ Thư viện Hà Nội vào trường Đại học Tổng hợp (nay là Trường KHXH& nhân văn). Lên xe, tôi thấp nên tay không với được tay nắm phía trên, còn chân dường như không chạm sàn xe vì toàn bộ cơ thể đã “được” cố định bởi những người xung quanh....

Chuyện ngày xửa ngày xưa

Sự ngột ngạt vì hơi của biển người trên xe buýt được bồi thêm bởi mùi phân gia súc toả ra từ những bu, những lồng của các bà đi buôn. Chật thế, nhưng cuối xe vẫn có 1 khoảng dành cho đội 3 cây. Ngày ấy, ối người bị đội 3 cây với trò đoán 1 cây đen, 2 cây đỏ “chăn” cho bằng hết tiền trong túi. Không ít sinh viên vừa lĩnh xong học bổng cũng bị cuốn vào trò này, để rồi xuống xe với tay trắng, dù có thâm niên đi buýt.

Chuyến đi buýt đầu tiên, đến bến ngay cổng trường, bước xuống, tôi lảo đảo, nhìn cô bạn thân thành 2-3 người. Tôi sợ buýt từ đó, dù thời ấy, đường Nguyễn Trãi đã có 1 làn dành riêng cho xe buýt. Dọc đường Nguyễn Trãi vào Hà Đông có nhiều trường: Đại học Tổng hợp, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Kiến trúc...

Giờ cao điểm của sinh viên trên buýt không khác giờ cao điểm của người đi làm. Xe đông nên chả mấy mà sinh viên các trường quen nhau và cũng có nhiều chuyện chỉ sinh viên mới có thể làm. Có chuyện cười ra nước mắt. 2 anh chị sinh viên đứng sát nhau trên xe (vì xe quá đông), 1 người bạn chung nghịch, lấy kim băng cài áo 2 người vào với nhau. Đến bến của trường chị sinh viên trước, chị vội lao xuống cho kịp thời gian xe mở cửa, thì nghe 1 tiếng roạt... Cả xe, giờ ấy đa phần là sinh viên, cười nghiêng ngả, chỉ khổ anh ở lại mặt đỏ tía tai, còn chị đã xuống đường thì dở khóc dở cười với tay áo bị rách.

Còn với nhóm chúng tôi, 5 đứa chơi với nhau, chỉ có 1 ở phố cổ đã kể ở trên đi buýt. Có chiều được nghỉ 3 tiết cuối, trời mùa đông lạnh ngắt, cả nhóm bàn nhau, cô bạn phố cổ đi buýt về nhà chuẩn bị bát đũa, 4 đứa còn lại đi xe đạp, mua quẩy nóng về liên hoan. 4 đứa thong thả đạp xe lên góc phố Phan Bội Châu mua quẩy nóng. Loại quẩy chỉ bé bằng 2 ngón tay út, không to gần bằng cổ tay như loại quẩy phổ biến lúc bấy giờ, được kèm theo túi nước chấm chua chua, ngọt ngọt, cay cay kèm vài lát đu đủ muối làm ấm buổi chiều âm u. 4 đứa đang lúi húi bên chảo mỡ nóng chờ quẩy thì thấy cô bạn thân trên buýt vẫy lấy vẫy để. Hoá ra, buýt đi còn chậm hơn cả...xe đạp.

Chọn buýt, bỏ xe riêng

Cơ duyên để tôi trở lại và gắn bó với buýt là bị gãy tay vào cuối 2016. Làm vé buýt tháng cho tôi, bạn tôi bảo: Giờ cậu có thể chu du quanh thành phố với vé buýt tháng. Bạn còn cẩn thận dán cho tôi tem liên tuyến tháng đầu tiên, giá 200.000 đồng, vì khi ấy chỉ có thể dán tem từng tháng một chứ không phải có thể dán tem 1 tháng, 2 tháng hoặc 3 tháng theo nhu cầu như hiện nay.

Đi xe buýt trở lại, tôi ôm mộng như những ngày đi buýt ở Châu Âu khi sang đấy học: Sạch sẽ, (hầu như) không bị móc túi, đúng giờ. Thực tế tôi không bị vỡ mộng là mấy. Có lần, 1 chị khách bóc kẹo rồi thả giấy gói kẹo xuống sàn xe. Nhân viên bán vé xe buýt nhắc chị khách không bỏ rác ra sàn. Chị khách cười không nói gì, quay đi. Nhân viên xe đến tận ghế của chị nhẹ nhàng nhưng kiên quyết nhắc khách nhặt giấy gói kẹo lên. Trước ánh mắt đổ dồn của khách đi xe, chị kia đã nhặt lên.

Cũng trộm vía, từ ngày trở lại với buýt, tôi chưa phải chứng kiến vụ móc túi nào trên những tuyến tôi đi, dù vào giờ cao điểm hay thấp điểm. Xe lúc đông, lúc vắng, lúc chen chân, lúc chỗ ngồi thoải mái, song giờ rất nhiều người có ý thức nhường chỗ cho người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em... Tuy nhiên, tôi cũng chứng kiến không ít lần trên xe đa phần là thanh niên ngồi ghế, mặt quay ra cửa sổ, còn chị em phụ nữ thì đứng bám tay vào thành ghế. Có những lần toàn chị em đứng dậy nhường ghế cho người cao tuổi, còn lại anh em ngồi ghế nhắm mắt... ngủ.

Không phải tất cả đều thế nhưng gặp tình huống này, các chị em trên xe ngấm ngầm bảo nhau: Chỉ phụ nữ mới mang lại niềm vui cho nhau... Cũng có những lúc trời mưa, bến xe trũng nước, có lái xe luôn đỗ sát để khách lên xuống được thuận tiện. Có những lái xe không để ý, đỗ cách xa vỉa hè hoặc đỗ ngay trên vũng nước khiến khách bước lên phải lội qua nước, khách trên xe bước xuống thì nghe “choét” một tiếng, rồi thì giầy, tất ướt hết...

Đi buýt giờ thuận tiện như vậy nên dù đã nhịn ăn, nhịn mặc, tiết kiệm được khoản tiền có thể mua ôtô cá nhân loại bình dân nhưng tôi quyết định tiếp tục sử dụng xe buýt. Đơn giản vì mỗi ngày, tôi không phải căng thẳng lái xe trên những con đường xe cộ đan vào nhau, nhất là vào khung giờ cao điểm; không phải căng bụng nhịn. Chỉ có điều, sẽ có những lúc bạn bất lực nhìn xe mình cần đổi vào bến đỗ trước xe mình đang đi có vài chục giây mà không làm sao xuống được xe - có nghĩa sẽ phải chờ 15 phút cho chuyến tiếp theo. Có những lúc muộn họp, muộn giờ làm vì xe buýt đến chậm, xe buýt bỏ bến bởi tắc đường. Nhiều lần thời gian đứng chờ xe còn lâu hơn thời gian đi trên xe.... Nhưng cũng có giải pháp, là cố gắng đi sớm và dứt khoát phải dùng phần mềm theo dõi xe buýt để có thể chủ động đi lại.

Nhiều người hỏi tôi vẫn chọn buýt thì số tiền đã tiết kiệm được dành mua xe ôtô để làm gì? Tôi trả lời: Để đi du lịch.

Thu Trà
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".