TP.Hồ Chí Minh: Tranh cãi về hiệu quả của tuyến buýt đường sông

Minh Quân |

Một trong những mục tiêu chính của tuyến buýt đường sông số 1 (Bạch Đằng-Linh Đông) là phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là vào giờ cao điểm nhằm giảm kẹt xe khu vực nội đô TPHCM.

Tuy nhiên, sau hơn nửa năm hoạt động, tuyến buýt đường sông mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch chứ chưa thể hiện đúng chức năng chở khách công cộng.

Chủ yếu chở khách tham quan

Tuyến buýt sông số 1 với điểm đầu là bến Bạch Đằng, Q1, điểm cuối là trạm Linh Đông, quận Thủ Đức dài hơn 10km. Bắt đầu hoạt động từ ngày 25.11.2017 với giá vé 15.000 đồng/lượt. Ngày 13.7, chúng tôi đến bến Bạch Đằng mua vé tàu buýt sông đi đến trạm Linh Đông. Vé được mua nhanh chóng tại quầy vé, đồng giá 15.000 đồng/lượt, khứ hồi hết 30.000 đồng.

Tàu xuất phát lúc 9h30, khách trên tàu chủ yếu là người lớn tuổi, đã nghỉ hưu và khách du lịch nước ngoài chứ không có sinh viên hoặc người đi làm. Những hành khách này đi buýt sông vì tò mò, muốn được trải nghiệm hình thức di chuyển bằng đường sông giữa lòng phố thị.

Chị Trần Thị Hạnh, Q9 cho biết tranh thủ nghỉ hè nên chở con trai vào trung tâm thành phố đi du lịch buýt sông. “Thấy phương tiện cũng thoáng, thoải mái và không chen chúc hay kẹt xe như đi đường bộ. Nhưng hơi ít người đi nên khả năng giảm tải cho giao thông đường bộ chắc là chưa nhiều. Nhưng để du lịch thì rất tốt, có rất nhiều người chọn buýt thủy để tham quan, du lịch, nhìn thành phố từ sông” - chị Hạnh chia sẻ.

So sánh với thời gian di chuyển với buýt thường từ Q1 đi quận Thủ Đức, dù cùng quãng đường di chuyển, nhưng đi buýt thường thời gian chỉ mất 25 phút, mặc dù trên đường đi, xe buýt dừng đón trả khách ở gần 10 trạm và nhiều lần dừng đèn đỏ trong khi tuyến buýt đường sông di chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối hết gần một giờ đồng hồ.

“Tổng thời gian đi lại thông qua buýt đường sông mất khoảng gần một tiếng cho một quãng đường 10km nên chỉ thích hợp với những hành khách không bị áp lực về thời gian, muốn đi tham quan, ngắm cảnh. Những người có nhu cầu sử dụng thường xuyên để đi làm thì đi xe máy hoặc xe buýt chứ không chuyển qua sử dụng buýt đường sông” - anh Trần Văn Bình - hành khách đi buýt đường sông - chia sẻ.

Ngoài ra, nếu xét về bài toán kinh tế, việc di chuyển một chuyến cả đi lẫn về bằng buýt sông trong một ngày sẽ “tiêu tốn” của hành khách 30.000 đồng, trong 1 tháng sẽ “tiêu” hết 900.000 đồng. Trong khi đó, nếu đi xe buýt, người dân chỉ mất từ 112.500 - 135.000 đồng/1 tập 30 vé. Thống kê phía chủ đầu tư dự án cho biết 70% hành khách sử dụng buýt thủy là người dân thành phố muốn đi thử, 13% là khách du lịch ngoại quốc, còn lại là khách vãng lai.

Lượng khách lấp đầy 70% số ghế

Theo đại diện chủ đầu tư dự án - Cty TNHH Thường Nhật, sau hơn nửa năm đi vào hoạt động, lượng khách sử dụng khá ổn định, lượng khách đạt từ 60%-70% số ghế. Theo ông Nguyễn Văn Mỹ - Giám đốc Cty du lịch Lửa Việt - nếu đã xác định buýt sông là vận tải hành khách công cộng thì chưa đạt do kết nối giao thông còn kém.

Các tuyến xe buýt kết nối buýt sông hiện chỉ chạy trên các đường lớn, người dân trong các đường nhỏ muốn đi buýt sông buộc phải đi xe máy tới bến tàu rồi gửi. Nhưng một khi người dân đã đi xe máy thì không việc gì người ta phải gửi xe rồi đi buýt sông. Trong khi nếu buýt sông phục vụ khách du lịch thì cũng không đạt do các bến lên xuống không có gì hấp dẫn, cảnh quan dọc sông cũng khá đơn điệu.

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, để phát huy tối đa năng lực buýt đường sông, không thể chỉ dựa vào doanh nghiệp. TPHCM cần có quy hoạch tổng thể, kết nối toàn bộ hệ thống vận tải công cộng từ dưới nước lên trên bờ, đảm bảo hành trình thuận tiện nhất cho người dân.

Minh Quân
TIN LIÊN QUAN

Buýt đường sông tại TPHCM: Đi chơi thì ổn - đi làm thì bất tiện

MINH QUÂN |

Cơ sở để ra đời dự án buýt sông số 1 (Bạch Đằng - Linh Đông) là vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy nội địa, nhằm giảm áp lực vận tải đường bộ, giảm kẹt xe, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách của người dân. Tuy nhiên, sau gần một tháng đi vào hoạt động, tuyến buýt này hiện chỉ chở khoảng 1.000 khách/ngày – quá ít để giảm tải cho đường bộ và người đi chủ yếu là khách du lịch đi một lần cho biết chứ không phải người thường xuyên đi làm.

Buýt đường sông liệu có giúp giảm kẹt xe?

MINH QUÂN |

Tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy (buýt đường sông) đầu tiên chính thức vận hành từ ngày 25.11, mở ra nhiều hy vọng về việc giải quyết vấn nạn kẹt xe đang nhức nhối hiện nay của TPHCM.

Ngậm ngùi quay về khi đến trải nghiệm buýt đường sông

Nguyễn Đức |

Sau khi tuyến buýt sông đầu tiên của TPHCM vận hành, rất đông người dân thành phố từ khắp nơi đổ về các bến tàu để được đi tàu tham quan trải nghiệm nhưng đành phải ngậm ngùi quay về vì hết vé.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Buýt đường sông tại TPHCM: Đi chơi thì ổn - đi làm thì bất tiện

MINH QUÂN |

Cơ sở để ra đời dự án buýt sông số 1 (Bạch Đằng - Linh Đông) là vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy nội địa, nhằm giảm áp lực vận tải đường bộ, giảm kẹt xe, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách của người dân. Tuy nhiên, sau gần một tháng đi vào hoạt động, tuyến buýt này hiện chỉ chở khoảng 1.000 khách/ngày – quá ít để giảm tải cho đường bộ và người đi chủ yếu là khách du lịch đi một lần cho biết chứ không phải người thường xuyên đi làm.

Buýt đường sông liệu có giúp giảm kẹt xe?

MINH QUÂN |

Tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy (buýt đường sông) đầu tiên chính thức vận hành từ ngày 25.11, mở ra nhiều hy vọng về việc giải quyết vấn nạn kẹt xe đang nhức nhối hiện nay của TPHCM.

Ngậm ngùi quay về khi đến trải nghiệm buýt đường sông

Nguyễn Đức |

Sau khi tuyến buýt sông đầu tiên của TPHCM vận hành, rất đông người dân thành phố từ khắp nơi đổ về các bến tàu để được đi tàu tham quan trải nghiệm nhưng đành phải ngậm ngùi quay về vì hết vé.