Sau 4 năm bỏ thuế nhập linh kiện, ôtô Việt vẫn phụ thuộc lớn vào nước ngoài

Cường Ngô |

Bộ Tài chính cho biết, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thời gian qua đã có sự phát triển, tuy nhiên, mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ôtô, còn phụ thuộc lớn vào sự phân công của các tập đoàn ôtô toàn cầu; chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi.

Số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước tăng không đáng kể

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá về chương trình ưu đãi thuế đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Theo Bộ này, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã có những bước phát triển trong những năm trở lại đây. Tính từ năm 2016 đến năm 2020, xe nhập khẩu đạt 557.000 xe và xe sản xuất lắp ráp trong nước là 1.346.703 xe. Một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ...

Hiện nay, trong nước có khoảng 173 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, trong đó có 56 doanh nghiệp sản xuất xe từ linh kiện rời, 117 doanh nghiệp sản xuất từ xe cơ sở. Có nhiều hãng lớn có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước như Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan, Suzuki, Isuzu, Mercedes-Benz, Hino, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi.

Theo Bộ Tài chính, tổng công suất lắp ráp xe thiết kế đến nay khoảng 755.000 chiếc mỗi năm, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài là 35%, trong nước là 65%.

Ôtô Việt vẫn phục thuộc quá nhiều vào nước ngoài. Ảnh minh hoạ, nguồn Nguyễn Lan
Ôtô Việt vẫn phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài. Ảnh minh hoạ, nguồn Nguyễn Lan

Tổng kết thực hiện Chương trình ưu đãi thuế 0% đối với linh kiện mà doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được, buộc phải nhập khẩu khi đủ điều kiện (từ tháng 11.2017 đến hết tháng 12.2022), Bộ Tài chính cho hay, hiện cả nước có 9 doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí về quy mô, năng lực để tham gia chương trình.

Kể từ khi thực hiện Chương trình, số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2018 đạt 287.586 chiếc, năm 2019 đạt 339.151 chiếc, năm 2020 là 323.892 chiếc, tăng không đáng kể.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, việc miễn thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu, linh kiện lắp ráp ôtô mà trong nước chưa sản xuất được đã thu hút được các doanh nghiệp khác tham gia đầu tư mở rộng sản xuất.

Ví dụ như Công ty Ford đã tăng vốn đầu tư từ 102 triệu USD lên 184 triệu USD để mở rộng quy mô sản xuất, lắp ráp; Công ty Honda và Công ty Mitsubishi cũng đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới và được vận hành vào quý II.2020; Công ty Thaco đầu tư nhà máy mới sản xuất xe ôtô cao cấp trị giá 4.000 tỉ đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới năm 2021; Công ty Thành Công đầu tư thêm một nhà máy tại Ninh Bình, công suất sản xuất 100.000 xe/năm;

Đặc biệt, Công ty Vinfast đầu tư tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp tại Hải Phòng, rộng 335 hecta với tổng vốn đầu tư đạt 3,5 tỉ USD, tạo việc làm cho hơn 3600 lao động năm 2020.

Công nghiệp ôtô Việt vẫn phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài

Dù vậy, Bộ Tài chính khẳng định, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hiện chỉ mới tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ôtô, còn phụ thuộc lớn vào sự phân công của các tập đoàn ôtô toàn cầu; chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.

Theo đó, ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ôtô thực sự, chưa tạo được sự hợp tác, liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ôtô và sản xuất phụ tùng linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Cùng với đó, giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi thấp hơn mục tiêu đề ra, đồng thời thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ còn thấp.

Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ôtô trong nước còn đối mặt sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu (đặc biệt là ôtô từ các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia) và trong vòng 7 - 10 năm tới là các sản phẩm ôtô từ các quốc gia thành viên của Hiệp định CPTPP và EVFTA.

Bên cạnh đó, một số quốc gia trong khu vực như Indonesia và Thái Lan đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà sản xuất ôtô lớn trên thế giới, từ đó khiến cơ hội thu hút các hãng ô tô đầu tư sản xuất lớn ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho Lao Động biết, việc phát triển công nghiệp phụ trợ cho ôtô là chiến lược quan trọng, để phát triển các ngành công nghiệp khác ở Việt Nam, không phụ thuộc quá nhiều từ nhập khẩu bên ngoài.

"Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương là đơn vị thiết kế chiến lược công nghiệp hoá; Chiến lược phát triển ngành ôtô cũng do Bộ Công Thương chủ trì, cho nên Bộ Công Thương buộc phải theo kịp doanh nghiệp trong xu hướng phát triển mới, chứ không phải lúc nào cũng bám theo một số công cụ cũ kỹ", bà Lan nói.

Tập hợp các báo cáo của các bộ ngành liên quan, Bộ Tài chính cho rằng, Chương trình ưu đãi thuế quan đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước, hỗ trợ cho thị trường ổn định và duy trì được sản xuất trước sức cạnh tranh về giá của xe nhập khẩu, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện Chương trình những năm qua đã bộc lộ một số vấn đề cần được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Phát triển ôtô điện cần cú hích chính sách, đừng “đánh trống bỏ dùi"

Cường Ngô |

Theo chuyên gia kinh tế, chiến lược phát triển ngành ôtô do Bộ Công Thương chủ trì, cho nên bộ này bắt buộc phải theo kịp doanh nghiệp trong xu hướng phát triển mới, nhất là lĩnh vực ôtô điện.

Doanh nghiệp không dám làm xe điện "Made in Việt Nam" vì ngóng chính sách

Cường Ngô |

Doanh nghiệp ấp ủ sản phẩm xe điện - một dòng xe bảo vệ môi trường, nhưng chưa dám thực hiện vì phải ngóng chờ chính sách. Một chuyên gia đã phải thốt lên: "Không hiểu tại sao, các bộ ngành, trong đó có Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương vẫn chưa có những chính sách ưu đãi với ôtô điện".

Thái Lan muốn là công xưởng xe điện ASEAN, Việt Nam vẫn "giậm chân tại chỗ"

Anh Tuấn |

Báo cáo chung về chính sách cho xe điện của Bộ Công Thương đã chỉ rõ Việt Nam hầu như chưa có chính sách hỗ trợ phát triển xe điện. Trong khi đó, Thái Lan, Indonesia đã ban hành chính sách từ các năm trước.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Phát triển ôtô điện cần cú hích chính sách, đừng “đánh trống bỏ dùi"

Cường Ngô |

Theo chuyên gia kinh tế, chiến lược phát triển ngành ôtô do Bộ Công Thương chủ trì, cho nên bộ này bắt buộc phải theo kịp doanh nghiệp trong xu hướng phát triển mới, nhất là lĩnh vực ôtô điện.

Doanh nghiệp không dám làm xe điện "Made in Việt Nam" vì ngóng chính sách

Cường Ngô |

Doanh nghiệp ấp ủ sản phẩm xe điện - một dòng xe bảo vệ môi trường, nhưng chưa dám thực hiện vì phải ngóng chờ chính sách. Một chuyên gia đã phải thốt lên: "Không hiểu tại sao, các bộ ngành, trong đó có Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương vẫn chưa có những chính sách ưu đãi với ôtô điện".

Thái Lan muốn là công xưởng xe điện ASEAN, Việt Nam vẫn "giậm chân tại chỗ"

Anh Tuấn |

Báo cáo chung về chính sách cho xe điện của Bộ Công Thương đã chỉ rõ Việt Nam hầu như chưa có chính sách hỗ trợ phát triển xe điện. Trong khi đó, Thái Lan, Indonesia đã ban hành chính sách từ các năm trước.