Cho dù chiếc xe của bạn được trang bị ghế bọc da hay bọc nỉ thì chỉ sau một thời gian sử dụng chúng sẽ bắt đầu bám bụi, cáu bẩn gây mất thẩm mỹ. Hơn nữa, ghế xe hơi tiếp xúc với cơ thể người hàng ngày nên việc vệ sinh ghế thường xuyên rất quan trọng. Thay vì sử dụng dịch vụ ở gara, bạn có thể tham khảo hướng dẫn theo các bước sau đây:
1. Vệ sinh ghế bọc nỉ
- Bước đầu tiên cần làm là vệ sinh chiếc xe sạch sẽ. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị một chiếc máy hút bụi gia đình hoặc loại cầm tay nhỏ, hút hết các bụi bẩn còn bám trên ghế xe, các vị trí nội thất xung quanh.
- Pha bột giặt vào nước nóng, khuấy đều.
- Dùng mút nhúng vào dung dịch xà phòng lau chùi cẩn thận. Chú ý điều chỉnh lượng nước vừa đủ, không để ghế bị sũng nước.
- Sau khi lau sạch các vết bẩn, dùng khăn ướt cọ mạnh để làm sạch xà phòng dính trên ghế. Lặp lại nhiều lần cho tới khi hết hoàn toàn bọt xà phòng.
- Bật điều hòa cho ghế nhanh khô và không có mùi ẩm mốc.
2. Vệ sinh ghế da
Chất liệu da đem lại cảm giác sử dụng thoải mái và sự sang trọng hơn nhiều so với chất nỉ. Tuy vậy đi kèm với nó là mức giá đắt đỏ cùng cách thức bảo quản cầu kỳ. Hiện tại có thể chia chất liệu da trên ghế xe hơi thành 2 loại phổ biến. Loại da trang bị trên các hãng xe hơi Mỹ, Nhật như Ford, Toyota …và loại da từ các hãng xe châu Âu như Mercedes, BMW…
Loại da trên dòng xe Mỹ, Nhật thường có màu đẹp hơn nhưng mỏng và yêu cầu phải bảo dưỡng thường xuyên. Với thời tiết nóng như ở Việt Nam, loại da này sẽ nhanh bị mất màu, hơn nữa khi hư hỏng cũng khó phục hồi hơn.
Loại da trên các dòng xe châu Âu và các xe sang có tuổi thọ lâu hơn, có khả năng chống chịu các tác động bên ngoài. Chú ý đối với loại da này, tài xế không nên hút thuốc trên xe vì sẽ da bị ám màu khói và rất khó khử mùi.
Các bước vệ sinh:
- Đối với ghế da, việc vệ sinh phải cẩn thận hơn. Chú ý làm sạch bụi bẩn, lông tóc bị sót lại ở các rãnh ghế, đây là các tác nhân gây xước, hư hỏng da khi lau chùi.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh ghế da và khăn lau làm từ sợi Microfiber chuyên dụng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những dụng cụ này ở cửa hàng phụ kiện xe hơi.
- Trong quá trình lau, tránh làm ướt sũng bề mặt da.
- Sau khi vệ sinh bằng dung dịch, sử dụng khăn khô để lau sạch, để xe khô tự nhiên.
- Tiếp tục thoa đều kem dưỡng chuyên dụng lên bề mặt da. Chất bảo vệ sẽ khiến da trông bóng bẩy tự nhiên, tránh rạn nứt trong quá trình sử dụng.
Nếu muốn kéo dài tuổi thọ của ghế da, việc thoa kem dưỡng là điều bắt buộc. Tùy theo tần suất sử dụng xe, bạn nên bảo dưỡng ghế da từ 3-5 tuần/lần. Tránh để tình trạng da bị xuống cấp, khi đó chi phí thay mới sẽ tốn kém hơn nhiều.
Tin bài liên quan
- Tư vấn “tất tần tật” về bình cứu hỏa trên ôtô
- Bóc mẽ những bí quyết truyền miệng về tiết kiệm xăng
- Học cách bắt bệnh ôtô cực dễ bằng... mũi
- Quên chìa khóa trong xe, xử lý thế nào?
- Mẹo xử lý vết xước xe tại nhà đơn giản và giá rẻ
- Ôtô “bỗng dưng” chết phanh, xử lý thế nào?
- Tổng hợp mẹo hay, đơn giản tiết kiệm chi phí khi sử dụng xe hơi
- Tự thay lốp xe trên đường: Chỉ là chuyện nhỏ