Công nghiệp hỗ trợ: Bỏ quy định về tính tỉ lệ nội địa hóa ôtô từ 1.10

T.Dũng |

Bộ KHCN đã ban hành Thông tư 11 bãi bỏ 3 văn bản quy phạm pháp luật quy định về phương pháp xác định tỉ lệ nội địa hóa đối với ôtô, áp dụng từ 1.10.2022.

Bãi bỏ 3 văn bản...

Cụ thể, Thông tư 11/2022/TT-BKHCN đã bãi bỏ toàn bộ 3 văn bản quy phạm pháp luật gồm: Thứ nhất là Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 1.10.2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỉ lệ nội địa hóa đối với ôtô; Thứ hai là Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11.5.2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 1.10.2004 về phương pháp xác định tỉ lệ nội địa hóa đối với ôtô và văn bản;  Thứ ba là Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ngày 12.3.2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11.5.2005 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 1.10.2004 về phương pháp xác định tỉ lệ nội địa hóa đối với ôtô.

Đây là một bước ngoặt lớn về đổi mới tư duy trong xây dựng chính sách ngành công nghiệp ôtô trong thời gian tới.

Hơn 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ôtô

Sau gần 30 năm phát triển, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn loay hoay với bài toán nội địa hoá ôtô. Tỉ lệ này liên quan mật thiết tới các ưu đãi về thuế trong Hiệp định AFTA, đồng thời cũng từng được coi là căn cứ để áp dụng các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô.

Mặc dù các doanh nghiệp ôtô nước ngoài vào Việt Nam đều có cam kết về nội địa hoá ôtô, nhưng các cam kết này lại gần như là cam kết "mềm". Hiện nay, tỉ lệ này đều do các doanh nghiệp tự tính và tự công bố. Cụ thể, hãng Toyota công bố đạt từ 7-37% tỉ lệ nội địa hoá, trong đó, xe Toyota Innovat đạt tỉ lệ 37%, các hãng xe còn lại chỉ đạt 7-10%.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, cả nước có khoảng hơn 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ôtô; trong đó, có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô... với sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước.

Tỉ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi thấp hơn mục tiêu đề ra, đồng thời thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: Săm, lốp ôtô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa… Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được ban hành tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg của Thủ tướng năm 2014.

Theo Chiến lược này, đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ôtô; phấn đấu đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ôtô trong nước. Giai đoạn 2026-2035 đáp ứng trên 65% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ôtô trong nước. Chiến lược phấn đấu năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 90.000 chiếc. Dự kiến đến năm 2020, tỉ trọng số lượng xe ôtô đến 9 chỗ, từ 10 chỗ trở lên, ôtô tải, xe chuyên dùng được sản xuất lắp ráp trong nước lần lượt đạt 60%; 90%; 75% và 15% so với nhu cầu nội địa; tổng lượng xe xuất khẩu là 20.000 chiếc, trong đó ôtô đến 9 chỗ và trên 9 chỗ  đều đạt 5.000 chiếc, ôtô tải đạt 10.000 chiếc; xuất khẩu linh kiện, phụ tùng đạt 4 tỉ USD…Tuy nhiên, ngoại trừ ôtô khách, các mục tiêu này đều không đạt được.

Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện cam kết theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), lộ trình khai tử xe động cơ đốt trong cũng đã được ban hành (Quyết định 876/QĐ-TTg ngày 22.7.2022. Đến năm 2050, Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn sang xe chạy điện và năng lượng xanh. Do đó, bỏ quy định về tỉ lệ nội địa hoá là phù hợp. Việt Nam hiện vẫn sử dụng cách tính tỉ lệ nội địa hóa theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước, trong khi đó, các nước ASEAN lại tính theo tổng giá trị của từng chi tiết cộng lại, để hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

T.Dũng
TIN LIÊN QUAN

Cần trợ lực để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bứt phá

T.Dũng |

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang phải đối mặt với 3 “điểm nghẽn” khó để bứt phá, dù có rất nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, ngoài việc hỗ trợ về cơ chế, chính sách thì việc đưa ra các giải pháp về vốn tài chính, công nghệ, mặt bằng sản xuất… là những trợ lực để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bứt phá.

Phát triển Công nghiệp hỗ trợ: Tìm lời giải cho bài toán chất lượng lao động

Thành Long |

Các chuyên gia chỉ ra điểm đáng lo nhất hiện nay của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam là năng suất lao động của lao động địa phương còn thấp, chỉ đạt 14,4%. Đồng thời chất lượng lao động còn ở mức thấp. Vậy đâu là lời giải cho vấn đề này?

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - giải pháp trọng yếu

H.A |

Để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Bình Phước coi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này là giải pháp trọng yếu.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Cần trợ lực để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bứt phá

T.Dũng |

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang phải đối mặt với 3 “điểm nghẽn” khó để bứt phá, dù có rất nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, ngoài việc hỗ trợ về cơ chế, chính sách thì việc đưa ra các giải pháp về vốn tài chính, công nghệ, mặt bằng sản xuất… là những trợ lực để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bứt phá.

Phát triển Công nghiệp hỗ trợ: Tìm lời giải cho bài toán chất lượng lao động

Thành Long |

Các chuyên gia chỉ ra điểm đáng lo nhất hiện nay của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam là năng suất lao động của lao động địa phương còn thấp, chỉ đạt 14,4%. Đồng thời chất lượng lao động còn ở mức thấp. Vậy đâu là lời giải cho vấn đề này?

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - giải pháp trọng yếu

H.A |

Để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Bình Phước coi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này là giải pháp trọng yếu.