Xuyên đêm ngăn "giun tặc"

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Sau thời gian dài bị lên án, tình trạng kích trộm giun ("giun tặc") vẫn chưa thuyên giảm. Không những thế, mùa mưa cũng là lúc nạn kích giun rầm rộ hơn khiến người dân phải ngày đêm trông coi, bảo vệ đất và vườn cây.

Xuyên đêm bảo vệ đất

Ngay từ khi trời sâm sẩm tối, các chủ vườn cam ở xã Thu Phong, huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) đã nhắn tin cho nhau trên nhóm Zalo để phân công nhiệm vụ, cắt cử người theo dõi tại các ngã ba và đi tuần trong vườn. Họ chỉ nhắn tin, không gọi điện, tránh bị nghe lỏm.

Đến 21h, PV theo chân anh Nguyễn Anh Tuân (một chủ vườn ở xã Thu Phong), với trang phục làm vườn, đèn pin chiếu sáng và 1 tuýp nước mục đích để phòng thân.

"Các đối tượng kích trộm giun thường sẽ bỏ chạy khi bị phát hiện. Nhưng cũng có trường hợp manh động chống trả để lấy lại đồ nghề. Tuýp nước này cốt để phòng thân khi xảy ra biến cố", anh Tuân nói.

a
Anh Nguyễn Anh Tuân chuẩn bị vật dụng để đi tuần chống "giun tặc". Ảnh: Minh Nguyễn

Sau hơn 1 giờ đi tuần hết khu vườn rộng hơn 3ha của mình, anh Tuân và một người khác di chuyển về các ngã ba cách vườn khoảng 1km. Đồng thời, tắt đèn xe máy và ngồi im lặng để nghe ngóng.

Trong cả quá trình mật phục tại khu vực ngã ba, anh Tuân thường xuyên dùng Zalo liên hệ với các chủ vườn khác để nắm bắt tình hình và có mặt nếu phát hiện "giun tặc" xâm nhập.

Camera được người dân lắp đặt quanh vườn. Ảnh: Minh Nguyễn.
Camera được người dân lắp đặt quanh vườn. Ảnh: Minh Nguyễn.

Theo ghi nhận của PV, khoảng 1-2 giờ sáng, có rất nhiều xe máy di chuyển từ hướng huyện Kim Bôi về huyện Cao Phong. Theo người dân, nhiều khả năng là các đối tượng đang di chuyển để thực hiện việc kích giun.

Đến 3h sáng, sau khi đi tuần vườn cam của mình, anh Tuân trở về căn lều nhỏ trên đỉnh đồi nghỉ ngơi, kết thúc ca trực.

Mặc dù đêm đó không phát hiện "giun tặc", tuy nhiên theo các chủ vườn, việc canh giữ là rất quan trọng, góp phần ngăn chặn và bảo vệ vườn.

Người dân làm lán trại để chống “giun tặc“. Ảnh: Minh Nguyễn.
Người dân làm lán trại để chống “giun tặc“. Ảnh: Minh Nguyễn.

Tương tự, tại vườn cam của anh Nguyễn Thọ Thể ở thị trấn Cao Phong, trong chiều 19.8, người dân phát hiện một số trường hợp lạ mặt đóng giả người đi câu tại một hồ nước cạnh vườn. Sau đó, những người này lấy danh nghĩa là đào giun để câu cá nhằm thăm dò và sẽ hành động vào buổi tối.

Nắm bắt được ý đồ của đối tượng, đến 3h sáng ngày 20.8, sau khi mật phục tại khu vực gần địa điểm đối tượng đã đào giun, dưới trời tối mịt, anh Thể phát hiện có ánh đèn lấp ló. Tuy nhiên, trời bỗng đổ mưa lớn khiến nhóm của anh Thể phải về lều trú.

Không ngoài dự đoán, đến khi trời sáng, anh Thể đi kiểm tra thì phát hiện nhiều dấu chân còn mới trong vườn.

Người dân chỉ cho PV về hậu quả của việc kích giun. Ảnh: Minh Nguyễn.
Người dân chỉ cho PV về hậu quả của việc kích giun. Ảnh: Minh Nguyễn.

Thành lập tổ xung kích ngăn “giun tặc”

Để ngăn chặn các trường hợp sử dụng kích điện đánh bắt giun, mua, bán, sơ chế, vận chuyển giun, UBND xã Dũng Phong (huyện Cao Phong, Hòa Bình) thậm chí đã thành lập Tổ xung kích để chặn nạn “giun tặc”.

Ông Bùi Văn Liển - Chủ tịch UBND xã Dũng Phong cho biết, từ năm 2021, xã đã thành lập Tổ xung kích để ngăn chặn “giun tặc”, khi phát hiện hộ nào ở xóm nào dùng máy kích điện đánh bắt giun thì các thành viên trong Tổ xung kích báo cáo với xã để xử lý.

Lực lượng chức năng thu giữ các đồ dùng phục vụ việc sấy giun. Ảnh: ĐVCC
Lực lượng chức năng thu giữ các đồ dùng phục vụ việc sấy giun. Ảnh: ĐVCC

Theo ông Liển, các xóm cũng đưa việc sử dụng máy kích điện đánh bắt giun vào hương ước, quy ước của xóm, nếu hộ nào vi phạm thì cuối năm không bình xét gia đình văn hóa.

Đầu tháng 8.2023, Tổ xung kích đã phát hiện ra 2 hộ dân ở xóm Đồng Mới có lò sấy giun. Đó là hộ ông Bùi Văn Hiếu và ông Bùi Văn Kiển.

Sau khi được Công an xã và Tổ xung kích giải thích, tuyên truyền về hậu quả và tác hại của việc sử dụng máy kích điện đánh bắt giun, 2 hộ dân ở xóm Đồng Mới đã cam kết tháo dỡ toàn bộ lò sấy giun; đồng thời, xin hứa sẽ dừng việc kích giun, thu mua, sơ chế giun đất.

2 lò sấy giun trên địa bàn xã Dũng Phong, huyện Cao Phong đã được tháo dỡ. Ảnh: Minh Nguyễn.
2 lò sấy giun trên địa bàn xã Dũng Phong, huyện Cao Phong đã được tháo dỡ. Ảnh: Minh Nguyễn.

Theo lời khai của 2 hộ dân có lò sấy giun ở xóm Đồng Mới tại biên bản làm việc mà Công an xã Dũng Phong, trung bình mỗi ngày sử dụng kích điện sẽ đánh bắt được khoảng 40 kg giun tươi, với giá dao động từ 35.000 – 40.000 đồng/kg tùy loại.

Khoảng 12 kg giun tươi sau khi sấy sẽ thu được 1 kg giun khô và được bán với giá 600.000 – 700.000 đồng/kg cho đầu mối ở tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn huyện Cao Phong đã xảy ra 36 vụ, 40 đối tượng (31 đối tượng ngoài huyện, 9 đối tượng trong huyện); thu giữ 38 máy kích điện.

Trong đó, 6 tháng đầu năm 2023 đã xảy ra 19 vụ, 20 đối tượng (18 đối tượng ngoài huyện, 2 đối tượng trong huyện), thu giữ 18 máy kích điện.

Minh Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Loay hoay ngăn chặn "giun tặc"

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tình trạng kích trộm giun đất đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có chế tài nào để xử lý vấn đề này.

"Giun tặc" hoành hành: Có gì trong những lò sấy giun xuất khẩu?

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tình trạng kích giun đất trộm làm ảnh hưởng đến cây cối hoa màu, khiến người dân bức xúc. Trong khi các lò sấy, nơi tiếp tay, tiêu thụ cho hoạt động kích giun vẫn hoạt động ngang nhiên.

"Giun tặc" lộng hành, nông dân lao đao, hoa màu kiệt quệ

Minh Nguyễn |

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra tình trạng "giun tặc", hoạt động với quy mô rầm rộ, làm ảnh hưởng đến cây cối hoa màu và khiến người dân bức xúc.

Diễn biến vụ anh trai tâm thần tặng em gái toàn bộ nhà đất

QUANG ĐẠI |

Việc em gái biết rõ anh trai là người tâm thần nhưng vẫn nhận tặng tài sản từ người anh, theo các chuyên gia pháp lý thì người em gái không thể vô can.

Giải mã cơn sốt tìm mua nhà tập thể cũ ở Hà Nội

THU GIANG |

Phân khúc nhà tập thể cũ đang được nhiều người gần đây săn lùng khi các dự án chung cư mới tại TP Hà Nội dần trở nên khan hiếm. Điều đáng nói, dù tiện ích thiếu đủ thứ nhưng đa số căn nhà tập thể này đang được bán với mức giá hàng trăm triệu đồng/m2, ngang ngửa phân khúc chung cư cao cấp tại nội đô.

Mẹ sắp mất việc khi con vào đại học

Phương Ngân |

Nhiều lao động nghèo tại TPHCM chuẩn bị mất việc khi làn sóng cắt giảm lao động chưa dừng lại. Có những người dự định về quê khi không còn nguồn sinh kế, số khác cố gắng ở lại vì tương lai các con.

Sở Y tế TPHCM yêu cầu làm rõ thông tin bác sĩ bị tố xâm hại tình dục người nhà bệnh nhân

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Liên quan đến thông tin một cô gái 21 tuổi (là người nhà của bệnh nhân) tố cáo bác sĩ N.Q.C tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh có hành vi xâm hại tình dục, tối 24.8, Sở Y tế TP đã yêu cầu Bệnh viện Ung bướu TP nhanh chóng làm rõ vụ việc.

Tại tòa, nguyên Phó Bí thư tỉnh đoàn Yên Bái phủ nhận toàn bộ cáo buộc

Long Nguyễn |

Ngày đầu xét xử, khi được hỏi có đồng ý hay không về các cáo buộc của Viện Kiểm sát đối với cá nhân, ông Đinh Tiến Hùng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái - đã bác bỏ hoàn toàn.

Loay hoay ngăn chặn "giun tặc"

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tình trạng kích trộm giun đất đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có chế tài nào để xử lý vấn đề này.

"Giun tặc" hoành hành: Có gì trong những lò sấy giun xuất khẩu?

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tình trạng kích giun đất trộm làm ảnh hưởng đến cây cối hoa màu, khiến người dân bức xúc. Trong khi các lò sấy, nơi tiếp tay, tiêu thụ cho hoạt động kích giun vẫn hoạt động ngang nhiên.

"Giun tặc" lộng hành, nông dân lao đao, hoa màu kiệt quệ

Minh Nguyễn |

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra tình trạng "giun tặc", hoạt động với quy mô rầm rộ, làm ảnh hưởng đến cây cối hoa màu và khiến người dân bức xúc.