Xuất khẩu lao động cầm cự chờ ngày mở lại

ĐÌNH TRƯỜNG |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, quy trình xuất khẩu lao động ra một số nước như Nhật Bản gần như bị đình trệ. Nhiều doanh nghiệp, người lao động trong lĩnh vực này đang phải cầm cự chờ đợi. Phía cơ quan chức năng Việt Nam cũng đang yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo về những ảnh hưởng để phối hợp với Nhật Bản tìm cách tháo gỡ các khó khăn nêu trên.

Học thêm, làm thêm chờ xuất cảnh

Nhận được đơn đóng gói thực phẩm tại Nhật Bản vào tháng 12.2020 nhưng anh Trần Văn Xuân (sinh năm 1994, Hà Nội) đến nay vẫn chưa thể xuất cảnh do dịch COVID-19. Trong thời gian này, anh đang tranh thủ rèn luyện, học thêm tiếng Nhật để có vốn ngôn ngữ chắc chắn hơn.

"Chuyến bay bị hoãn nên tôi cũng thấy lo lắng. 13 tháng học tập tại trung tâm chỉ mong đến ngày lên đường mà đành phải hoãn lại. Giờ tôi chỉ cố gắng tranh thủ thời gian chờ đợi này để học thêm tiếng Nhật, cốt để không lãng phí và củng cố hơn cho việc giao tiếp, phục vụ cho công việc sau này" - anh Trần Văn Xuân tâm sự.

Cũng trong tình cảnh tương tự, chị Võ Thu Hạnh (sinh năm 1996, quê Thanh Hoá) cho biết, lịch chuyến bay của chị vào khoảng tháng 2.2021 nhưng đến giờ vẫn chưa biết sẽ kéo dài đến khi nào. Tiến thoái lưỡng nan, nếu bỏ dở lúc này, chị Hạnh có thể mất trắng số tiền đã nộp vào công ty xuất khẩu lao động.

"Bình thường 1-2 tháng, từ khi nhận được đơn hàng, người lao động tại trung tâm tôi theo học đã có thể xuất cảnh rồi. Chờ đợi suốt 4 tháng qua mà vẫn chưa được bay nên tôi rất sốt ruột. Chỉ mong đến ngày xuất cảnh thôi, được làm việc để phần nào gỡ gạc lại phần nào. Chứ riêng khoản phí đặt cọc đã gần 100 triệu đồng" - chị Hạnh cho hay.

Những người như chị Hạnh trong thời điểm này vẫn đang cố gắng chờ đợi, thậm chí tìm cách liên lạc với các senpai (người đi trước) đang làm việc ở các công ty nước ngoài để nắm bắt thêm thông tin phía nước bạn. Hầu hết đều cố gắng động viên nhau rằng nhu cầu tuyển dụng vẫn rất lớn chỉ đợi ngày dịch ổn là có thể xuất cảnh.

Trong khi đó, một số lao động trong thời gian bị trì hoãn đi nước ngoài đã tranh thủ làm thêm việc khác để trang trải. Theo đúng dự kiến, chị Nguyễn Thị Hằng (sinh năm 1992, Thanh Hoá) đã có mặt tại Nhật Bản vào tháng 2 năm nay. Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến kế hoạch này không thể thực hiện như ban đầu. Tận dụng trong khoảng thời gian chờ bay, chị Hằng đã nhận thêm công việc làm mi giả tại nhà phụ giúp gia đình.

Theo chị Hằng, phần lớn các học viên nhận đơn làm công việc in ấn tại tỉnh Osaka (Nhật Bản) đều đã hoãn chuyến bay. Trong thời gian chờ đợi, chị Hằng và các thành viên cùng trung tâm dạy tiếng đã lên mạng tìm việc làm, tranh thủ kiếm thêm thu nhập khi nhàn rỗi.

Chị Hằng chia sẻ: "Hôm trung tâm báo sẽ hoãn chuyến bay, mặc dù chúng tôi cũng hơi hụt hẫng nhưng đành phải chấp nhận. Biết là không thể thay đổi tình thế, chúng tôi rủ nhau tìm việc làm thêm trong thời gian chờ bay. Công việc làm mi giả hiện tại tuy chỉ là tạm thời nhưng cũng giúp tôi có thêm từ 2 - 3 triệu đồng/tháng để trang trải cuộc sống".

Doanh nghiệp gần như "đóng băng"

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Nhật Tân - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD, đơn vị chuyên đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc cho biết, công ty đang ở trong giai đoạn khó khăn, gần như mọi hoạt động đang bị đình trệ.

"Từ hơn một năm nay rồi, phần tuyển mới và đào tạo học viên mới của công ty tôi gần như không có. Chỉ còn lượng học viên đã tuyển trước đợt dịch và chưa thể xuất cảnh do dịch bệnh. Hiện chúng tôi duy trì các lớp học online cho các đỡ quên kiến thức. Nhưng thực sự vẫn khó khăn do các kế hoạch phía trước đang tương đối mù mịt" - ông Lê Nhật Tân cho biết. Theo ông Tân, công ty cũng hết sức tạo điều kiện để động viên và hỗ trợ người lao động giai đoạn này.

"Bản thân một số học viên do đợi lâu quá nên hủy chương trình, phía công ty cũng trả lại chi phí học tập. Cũng rất nan giải nhưng đây là điều không ai mong muốn, có những lao động đã đợi cả năm nay rồi nhưng dịch bệnh phải chấp nhận" - đại diện Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD nói.

Đại diện một đơn vị xuất khẩu lao động khác cũng nói với PV Báo Lao Động, đơn vị chỉ làm mảng lao động sang Nhật Bản nên ảnh hưởng từ dịch bệnh là hết sức nặng nề.

"Nguồn học viên để phỏng vấn không có. Dịch này có ai đi xuất khẩu lao động đâu. Phía Nhật Bản họ cũng chưa cho sang. Chỉ có số trúng tuyển tồn đọng lại là chúng tôi duy trì các lớp dạy trực tuyến" - vị này cho biết.

Ông Nguyễn Tiến San - Chánh văn phòng Hiệp hội xuất khẩu lao động cho biết, do dịch bệnh kéo dài khiến các doanh nghiệp trong lĩnh vực đều thu hẹp quy mô kinh doanh. Các doanh nghiệp cố gắng cầm cự từng ngày nhưng khó khăn ngày càng lớn. Theo đó, một số công ty để tiếp tục tồn tại đã phải điều chỉnh lại chính sách tiền lương cho nhân viên, cắt giảm chi phí tiếp khách, đi lại, văn phòng,... hoặc thậm chí là phải tạm thời chuyển hướng sang một số lĩnh vực kinh doanh khác.

Về vấn đề này, mới đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội) đã yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo tình hình thực tập sinh, lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Cụ thể, do diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, nhiều thực tập sinh, lao động không thể xuất cảnh, về nước theo kế hoạch dự kiến đã gây ảnh hưởng tới hoạt động đưa lao động, thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản của các doanh nghiệp. Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị các doanh nghiệp thực hiện báo cáo số lượng lao động, thực tập sinh chờ xuất cảnh, về nước để có số liệu đầy đủ, chính xác làm cơ sở đề xuất với các cơ quan chức năng của Việt Nam và Nhật Bản tháo gỡ tình trạng khó khăn nêu trên.

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt là công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Báo Lao Động phát động Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Bộ Y tế để mua vaccine, tiêm cho công nhân, người lao động nghèo trên toàn quốc.

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” xin gửi về Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Hơn 160 người lao động bị lừa xuất khẩu lao động Hàn Quốc đã về nhà

Hữu Long |

Đó là thông tin được ông Nguyễn Hòa - Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) xác nhận chiều 19.5, sau khi 165 người từ nhiều nơi trên cả nước bị lừa đưa đi xuất khẩu lao động rồi bỏ rơi tại Đà Nẵng.

Khởi tố vụ ôm tiền tỉ, lừa xuất khẩu lao động Hàn Quốc rồi bỏ trốn

Hữu Long |

Công an Đà Nẵng vừa khởi tố hình sự vụ án lừa đảo lấy tiền, hứa đưa 165 người đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc rồi bỏ rơi ở Đà Nẵng.

Bố cáo giấy phép xuất khẩu lao động của GVC VINA: Số 1277/LĐTBXH-GP

Kiên Nguyễn |

Công ty cổ phần xây dựng nhân lực Giavi Việt Nam (GVC VINA) được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép số 1277/LĐTBXH-GP, ngày 20.4.2021 về Hoạt động Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Hình hài tuyển Việt Nam dưới thời ông Philippe Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier đã triệu tập 22 cầu thủ tuyển Việt Nam tập trung vào ngày 8.3 tới.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện nếu không đủ than cho sản xuất điện

Cường Ngô |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp than chịu trách nhiệm toàn diện nếu không cung cấp đủ than theo cam kết dẫn tới thiếu than cho sản xuất điện và đạm trong nước.

Phong toả hiện trường, điều tra nghi án cướp tại phòng giao dịch ngân hàng ở TPHCM

ANH TÚ |

TPHCM - Nghi cướp tại phòng giao dịch của một ngân hàng trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, cảnh sát phong tỏa hiện trường để điều tra, làm rõ.

Gói tín dụng nhà ở 120.000 tỉ: Ai được hỗ trợ, lãi suất bao nhiêu?

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Mức lãi suất thấp theo gói tín dụng 120.000 tỉ đồng, dự kiến thấp hơn 1,5-2% so với mức vay thông thường của ngân hàng. Trong đó, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng chủ yếu tập trung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, tổ chức kinh tế.

3 yêu cầu để thoả thuận mua điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Cường Ngô |

Để đi đến thoả thuận giá mua điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, vận hành thương mại sau hơn 2 năm chờ đợi, Bộ Công Thương đưa ra 3 yêu cầu trong nguyên tắc xác định giá phát điện.

Hơn 160 người lao động bị lừa xuất khẩu lao động Hàn Quốc đã về nhà

Hữu Long |

Đó là thông tin được ông Nguyễn Hòa - Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) xác nhận chiều 19.5, sau khi 165 người từ nhiều nơi trên cả nước bị lừa đưa đi xuất khẩu lao động rồi bỏ rơi tại Đà Nẵng.

Khởi tố vụ ôm tiền tỉ, lừa xuất khẩu lao động Hàn Quốc rồi bỏ trốn

Hữu Long |

Công an Đà Nẵng vừa khởi tố hình sự vụ án lừa đảo lấy tiền, hứa đưa 165 người đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc rồi bỏ rơi ở Đà Nẵng.

Bố cáo giấy phép xuất khẩu lao động của GVC VINA: Số 1277/LĐTBXH-GP

Kiên Nguyễn |

Công ty cổ phần xây dựng nhân lực Giavi Việt Nam (GVC VINA) được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép số 1277/LĐTBXH-GP, ngày 20.4.2021 về Hoạt động Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.