Xử lý thế nào khi hơn 206.400 lao động bị trốn đóng Bảo hiểm xã hội?

Nhóm PV |

Trả lời câu hỏi về việc hơn 206.400 lao động bị trốn đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đã hướng dẫn Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết theo hướng thu đến đâu tính đến đó. Với những người chuyển doanh nghiệp thì tạo điều kiện chốt sổ để tiếp tục đóng BHXH.

Việc chậm đóng BHXH gây hệ lụy lớn

Thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Trong phần đặt câu hỏi chất vấn, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến việc rút BHXH một lần. Đại biểu Ma Thị Thúy (Đoàn Tuyên Quang) cho rằng, việc chậm đóng BHXH gây hệ lụy lớn, đặc biệt hơn 206.400 lao động bị treo quyền lợi, vậy nguyên nhân của tình trạng trên và biện pháp khắc phục là gì?

"Dư luận rất bức xúc trước việc 4.240 chủ hộ bị thu sai BHXH bắt buộc trong thời gian dài. Quan điểm Bộ trưởng thế nào và sẽ xử lý ra sao?", bà Thúy chất vấn.

Ông Đào Ngọc Dung cho biết, cơ quan công quyền làm sai thì phải xin lỗi và xử lý theo quy định.

Hiện có ba hướng xử lý: Thứ nhất chuyển chủ hộ sang diện đóng bắt buộc; thứ hai chuyển sang BHXH tự nguyện nếu người đóng đồng ý, thứ ba nếu không đồng ý thì phải thoái thu.

Với quan điểm đảm bảo quyền lợi của chủ hộ, ông Đào Ngọc Dung nói nên sớm đưa họ vào diện đóng bắt buộc.

Về hướng xử lý quyền lợi cho hơn 206.400 lao động bị trốn đóng BHXH, Bộ trưởng cho hay, đã hướng dẫn Bảo hiểm xã hội Việt nam giải quyết theo hướng thu đến đâu tính đến đó.

Với những người chuyển doanh nghiệp thì tạo điều kiện chốt sổ để họ tiếp tục đóng BHXH.

Ông cho rằng, biện pháp căn cơ là phải sửa Luật Bảo hiểm xã hội, sớm trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 cuối năm 2023.

Dự thảo đã bổ sung làm rõ hành vi chậm, trốn đóng vì hành vi trốn đóng trước đây được đưa vào Bộ luật Hình sự nhưng chưa xác định rõ. Vì vậy, TPHCM có 84 đơn thư, hồ sơ khởi kiện nhưng chưa xử lý được vụ nào.

"Cần áp dụng chế tài mạnh hơn với hành vi này như ngừng hóa đơn, cấm xuất cảnh bởi các biện pháp như hiện nay không có hiệu quả", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Liên quan tiền chậm, trốn đóng BHXH của doanh nghiệp đã phá sản, chủ bỏ trốn khi nợ phải tính lãi hết năm 2022 hơn 8.560 tỉ đồng, đại biểu Trần Quốc Quân (Tỉnh đoàn Long An) đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để thu hồi BHXH còn nợ?

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn. Ảnh: QH
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn. Ảnh: QH

Trưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nói, cho đến nay, số chậm, trốn đóng thực tế còn khoảng hơn 3.000 tỉ đồng. Năm 2018, tỉ lệ chậm đóng 0,6% nhưng nay đã giảm xuống 0,29%.

Để tình trạng doanh nghiệp chậm, trốn đóng kéo dài chủ yếu do công tác kiểm tra, thu chi của cơ quan chức năng "chưa đến nơi đến chốn". Đáng lẽ nợ một tháng là phải thanh kiểm tra để chấn chỉnh thì để tới ba tháng.

"Nhưng chậm nộp không sợ vì có thể bị phạt lãi, trốn đóng mới sợ. Thời gian tới, Bộ cùng các cơ quan liên ngành sẽ chấn chỉnh việc này", ông Đào Ngọc Dung cho hay.

Có nên thành lập quỹ hỗ trợ người lao động

Chất vấn tại phiên họp, đại biểu Tráng A Dương (Đoàn tỉnh Hà Giang) nêu câu hỏi, do dịch COVID-19 lan rộng, tình trạng lao động mất việc làm và rút bảo hiểm xã hội một lần đã ảnh hưởng rất nhiều đến an sinh xã hội. Đại biểu đề nghị, Bộ trưởng nêu rõ có nên thành lập một quỹ nhằm giúp người lao động ổn định cuộc sống?

Khái quát về tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin, diễn biến căng thẳng về việc này bắt đầu từ năm 2022.

Về gợi ý thành lập quỹ hỗ trợ người lao động, theo Bộ trưởng, chỉ là một giải pháp. Còn việc để ngăn chặn tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần cần rất nhiều giải pháp đồng bộ, cơ bản nhất là đảm bảo công ăn việc làm, đời sống của người lao động. Việc lập quỹ, nếu có, với quy mô tác động lớn như thế này phải nghiên cứu kỹ, đánh giá tác động một cách thấu đáo.

Đại biểu Trần Quang Minh nêu vấn đề, việc lao động Việt Nam bỏ trốn khi lao động tại nước ngoài ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia và nhiều lao động khác có ý định xuất khẩu lao động. Dù đã có chế tài nhưng tình trạng này vẫn diễn ra ở một số nước là thị trường xuất khẩu lao động sôi động. "Theo Bộ trưởng, cần có giải pháp gì?", ông Minh hỏi.

Bộ trưởng Dung cho biết, tình trạng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài rồi ở lại, không về nước theo đúng thời gian hiện nay không bức xúc bằng năm 2017.

Thời điểm đó, ông cũng trả lời chất vấn Quốc hội, đã báo cáo gần 52,5% lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc khiến nước này dừng nhận lao động Việt Nam.

Sau đó, Việt Nam kiên trì thực hiện các giải pháp, phía nước bạn xử lý hình sự những người trốn ở lại. Đến nay, theo yêu cầu của Hàn Quốc, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dừng xuất khẩu lao động ở 18 huyện của 9 tỉnh có tỉ lệ lao động trốn ở lại nhiều, do đó, chỉ còn 24,6% lao động hết hợp đồng không về nước.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Quỹ Bảo hiểm xã hội đã gấp 175 lần so với quy mô đầu tư quỹ năm 1998

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra giải pháp để nâng cao tốc độ sinh lời của Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Phối hợp hoàn thiện hồ sơ khởi kiện vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội

Kiều Vũ |

Hà Nội – Chiều 5.6, ông Phạm Quang Thanh – Uỷ viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và ông Phan Văn Mến – Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội ký Quy chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2023-2028.

5 tháng đầu năm, Ninh Bình có 3.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 31.5, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có gần 3.000 trường hợp rút BHXH một lần với tổng số tiền trên 96 tỉ đồng, ngành BHXH tỉnh Ninh Bình đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người lao động không nên rút tiền BHXH một lần.

Sai phạm tại dự án Mường Thanh Bắc Ninh cần phải xử lý nghiêm

Trần Tuấn |

Luật sư cho rằng, hành vi của chủ đầu tư dự án Mường Thanh Bắc Ninh có dấu hiệu của tội "Lừa dối khách hàng", cần phải được xử lý nghiêm.

Đề thi Toán lớp 10 TPHCM thí sinh khó đạt điểm 8, có câu hỏi dạng lạ

Chân Phúc - Quế Trân |

Câu 8 hình học trong đề thi Toán tuyển sinh 10 tại TP Hồ Chí Minh được nhiều thí sinh đánh giá khá phức tạp, đánh đố. Thí sinh khó đạt điểm 8.

Con gái cố NSƯT Vũ Linh bị cô ruột kiện, đòi chia tài sản

DI PY |

TAND quận Phú Nhuận cho biết đã thụ lý vụ tranh chấp thừa kế di sản của cố NSƯT Vũ Linh. Theo đó, bà Hồng Nhung (em gái cố nghệ sĩ) kiện Hồng Loan (con gái Vũ Linh), đòi hưởng tài sản liên quan của NSƯT Vũ Linh để lại sau khi qua đời.

Tai nạn trong đêm ở Vĩnh Phúc, 2 thanh niên tử vong tại chỗ, 4 người bị thương nặng

Tân Văn |

Vĩnh Phúc - Cả 2 xe mô tô đều chở 3 người, lưu thông với tốc độ cao dẫn đến hậu quả nghiêm trọng sau khi xảy ra tai nạn.

Hàng triệu sĩ tử Trung Quốc bước vào kì thi đại học khốc liệt nhất thế giới

Thanh Hà |

Hàng triệu học sinh Trung Quốc tham gia kì thi đại học nổi tiếng khắc nghiệt trong ngày 7.6, lần đầu tiên kể từ khi nước này dỡ bỏ chính sách zero-COVID.

Quỹ Bảo hiểm xã hội đã gấp 175 lần so với quy mô đầu tư quỹ năm 1998

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra giải pháp để nâng cao tốc độ sinh lời của Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Phối hợp hoàn thiện hồ sơ khởi kiện vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội

Kiều Vũ |

Hà Nội – Chiều 5.6, ông Phạm Quang Thanh – Uỷ viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và ông Phan Văn Mến – Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội ký Quy chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2023-2028.

5 tháng đầu năm, Ninh Bình có 3.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 31.5, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có gần 3.000 trường hợp rút BHXH một lần với tổng số tiền trên 96 tỉ đồng, ngành BHXH tỉnh Ninh Bình đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người lao động không nên rút tiền BHXH một lần.