Xử lý san gạt, cải tạo mặt bằng không đúng quy định: Lâm Đồng than khó do vướng luật và từ ngữ

Nhiệt Băng |

Sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản số 5912, đề ra các biện pháp, yêu cầu các cấp chức năng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi san gạt, cải tạo mặt bằng để sản xuất nông nghiệp trái phép thì phát sinh những vướng mắc, làm cấp dưới “đau đầu”.

Nở rộ san gạt, cải tạo mặt bằng

Những năm gần đây, Lâm Đồng phổ biến thực trạng các tổ chức, cá nhân đổ xô san gạt, cải tạo mặt bằng để làm nhà kính trồng hoa, rau quả... Tuy nhiên, hoạt động san gạt, cải tạo mặt bằng để sản xuất nông nghiệp tại một số địa phương đã gây sạt lở đất, lấn chiếm đất, sông, suối, ao, hồ, phá vỡ cảnh quan môi trường xung quanh, ô nhiễm môi trường.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, một số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lợi dụng việc san gạt, cải tạo mặt bằng để khai thác khoáng sản, sử dụng đất san gạt bán làm vật liệu san lấp, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước tại địa phương và tạo dư luận không tốt trong xã hội. Đó là lý do mà ngày 13.9.2019, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản số 5912, đề ra các biện pháp, yêu cầu các cấp chức năng kiểm tra, triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm.

Sau khi văn bản 5912 ban hành, các địa phương đã xử phạt vi phạm hành chính tổng cộng 138 trường hợp san gạt, khai thác đất trái phép với số tiền hơn 675 triệu đồng (tính đến tháng 6.2020). Ngoài việc xử lý vi phạm hành chính, các tổ chức, cá nhân còn bị tạm giữ phương tiện trong vòng 30 ngày, yêu cầu dừng hành vi vi phạm, cải tạo, phục hồi môi trường khu vực.

Theo Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng, việc ban hành văn bản số 5912 đã đáp ứng nhu cầu san gạt, cải tạo mặt bằng phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo cảnh quan môi trường, nâng cao hiệu quả, giá trị sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội; hạn chế việc tự ý san gạt, cải tạo mặt bằng làm thay đổi địa hình, độ dốc, phá vỡ quy hoạch chung, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường; tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước.

Vướng luật và “rối” từ ngữ

Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng cho rằng, Lâm Đồng là tỉnh miền núi, địa hình đồi, dốc, nên khi xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp phải san gạt để tạo mặt bằng. Và trong quá trình thực hiện, phát sinh đất dôi dư và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đá, cát) cần phải vận chuyển đi nơi khác. Tuy vậy, theo quy định của Luật khoáng sản năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này, thì các trường hợp nêu trên không được vận chuyển, mua bán mà chỉ được đăng ký, sử dụng cho nội bộ công trình.

Thực tế có trường hợp vận chuyển đất dôi dư, khoáng sản thông thường ra khỏi khu vực san gạt để lấy mặt bằng không mua bán hoặc có trường hợp bán cho tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu và cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với khối lượng vận chuyển, tiêu thụ. Tuy vậy, theo quy định về pháp luật khoáng sản thì lại không được phép. Vì vậy, gây khó khăn cho người dân và cơ quan quản lý nhà nước.

Theo Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng, năm 2018, Thanh tra Bộ TNMT, Tổng cục Địa chất và khoáng sản VN có văn bản trả lời đất san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, sản phẩm dôi dư khi san gạt, cải tạo mặt bằng thu hồi sử dụng cho công trình khác phải được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.

Đồng thời tại văn bản số 5069 (ngày 18.9.2018) của Bộ TNMT trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV gửi Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng có nội dung xác định đất san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Việc cấp phép, gia hạn, thu hồi giấy phép được thực hiện theo quy định hiện hành đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Do đó, việc sử dụng đất dôi dư trong quá trình san gạt, cải tạo mặt bằng để san lấp các công trình khác sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này.

Đáng chú ý, Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng tỏ ra “bối rối” trước cụm từ “ruộng bậc thang”. Cụ thể, cơ quan này không biết hình thức canh tác trên địa hình đồi dốc thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng có được gọi là “ruộng bậc thang” hay không?

Lý lẽ cho sự “bối rối” trên, Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng viện dẫn, theo điểm a, khoản 3, Điều 3, Nghị định số 91 (ngày 19.11.2019) của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai quy định hủy hoại đất, có quy định hành vi hủy hoại đất trong trường hợp làm biến dạng địa hình nhưng trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành “ruộng bậc thang” và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư được UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất, thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận.

Tuy nhiên, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật lại chưa giải thích từ ngữ cho cụm từ “ruộng bậc thang” như những trường hợp cải tạo đất, san gạt, cải tạo mặt bằng để tạo bằng, tạo tầng, hình thức canh tác trên địa hình đồi dốc thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng có được gọi là “ruộng bậc thang” hay không và chưa có thủ tục hành chính, gây khó khăn trong quá trình triển khai, áp dụng khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Do vậy, ngày 4.12.2019, Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản xin ý kiến hướng dẫn của Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ TNMT) nhưng đến nay chưa nhận được ý kiến hướng dẫn.

Mới đây, Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản đề nghị Chính phủ cho phép thu hồi, vận chuyển khối lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong quá trình cải tạo đất, san gạt, cải tạo mặt bằng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, các công trình phụ trợ để sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà ở và thực hiện nghĩa vụ tài chính cho nhà nước; đề nghị Bộ TNMT giải thích cho cụm từ “ruộng bậc thang”.

Nhiệt Băng
TIN LIÊN QUAN

Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng "bối rối" với cụm từ "ruộng bậc thang"

Nhiệt Băng |

Do "bối rối" với cụm từ "ruộng bậc thang" khi áp dụng vào thực tiễn tại địa phương nên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng phải hỏi Tổng Cục quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Lâm Đồng: Mất rừng, khi giao rừng cho doanh nghiệp quản lý

Nhiệt Băng |

Hàng loạt vụ phá rừng, để mất rừng diễn ra tại tỉnh Lâm Đồng thời gian qua làm dấy lên dấu hỏi lớn về công tác giám sát sau khi giao rừng cho các doanh nghiệp tư nhân quản lý, sử dụng, đầu tư dự án... Nhiều diện tích rừng bị mất, cơ quan chức năng tỉnh này yêu cầu chủ rừng bồi thường thiệt hại, nhưng phải mất một thời gian rất lâu, rừng mới được hy vọng được phục hồi.

Hồi âm: Tạo điều kiện cho công dân cải tạo mặt bằng

Tiến Nguyễn |

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản số 7399 gửi Báo Lao Động về việc xử lý đơn của ông Nguyễn Chánh Trung về việc liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Km 123 + 105 - km 268 tỉnh Lâm Đồng.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng "bối rối" với cụm từ "ruộng bậc thang"

Nhiệt Băng |

Do "bối rối" với cụm từ "ruộng bậc thang" khi áp dụng vào thực tiễn tại địa phương nên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng phải hỏi Tổng Cục quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Lâm Đồng: Mất rừng, khi giao rừng cho doanh nghiệp quản lý

Nhiệt Băng |

Hàng loạt vụ phá rừng, để mất rừng diễn ra tại tỉnh Lâm Đồng thời gian qua làm dấy lên dấu hỏi lớn về công tác giám sát sau khi giao rừng cho các doanh nghiệp tư nhân quản lý, sử dụng, đầu tư dự án... Nhiều diện tích rừng bị mất, cơ quan chức năng tỉnh này yêu cầu chủ rừng bồi thường thiệt hại, nhưng phải mất một thời gian rất lâu, rừng mới được hy vọng được phục hồi.

Hồi âm: Tạo điều kiện cho công dân cải tạo mặt bằng

Tiến Nguyễn |

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản số 7399 gửi Báo Lao Động về việc xử lý đơn của ông Nguyễn Chánh Trung về việc liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Km 123 + 105 - km 268 tỉnh Lâm Đồng.