Xử lý những trường hợp sử dụng trạm BTS giả để phát tán tin nhắn rác

KHÁNH AN |

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) cho biết đã rà soát, phát hiện, phối hợp lực lượng Công an bắt giữ, xử lý những trường hợp sử dụng trạm BTS giả để phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.

Cụ thể, Bộ TTTT đã chỉ đạo Thanh tra Bộ, Cục Tần số vô tuyến điện, các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, VNPT, Mobifone) thường xuyên rà soát, phát hiện, phối hợp lực lượng Công an bắt giữ, xử lý những trường hợp sử dụng BTS giả để phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo; cơ bản đã ngăn chặn được tình trạng này.

Thông tin này được ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông - nhấn mạnh trong cuộc họp báo cung cấp thông tin của Bộ TTTT chiều 8.8.

Liên quan tới việc quản lý thông tin thuê bao, ngăn chặn cuộc gọi rác, tin nhắn rác, ông Nhã cho biết, trong tháng 7.2023, Bộ TTTT tiếp tục thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao.

Theo đó, Bộ đã yêu cầu nhà mạng truyền thông tới các chủ thuê bao, đặc biệt là những người sở hữu trên 10 sim.

Tính đến 19.7, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ TTTT và sự vào cuộc tích cực của các nhà mạng cùng với sự ủng hộ, phối hợp của người dân, khách hàng, việc xử lý thuê bao đứng tên nhiều sim (trên 10 sim) không đúng quy định đã thu được những kết quả tích cực.

Đến giữa tháng 7.2023, các doanh nghiệp đã rà soát, làm rõ việc sở hữu đối với tất cả 100% các thuê bao đối với khách hàng là tổ chức. Đối với thuê bao là khách hàng cá nhân đứng tên nhiều sim (trên 10 sim), các nhà mạng đã xử lý được hơn 20% tổng số giấy tờ đứng tên nhiều sim.

Để ngăn chặn tình trạng các đối tượng lợi dụng đăng ký thuê bao đứng tên nhiều sim, kích hoạt sẵn, bán tràn lan... thực hiện các hành vi lừa đảo, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, Bộ TTTT tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động quyết liệt thực hiện đúng tiến độ việc rà soát, làm rõ đối với các khách hàng sở hữu nhiều sim (trên 10 sim).

Ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông phát biểu tại cuộc họp báo. Ảnh: Khánh An
Ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông phát biểu tại cuộc họp báo. Ảnh: Khánh An

Bộ đang tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp tiếp tục triển khai các biện pháp với mục tiêu đến 31.8, cơ bản hoàn thành việc bảo đảm người đứng tên đăng ký thuê bao chính là người sử dụng số thuê bao đó.

Sơ bộ kết quả thanh tra thông tin thuê bao cho thấy vẫn còn tình trạng một số thuê bao được đăng ký ở nhiều tỉnh thành phố khác nhau trong thời gian ngắn; nhiều chủ thuê bao không thực hiện giao kết hợp đồng khi đăng ký từ sim thứ 4 trở lên. Hiện nay, đã có 56 Sở TTTT thông gửi báo cáo hoặc kết luận thanh tra về quản lý thông tin thuê bao về Bộ. 8 đoàn thanh tra do Bộ thành lập đã kết thúc thanh tra trực tiếp, hiện đang tổng hợp kết quả thanh tra.

Theo Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, vì sự an toàn và quyền lợi của các chủ thuê bao, sau khi mua sim, người dùng hãy nhắn tin theo cú pháp TTTB gửi đến 1414 để biết sim đang sử dụng có đúng tên của mình không. Bởi việc sử dụng sim đứng tên người khác sẽ nảy sinh nhiều vấn đề liên quan tới tài chính, kinh tế, giao dịch điện tử.

Liên quan đến tình trạng cuộc gọi rác và các hình thức lừa đảo thông qua mạng viễn thông vẫn hoành hành, Bộ TTTT cho biết, trong thời gian qua đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục siết chặt kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm trong công tác quản lý thông tin thuê bao cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông, nhằm hạn chế và hướng tới xử lý dứt điểm tình trạng sim rác, cuộc gọi rác và phổ biến, tuyên truyền về các hình thức lừa đảo thông qua mạng viễn thông và trên không gian mạng.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Chở thiết bị BTS giả đi phát tán tin nhắn với tiền công 10 triệu/ngày

HỮU CHÁNH |

Sau khi nhận tiền của đối tượng người Trung Quốc, các đối tượng đi mua thiết bị và công cụ, đồng thời thuê xe ôtô để thực hiện phát tán tin nhắn rác.

Lập trạm BTS giả phát tán tin nhắn khiêu dâm trên điện thoại

HỮU CHÁNH |

Với trạm BTS giả này, các đối tượng có thể đặt tên tin nhắn (brandname) theo mong muốn, sau đó đặt BTS giả xen vào giữa kết nối của điện thoại và trạm BTS thật để thực hiện cuộc tấn công trung gian, nhằm mục đích lừa đảo người dùng.

Trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác: Cẩn trọng, tránh sập bẫy lừa đảo

HỮU CHÁNH |

Những tin nhắn hiển thị thông tin nguồn gửi như "Gai goi, Hen ho..." được gửi đi từ thiết bị giả mạo trạm BTS (trạm thu phát sóng di động). Kẻ xấu có thể mua bán loại thiết bị này để phát tán tin nhắn lừa đảo mà không cần thông qua mạng viễn thông di động.

Dự kiến sáp nhập 6 quận ở TPHCM: Người dân lo phiền hà khi phải ngược xuôi đổi giấy tờ

HỮU CHÁNH - CHÂN PHÚC |

Nhiều ý kiến lo ngại nếu TPHCM sáp nhập 6 quận nội thành và 142 phường, xã sẽ gây nhiều xáo trộn, nhất là việc người dân phải tốn thời gian, công sức để thay đổi thông tin hồ sơ, giấy tờ.

Công nhân thất nghiệp chạy đôn chạy đáo đi tìm việc làm

ĐÌNH TRỌNG |

Công nhân thất nghiệp ở Bình Dương cầm hồ sơ chạy đôn chạy đáo khắp nơi gõ cửa doanh nghiệp tìm việc làm. Tuy nhiên, thời điểm này gần như các doanh nghiệp không tuyển lao động phổ thông, nhiều người mang nỗi thất vọng nặng trĩu ra về.

Vì sao chỉ làm rõ được thiệt hại 2/6 gói thầu tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh?

Việt Dũng |

6 gói thầu các Công ty của Hoàng Thị Thuý Nga trúng tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Ninh có trị giá hơn 660 tỉ đồng, song cơ quan chức năng chỉ làm rõ được thiệt hại của 2 gói.

Bản tin công đoàn: Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024; Hơn 54.300 đơn vị, doanh nghiệp tại Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Chủ trọ ở Bình Dương thất thu khi công nhân thất nghiệp về quê; Nhờ tổ chức công đoàn hỗ trợ, nhiều lao động đã có được căn nhà mơ ước...

Tuyển nữ Việt Nam cần "thay máu" lực lượng cho mục tiêu World Cup tiếp theo

MINH PHONG |

Huấn luyện viên Mai Đức Chung đứng trước áp lực phải "thay máu" lực lượng cho tuyển nữ Việt Nam hậu World Cup nữ 2023.

Chở thiết bị BTS giả đi phát tán tin nhắn với tiền công 10 triệu/ngày

HỮU CHÁNH |

Sau khi nhận tiền của đối tượng người Trung Quốc, các đối tượng đi mua thiết bị và công cụ, đồng thời thuê xe ôtô để thực hiện phát tán tin nhắn rác.

Lập trạm BTS giả phát tán tin nhắn khiêu dâm trên điện thoại

HỮU CHÁNH |

Với trạm BTS giả này, các đối tượng có thể đặt tên tin nhắn (brandname) theo mong muốn, sau đó đặt BTS giả xen vào giữa kết nối của điện thoại và trạm BTS thật để thực hiện cuộc tấn công trung gian, nhằm mục đích lừa đảo người dùng.

Trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác: Cẩn trọng, tránh sập bẫy lừa đảo

HỮU CHÁNH |

Những tin nhắn hiển thị thông tin nguồn gửi như "Gai goi, Hen ho..." được gửi đi từ thiết bị giả mạo trạm BTS (trạm thu phát sóng di động). Kẻ xấu có thể mua bán loại thiết bị này để phát tán tin nhắn lừa đảo mà không cần thông qua mạng viễn thông di động.