Xử lý các BOT đặt nhầm chỗ: Nếu mua lại, Nhà nước phải chi hơn 9.000 tỉ!

nhóm PV |

Với 4 dự án BOT bị cho là “đặt nhầm chỗ” là BOT T2 Quốc lộ 91, BOT La Sơn - Tuý Loan, BOT Bỉm Sơn và BOT QL3 Chợ Mới - Thái Nguyên thì một phương án đưa ra giải quyết dứt điểm là Nhà nước sẽ mua lại để hoàn vốn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, chỉ riêng 4 dự án trên thì ngân sách chi ra sẽ là hơn 9.000 tỉ đồng.

Doanh nghiệp muốn trả lại dự án BOT, nhưng…

Điển hình là dự án T2 Quốc lộ 91 nằm trên địa phận quận Thốt Nốt - Cần Thơ bắt đầu thu phí từ vào đầu năm 2017.

Ngay sau khi trạm T2 đi vào hoạt động đã bộc lộ những bất cập như trạm đặt cách Ngã ba Lộ tẻ Rạch Giá chừng hơn 300m thu luôn phương tiện đi theo QL 80 về phà Vàm Cống, TP.Long Xuyên và ngược lại mặc dù các phương tiện này chỉ sử dụng vài trăm mét đường BOT. Chính vì những bất hợp lý đó, trạm này luôn bị chủ phương tiện phản đối và đề nghị di dời đến vị trí hợp lý.

Vấn đề nằm ở chỗ vị trí đặt trạm đã được cả Bộ GTVT và địa phương là UBND Cần Thơ đã đồng ý, thông qua và chủ đầu tư đã bỏ ra khoản tiền là 880 tỉ đồng, gồm 400 tỉ tiền giải phóng mặt bằng và 480 tỉ đồng chi phí xây dựng.

Cuối năm 2019, sau khi trạm này buộc dừng thu phí, một trong năm phương án được Bộ GTVT đưa ra là “không thu tiền dịch vụ sử dụng tại trạm T2 và vốn ngân sách hỗ trợ cho phần đầu tư QL91B (từ nguồn ngân sách của TP.Cần Thơ hoặc trung ương)”. Nghĩa là Nhà nước sẽ bỏ ra khoảng 880 tỉ để “mua lại dự án” của doanh nghiệp và giao địa phương tiếp nhận để quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì.

Bản thân chủ dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ – An Giang cũng đồng ý với phương án này. Tuy nhiên cho đến nay mọi việc mới chỉ dừng lại ở đề xuất trong khi trạm vẫn không được thu phí, nợ ngân hàng vẫn phải trả gây khó cho doanh nghiệp.

Tương tự là dự án BOT QL 3 đoạn Thái Nguyên- Chợ Mới (Bắc Kạn). Ngày 20.8. 2020, liên danh Cienco4 - Tuấn Lộc - Trường Lộc đã có văn bản gửi Bộ GTVT kiến nghị phương án giải quyết khó khăn. Hơn 2 năm sau khi dự án hoàn thành, một số đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn liên tục phản đối vì cho rằng trạm BOT này đặt một chỗ nhưng để hoàn vốn cho đoạn đường khác.

Tại công văn kiến nghị, chủ đầu tư BOT QL3 cho biết: Theo hợp đồng số 22/HĐ.BOT-BGTVT ngày 22.7.2015 thì nhà đầu tư được phu phí 2 trạm, nhưng cho đến nay Bộ GTVT mới chỉ cho phép thu một trạm (km72+900) từ 1.2018. Kết quả doanh thu chỉ đạt 66.69 tỉ đồng, đạt 8% so với hợp đồng ban đầu. Trong khi đó chi phí lãi vay của doanh nghiệp là 624 tỉ đồng.

Chủ đầu tư đưa ra 2 phương án xử lý. Một là Nhà nước mua lại toàn bộ dự án trị giá 3.161 tỉ hai là không thu phí trạm QL3, chỉ thu phí trên tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới với giá trị 2.88 tỉ đồng.

Nghĩa là Nhà nước sẽ phải mua lại toàn bộ 2 trạm hoặc 1 trạm. Lý giải về điều này, Chủ đầu tư cho rằng phương án trên sẽ giải quyết triệt để ý kiến phản đối của người dân địa phương và nhà đầu tư thu hồi vốn, ngân hàng giải quyết được nợ xấu.

Còn về trạm trạm La Sơn - Túy Loan, tháng 2.2020, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về cơ chế thu phí trạm La Sơn - Túy Loan (thuộc địa phận Thừa Thiên -Huế và Đà Nẵng) để hoàn vốn cho dự án đường bộ hầm Đèo Cả (nối Khánh Hòa - Phú Yên, do Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả làm chủ đầu tư).

Liên quan đến việc thu phí tuyến cao tốc trên, trước đó Bộ GTVT cho biết, theo cơ chế ban đầu đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả sẽ thu phí cao tốc La Sơn - Túy Loan để hoàn vốn cho dự án Đèo Cả.

Tuy nhiên, trong quá trình rà soát tổng thể các trạm thu phí BOT có bất cập, trạm La Sơn - Túy Loan đang ở tình trạng “đầu tư một nơi, thu phí một nơi”, rất dễ gây phản ứng của người tham gia giao thông. Vì thế, Bộ GTVT kiến nghị phương án không sử dụng trạm La Sơn - Túy Loan để hoàn vốn cho dự án hầm Đèo Cả, đồng thời Bộ cũng kiến nghị Chính phủ bố trí nguồn vốn Nhà nước để hỗ trợ dự án.

Trên cơ sở tính toán phương án tài chính, Bộ GTVT có Văn bản số 10167/2018 báo cáo Thủ tướng Chính phủ hai phương án: Phương án 1, giữ nguyên phương án thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan theo đúng hợp đồng dự án đã ký; Phương án 2, trường hợp không cho phép nhà đầu tư thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan, cần bổ sung khoảng 3.200 tỉ đồng vốn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cho dự án.

Tuy nhiên, quan điểm của Bộ GTVT là cơ chế thu phí trạm La Sơn - Túy Loan không chịu tác động của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công nên vẫn có thể xem xét tiếp tục cho thu phí.

Riêng dự án đường tránh phía Tây Thanh Hoá với trạm BOT Bỉm Sơn cũng được cho là đặt nhầm chỗ và chưa thể thu vé, chủ đầu tư đề nghị Nhà nước hoàn kinh phí hơn 1000 tỉ đồng.

Vì sao nhà nước phải bỏ tiền ra để “sửa sai”?

Câu hỏi là vì sao những trạm BOT “đặt nhầm chỗ” gây bức xúc trong nhân dân lại phải mất quá nhiều thời gian giải quyết và quan trọng là không ai chịu trách nhiệm, để rồi Nhà nước phải bỏ tiền ra sửa sai?

Thực tế, chủ đầu tư cũng không tự quyết định vị trí đặt trạm mà phải có sự đồng thuận, thoả hiệp của cả Bộ GTVT, chính quyền địa phương, thậm chí cả vai trò của ngân hàng rót vốn trong quá trình phê duyệt, thẩm định dự án. Trong khi người dân, đối tượng trực tiếp phải trả tiền lại không hề được hỏi ý kiến, tham vấn.

“Lỗi hệ thống”? Và chính điều này khiến cho những trạm BOT nhầm chỗ khiến người dân bực xúc thì Bộ GTVT hay địa phương không thể di dời, hoặc muốn di dời, xoá trạm thì phải hoàn tiền cho nhà đầu tư.

Lúc này, phải trông vào túi tiền Nhà nước, thực tế cũng là từ các khoản đóng thuế của dân.

Mới đây, tại báo cáo của Chính phủ gửi các Đại biểu Quốc hội ngày 5.10 đã cập nhật việc xử lý các trạm thu phí BOT bất hợp lý, gây bức xúc dư luận. Theo đó, đến nay, 15.19 trạm đã được khắc phục, tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông đã ổn định. Riêng đối với 4 trạm bất cập còn lại, do tính chất đặc thù nên việc triển khai các giải pháp xử lý gặp nhiều vướng mắc.

Chính vì thế việc có dùng tiền của Nhà nước, lên đến 9.000 tỉ để mua lại 4 dự án này hay không phải trình lên Quốc hội để thông qua.

2 dự án cao tốc Bắc Nam không có nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải thông tin trong ngày 2 và 5.10, đã mở thầu 5 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam theo phương thức PPP nhưng 2 dự án không có nhà đầu tư dự thầu.

Cụ thể, ngày 2-10, bên mời thầu đã mở thầu đối với gói thầu 2 dự án thành phần đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu và đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt. Ngày 5-10 mở thầu đối với gói thầu 3 dự thành phần đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn, đoạn Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Kết quả 3 dự án thành phần có từ 2 nhà đầu tư đã nộp hồ sơ mời thầu gồm: Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt có 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, đoạn Nha Trang - Cam Lâm có 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo có 3 nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên, 2 dự án thành phần đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu đến thời điểm đóng thầu không có nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu.

Bộ Giao thông vận tải đã quyết định gia hạn thời điểm đóng thầu đến ngày 12.10.2020. Trường hợp đến hết thời điểm gia hạn đóng thầu (ngày 12.10.2020) vẫn không có nhà đầu tư nộp hồ sơ mời thầu, Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất dừng thu phí BOT Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên

Minh Hạnh |

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải về việc tạm dừng thu phí dự án BOT cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên.

“Cứu” BOT giao thông: Nâng giá thu phí là bất hợp lý

Đặng Tiến - Văn Nguyễn |

Hàng loạt dự án BOT (xây dựng - điều hành - chuyển giao) giao thông đang khó khăn do doanh thu thu phí giảm mạnh. Để hỗ trợ các doanh nghiệp BOT gặp khó khăn trong hoạt động, Bộ GTVT trước đó kiến nghị Chính phủ 2 phương án tăng phí BOT giao thông.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Đề xuất dừng thu phí BOT Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên

Minh Hạnh |

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải về việc tạm dừng thu phí dự án BOT cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên.

“Cứu” BOT giao thông: Nâng giá thu phí là bất hợp lý

Đặng Tiến - Văn Nguyễn |

Hàng loạt dự án BOT (xây dựng - điều hành - chuyển giao) giao thông đang khó khăn do doanh thu thu phí giảm mạnh. Để hỗ trợ các doanh nghiệp BOT gặp khó khăn trong hoạt động, Bộ GTVT trước đó kiến nghị Chính phủ 2 phương án tăng phí BOT giao thông.