Xót xa tâm sự của nữ giáo viên xin thôi việc khi xã lên Nông thôn mới

THANH TUẤN |

Kon Tum – Với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, nhiều giáo viên đã làm đơn xin thôi dạy học ở miền núi sau nhiều năm trời gắn bó công tác. Khi được nghỉ việc, vì một lý do nào đó, các thầy cô vẫn khó nói lên nỗi lòng của mình, e sợ khó tìm được công việc mới.

Truyền chữ nơi khắc nghiệt

Là 1 trong 10 giáo viên vừa xin thôi việc, cô Y Nhi (SN 1991, trú TP.Kon Tum) cho biết, mặc dù đạt chuẩn Nông thôn mới nhưng đời sống người dân xã Pờ Ê, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum còn nhiều khó khăn, người dân quanh năm bám vào cây mì (sắn) làm thu nhập chính.

Thời tiết ở Pờ Ê khắc nghiệt, lạnh giá. “Em có con nhỏ mới 2 tuổi, khi đến lớp phải mang con theo, cho bé chơi đùa quanh lớp học. Vừa đứng lớp giảng bài vừa để mắt chăm con nhỏ. Hai mẹ con được nhà trường bố trí cho một phòng ở sinh hoạt gần điểm trường của thôn. Phòng lợp tôn, mùa hè nóng bức, mùa đông gió lùa tứ phía”, cô Nhi chia sẻ.

Ở điểm trường giữa núi rừng thưa dân, mỗi giáo viên Mầm non ở Pờ Ê phụ trách chừng 10-15 em học sinh, “cắm bản” riêng biệt một thôn. Phòng giáo viên riêng lẻ chứ không như ở dãy nhà nội trú đông người, nên những người trẻ như cô Nhi luôn cảm giác bất an, cô quạnh. Khi đứa con nhỏ đau ốm liên miên do tiết trời giá lạnh, đồng lương không đủ trang trải cuộc sống, cô Nhi quyết định viết đơn xin thôi việc.

Cô Nhi nói: “Dù yêu mến, thương con trẻ vùng sâu vùng xa khó nhọc nhưng vì điều kiện gia đình em phải viết đơn xin nghỉ dạy. Đó là quyết định trăn trở, nhiều tâm tư sau bao đêm suy nghĩ. Hiện em đang chờ thi tuyển ở đơn vị khác, gần với gia đình”.

Trẻ em vùng cao Kon Plông trong giờ đến lớp. Ảnh T.T
Trẻ em vùng cao Kon Plông trong giờ đến lớp. Ảnh T.T

Trong các đơn thôi việc, nhiều giáo viên đã có thâm niên công tác, có người đã gắn với Măng Đen 12 năm liên tục, người ít nhất cũng 2-3 năm. Như cô Ngô Thị Thanh Nga (SN 1989, quê Thừa Thiên – Huế) giáo viên trường Tiểu học Pờ Ê từ khi mới ra trường đã khăn gói lên Măng Đen cống hiến “truyền chữ”, gắn bó 11 năm. Dù có nhiều kỷ niệm với mảnh đất, con người nơi đây nhưng cô buộc lòng viết đơn xin thôi việc để về quê, gần với gia đình ở Huế, có thêm điều kiện chăm sóc con nhỏ.

Đang kiến nghị Trung ương cơ chế đặc thù

Cô Trần Thị Huyền (SN 1987, trú TP.Kon Tum, công tác tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Hiếu, huyện Kon Plông) viết trong đơn: “Trong những năm qua, tôi luôn vượt qua bao khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không ngừng nỗ lực học hỏi.

Hiện nay gia đình tôi gặp hoàn cảnh khó khăn, kinh tế eo hẹp. Bản thân có con nhỏ sắp đi học, cháu lại hay đau ốm. Bố mẹ hai bên đều già yếu lại ở xa. Với đồng lương ít ỏi, tôi không đủ thuê người để chăm sóc cháu. Vì vậy, tôi kính mong cấp trên xem xét cho nghỉ việc”.

Năm 2021, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 8 xã được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Như vậy, nhiều cán bộ, viên chức, giáo viên công tác tại các xã này sẽ không được thụ hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi về an sinh xã hội (giáo dục, y tế...)

Ông Nguyễn Minh Cường – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông cho biết, dù thầy cô viết đơn xin nghỉ việc với nhiều lý do khác nhau, nhưng nguyên nhân sâu xa là do bị ngắt chế độ trợ cấp khi… xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Nhiều chế độ trợ cấp bị ngắt, giảm ½ lương trong khi điều kiện dạy học xa xôi, thiếu thốn.

Bà Phạm Thị Trung – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết: “Về việc giáo viên xin nghỉ dạy, đơn vị đã tổng hợp các khó khăn này để kiến nghị ra Trung ương, để cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chính sách cho phù hợp, có hướng tiếp cận mới, có cơ chế đặc thù để hỗ trợ nâng cao đời sống người giáo viên miền núi”.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Xã lên Nông thôn mới, nhiều giáo viên viết đơn xin thôi việc

THANH TUẤN |

Kon Tum – Từ năm 2020 đến nay, nhiều giáo viên vùng cao ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã viết đơn xin nghỉ việc với nhiều lý do khác nhau. Nhưng nguyên nhân chính là do bị ngắt chế độ trợ cấp khi… xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

Cần công khai, minh bạch và tôn trọng ý kiến giáo viên trong lựa chọn SGK

Tường Vân - Đặng Chung |

Tôn trọng ý kiến giáo viên khi chọn SGK là mong mỏi hoàn toàn chính đáng của các nhà giáo, bởi chính thầy cô là người hiểu rõ học sinh của mình, biết rõ SGK nào phù hợp với điều kiện của từng nhà trường, cũng như giúp phát huy quyền sáng tạo của giáo viên cũng như học sinh.

Phân hạng giáo viên: Vì đâu nên nỗi ?

TS Cù Văn Trung - Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Đông Á |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố dự thảo để lấy ý kiến góp ý cho Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập. Rất nhiều giáo viên bày tỏ băn khoăn, tâm tư về một số nội dung trong dự thảo trong đó có việc phân hạng giáo viên thành "hạng I", "hạng II", "hạng III" để làm căn cứ xếp lương.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Xã lên Nông thôn mới, nhiều giáo viên viết đơn xin thôi việc

THANH TUẤN |

Kon Tum – Từ năm 2020 đến nay, nhiều giáo viên vùng cao ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã viết đơn xin nghỉ việc với nhiều lý do khác nhau. Nhưng nguyên nhân chính là do bị ngắt chế độ trợ cấp khi… xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

Cần công khai, minh bạch và tôn trọng ý kiến giáo viên trong lựa chọn SGK

Tường Vân - Đặng Chung |

Tôn trọng ý kiến giáo viên khi chọn SGK là mong mỏi hoàn toàn chính đáng của các nhà giáo, bởi chính thầy cô là người hiểu rõ học sinh của mình, biết rõ SGK nào phù hợp với điều kiện của từng nhà trường, cũng như giúp phát huy quyền sáng tạo của giáo viên cũng như học sinh.

Phân hạng giáo viên: Vì đâu nên nỗi ?

TS Cù Văn Trung - Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Đông Á |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố dự thảo để lấy ý kiến góp ý cho Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập. Rất nhiều giáo viên bày tỏ băn khoăn, tâm tư về một số nội dung trong dự thảo trong đó có việc phân hạng giáo viên thành "hạng I", "hạng II", "hạng III" để làm căn cứ xếp lương.