“Xóa trắng” cao tốc, đường về Miền Tây không còn xa

Nguyễn Phấn Đấu |

Là nơi có đường cao tốc đầu tiên cả nước (tháng 2.2010), nhưng trong suốt 10 năm sau đó (giai đoạn 2010 – 2020), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như đứng bên ngoài “cuộc chơi” xây dựng đường cao tốc, để đến cuối năm 2020 nơi đây chỉ có hơn 40km trên tổng số gần 1.200km đường cao tốc trên cả nước. Bước vào thập niên 2021 - 2030 mọi chuyện đã khác, ĐBSCL đang “xóa trắng” đường cao tốc, giúp đất Chín Rồng gần hơn với bên ngoài, miền Tây có cơ hội phát triển nhanh cùng cả nước.

Giao thông kìm hãm sự phát triển

Vùng ĐBSCL chiếm khoảng 12% diện tích và 19% dân số cả nước; đóng góp khoảng 15,4% GDP, khoảng 50% sản lượng lúa và 95% lượng gạo xuất khẩu… của cả nước. Người dân đồng bằng hào phóng, chịu thương chịu khó, cần cù, sáng tạo… Và còn bao nhiêu thứ nữa mà thiên nhiên ban tăng cho vùng đất này. Vậy mà đất Chín Rồng vẫn nghèo, phát triển kém so với cả nước. Vốn là vùng sông rạch chằng chịch, đi lại chủ yếu bằng xuồng ghe, cách đây chưa lâu muốn ra bên ngoài còn phải “lụy phà”, giao thông đường bộ chưa phát triển, nhất là hệ thống đường cao tốc. Hầu như ai cũng nhìn nhận, chính hạ tầng giao thông bộ còn quá “mỏng” đã không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của miền Tây. Nói cách khác, chính hệ thống giao thông còn lạc hậu, có quá ít đường cao tốc, đã kìm hãm sự phát triển của toàn vùng ĐBSCL những năm qua!

Từ trung tâm vùng ĐBSCL (TP.Cần Thơ) hiện phải mất khoảng 4 tiếng đồ hồ đi ô tô để đến TP.HCM với đoạn đường khoảng 160km (nếu không bị ùn tắc giao thông đọan qua tỉnh Tiền Giang). Tôi đã từng đi đoạn đường tương tự từ Hà Nội đến Quảng Ninh (cũng khoảng 160km) bằng đường cao tốc chỉ mất chưa tới 2 giờ. Trong khi hầu hết nông sản ở miền Tây đều xuất khẩu qua các cảng ở TP.HCM, thời gian chuyên chở kéo dài, chi phí tăng cao…

Hiện tuyến giao thông đường bộ “xương sống” của vùng ĐBSCL là Quốc lộ 1 đi từ TP.HCM qua các địa phương Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và kết thúc ở Cà Mau, dài tổng cộng khoảng 400km. Trục dọc quan trọng nhất vùng cách đây không lâu còn là “độc đạo”, lại phải qua 2 phà (Cần Thơ và Mỹ Thuận, nay đã bắc cầu), hiện rất nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe ô tô, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Trục dọc thứ 2 (mới có cách đây khoảng 10 năm) là tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh qua vùng ĐBSCL) chạy qua vùng Đồng Tháp Mười ở phía Tây. Hầu hết tuyến đường chỉ có 2 làn xe, nhiều chỗ đã bị hư hỏng do con đường đi qua vùng đất yếu. Trục dọc còn lại là Quốc lộ 60 bắt đầu ở Tiền Giang, qua cầu Rạch Miễu và các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh. Hầu hết tuyến đường này cũng chỉ có 2 làn xe, qua nhiều cầu…

“Xóa trắng” đường cao tốc

Tháng 12.2004, tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương được khởi công trong niềm vui của người dân Tây Nam Bộ. Lần đầu tiên trên cả nước, tuyến đường hiện đại dài hơn 40 km, trong đó có hơn 20 km đi trên cầu cạn, được xây dựng chỉ dành cho xe ôtô chạy với vận tốc lên đến 120 km/h. Tháng 2.2010 tuyến đường hoàn thành đưa vào hoạt động. Con đường độc đạo Quốc lộ 1 từ TP.HCM đi miền Tây đã xuống cấp, trở nên quá tải, thường xuyên bị ùn tắc giờ đã có cao tốc TP.HCM – Trung Lương song hành, lưu thông giữa TP.HCM và miền Tây thuận lợi hơn phần nào, dù chỉ 40km. Nhưng chỉ có vậy, suốt 10 năm sau đó, khi cả nước sôi động không khí xây dựng đường cao tốc thì ở ĐBSCL im lìm.

Bước vào thập niên 2021 – 2030, giao thông miền Tây như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài với tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đi vào vận hành. Tuyến đường có chiều dài hơn 51km, rộng 17m, quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/giờ, có điểm đầu kết nối với cầu Vàm Cống (TP.Cần Thơ), điểm cuối nối với tuyến tránh TP.Rạch Giá (thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) và được xây dựng song song với Quốc lộ 80 hiện hữu đã quá tải và xuống cấp. Tiếp nối cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, dự án Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận cũng khánh thành và thông xe dịp Lễ 30.4.2022. Cùng lúc, cầu Mỹ Thuận 2 và dự án Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ cũng đặt mục tiêu về đích cuối năm 2023…

Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, từ nay đến 2030, hệ thống hạ tầng giao thông của ĐBSCL sẽ có bước phát triển đột phá, vượt bậc, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, nhằm đưa vùng đất đầy tiềm năng này phát triển cùng cả nước. Theo quy hoạch, hệ thống đường bộ cao tốc vùng ĐBSCL bao gồm 3 trục dọc kết nối các tỉnh/thành trong vùng với TP.HCM vùng Đông Nam Bộ và 3 trục ngang nhằm tăng cường kết nối với hệ thống cảng biển trong vùng với các cửa khẩu quốc tế. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá, hạ tầng giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển vùng ĐBSCL. Muốn phát triển được vùng ĐBSCL thì việc đầu tiên là cần tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó có hệ thống đường cao tốc.

Bộ trưởng Bộ GTVT - ông Nguyễn Văn Thể - là người người con của miền Tây, của “bưng biền Đồng Tháp”, nên hơn ai hết ông rất thấm thía tình trạng giao thông lạc hậu của vùng đất quê ông. Ông cho biết, trong tương lai gần sẽ ưu tiên đặc biệt cho một số nhóm dự án ở vùng ĐBSCL như: Cao tốc TP.HCM đến Cà Mau (trục dọc) và các cao tốc trục ngang như An Hữu – TP.Cao Lãnh, Cao Lãnh – Mỹ An, Châu Đốc- Cần Thơ – cảng Trần Đề, dự kiến cuối năm 2025 hoặc muộn hơn một chút sẽ đi vào hoạt động. Xa hơn 1 chút là các tuyến cao tốc TPHCM – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng dài khoảng 150km; tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu dài khoảng 212km, quy mô 4 làn xe; tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh dài khoảng 188km, quy mô 4 làn xe…

Miền Tây không còn xa

Tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch Vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra cuối năm rồi, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đánh giá: Vùng ĐBSCL có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, trung tâm sản xuất lúa gạo, thủy hải sản và trái cây hàng đầu của cả nước, là khu vực có tầm quan trọng đặc biệt trong bảo đảm an ninh, chính trị, phát triển kinh tế của đất nước. Những năm qua, vùng ĐBSCL đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển, tuy nhiên, tốc độ phát triển hạ tầng giao thông chưa tương xứng, chưa khai thác hết tiềm năng của vùng. Để ĐBSCL phát triển nhanh cùng cả nước, cần dành nguồn lực và tập trung ưu tiên phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng gắn với tầm nhìn chung của toàn vùng ĐBSCL, nhất là hệ thống đường cao tốc.

Chỉ hơn 1 năm nữa thôi, khi cầu Mỹ Thuận 2 và tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ thông xe, thời gian đi lại giữa TP.Cần Thơ và TP.HCM chỉ còn khoảng 2 giờ, giảm phân nửa so với năm 2021. Đến năm 2025, khi cao tốc Cần Thơ – Cà Mau hoàn thành, thời gian đi từ TP.HCM đến vùng đất cực Nam của Tổ quốc chỉ còn khoảng 4 giờ, cũng giảm khoảng một nửa so với năm 2021. Khi ấy miền Tây sẽ không còn xa, mà trở nên rất gần với TP.HCM, miền Đông và phần còn lại của đất nước.

Không chỉ vậy, với quyết tâm của Chính phủ, Bộ GTVT và các địa phương vùng ĐBSCL, trong vòng 5 đến 10 năm tới, vùng ĐBSCL ngoài việc hoàn chỉnh tuyến cao tốc trục dọc TP.HCM – Cà Mau, còn có các tuyến cao tốc trục ngang bảo đảm giao thông thuận lợi giữa vùng duyên hải và vùng biên giới. Không chỉ giúp việc kết nối giao thông trong toàn vùng thuận lợi hơn nhiều mà còn tạo điều kiện để vùng ĐBSCL đầu tư các cảng biển nước sâu, giúp các tỉnh trong vùng xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, thay vì phải đưa về TP.HCM rất nhiêu khê và tốn nhiều chi phí như hiện nay. Hệ thống đường bộ cao tốc đang được đầu tư xây dựng đồng loạt và sẽ hoàn chỉnh trong tương lai gần sẽ giúp miền Tây không còn xa, người dân miền Tây đi lại thuận lợi hơn, vùng ĐBSCL sẽ tiến nhanh hơn cùng cả nước!

Nguyễn Phấn Đấu
TIN LIÊN QUAN

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.