“8G” để Đồng bằng sông Cửu Long bứt phá phát triển

Xóa nỗi lo chưa giàu đã già

nhóm pv |

Dân số ĐBSCL trong 10 năm nay không tăng. Nguyên nhân có nhiều, nhưng không bằng nỗi lo tỉ lệ người già ở ĐBSCL cao nhất nước. Làm thế nào để xóa nỗi lo chưa giàu đã già?

Già hóa dân số, gánh nặng cần giải quyết

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số ĐBSCL có sự thay đổi theo hướng già hóa. Tỉ trọng nhóm dân số từ 30-49 tuổi giảm rất nhanh (31,8%) trong 10 năm.

Tỉ trọng nhóm dân số từ 15-29 tuổi và 50-64 tuổi đều tăng là 14,1% và 17,7%; trong đó nhóm dân số từ 50-64 tuổi tăng nhanh hơn nhóm dân số từ 15-29 tuổi là 3,6%. Có thể nói, nhóm dân số từ 15-29 tuổi tăng nhưng không thay thế kịp cho già hóa của nhóm dân số trong độ tuổi từ 50-64. Điều này dẫn đến nguy cơ già hóa của nhóm dân số trong độ tuổi lao động. Trong khi đó, tỉ số phụ thuộc trẻ và tỉ số phụ thuộc già hai chiều hướng biến đổi ngược nhau: Tỉ số phụ thuộc trẻ giảm từ 35% năm 2009 xuống còn 30,8% năm 2019 và tỉ số phụ thuộc già tăng từ 8,8% năm 2009 lên 14,4% năm 2019. Điều này phản ánh tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng nhanh hơn so với các nhóm tuổi khác và tỉ lệ phụ thuộc già sẽ trở thành gánh nặng của dân số trong độ tuổi lao động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, chỉ số già hóa dân số toàn vùng 58,5%, tăng 24,3% so với năm 2009 (34,2%). Có nghĩa là nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên ở ĐBSCL có xu hướng tăng nhanh hơn nhóm dân số dưới 15 tuổi. Tỉ trọng dân số từ 30-49 tuổi có xu hướng giảm 31,8% (từ 78,2% xuống 46,4%) và tăng nhanh 17,7% ở nhóm tuổi từ 50-64 tuổi trong 10 năm qua. Điều này cho thấy, có sự già hóa trong lực lượng lao động ở ĐBSCL.

Người quá tuổi lao động, người già tăng nhanh là gánh nặng đối với các tỉnh ĐBSCL.

Ông Nguyễn Hiền Lương, Trưởng Ban đại diện Người cao tuổi tỉnh Bạc Liêu nhận định: “Người cao tuổi ngày càng đông, trong đó, có đến trên 14% sống phục thuộc vào con cháu, các cơ sở bảo trợ xã hội thật sự là gánh nặng cần phải được giải quyết”.

Bà Tô Hồng Nguyên, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bạc Liêu cho biết, Trung tâm hiện nuôi dưỡng 51 cụ không nơi nương tựa. Trong đó, có 26 cụ khuyết tật, thường xuyên đau bệnh.

Theo Sở LĐTBXH tỉnh Bạc Liêu, ngoài Trung tâm Bảo trợ xã hội trực thuộc Sở LĐTBXH, tỉnh Bạc Liêu còn các cơ sở cấp huyện, thị và ở các cơ sở tôn giáo.

Trước hiện tượng này, Thủ tướng Chính phủ cho rằng “Đồng bằng sông Cửu Long có mức độ già hóa cao hơn so với bình quân cả nước. Do đó, cần có chính sách chủ động cho vấn đề dân số già hóa và hình thành mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn để phục vụ người già và người yếu thế”.

Theo Thủ tướng, vấn đề người già cũng cần bổ sung vào Nghị quyết 120 trong thời gian tới.

Để không còn tiếng ru buồn miền sông nước

ĐBSCL là nơi có tỉ lệ phụ nữ lấy chồng nước ngoài nhiều nhất nước. Trong đó, những cô dâu Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc là chủ yếu. Đã có quá nhiều hệ lụy từ những cô gái miệt vườn, miệt đồng quê bước sang sông là không có đường quay về cố quốc. Có thời điểm, chỉ tính riêng, cù lao Tân Lộc, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ có đến trên 1.000 cô gái lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc (trong khi phường chỉ hơn 7.000 hộ). Hay như Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cũng có đến trên 1.200 cô gái xuất ngoại theo chồng.

Bà Trương Hồng Trang, Chủ tịch Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Tình trạng phụ nữ, chủ yếu là phụ nữ vùng nông thôn ở ĐBSCL lấy chồng ngoại đã giảm dần”.

Cũng như nam giới, lao động nữ tại ĐBSCL cùng theo “làn sóng” di dân đi các tỉnh miền Đông, TPHCM để tìm việc làm.

Bởi các nhà máy, xí nghiệp thu hút lao động nữ không nhiều. Họ chấp nhận câu nói mỉa mai “Gà khôn gà chẳng đá lang, Gái khôn gái chẳng bỏ làng gái đi…”. Tất cả không ngoài hai chữ “mưu sinh” dù đời ly hương trăm chiều buồn.

Cuộc ra đi nào rồi cũng quy cố hương. Những cô gái miền Tây lấy chồng ngoại cũng thế.

Bà Võ Kim Thoa Chủ tịch Hội LHPN Thành phố Cần Thơ chia sẻ: “Trước đây, Hội cũng có nhiều chương trình giúp cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc như: Dự án “Việt - Hàn chung tay chăm sóc” - hỗ trợ cho các cô dâu hồi hương, Dự án chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em Việt-Hàn… Mới đây, có thêm đối tác KOICA hợp tác khai trương văn phòng một điểm đến (OSSO). Dự án này rất ý nghĩa trong bối cảnh người di cư trong nước và quốc tế có xu hướng tăng cao. Dự án có thể hỗ trợ giúp đỡ cho phụ nữ di cư hồi hương và các thành viên của gia đình họ trong đó có trẻ em”.

Ngoài các mục tiêu trong các dự án, Hội LHPN còn tập trung thêm vào việc đào tạo nghề, kết nối chia sẻ với các cô dâu di cư trở về nước, góp phần bảo đảm sự tái hòa nhập bền vững của phụ nữ và giá trị văn hóa kết nối giữa hai quốc gia.

Nghị quyết 120 được xem là Nghị quyết “vàng” để ĐBSCL phát triển bền vững. Với tinh thần cầu thị, tuyệt đối không “kể công”, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra thông điệp “8G” để bổ sung vào Nghị quyết 120 thời gian tới. Thông điệp “8G” (Giao, Giáo, Giang, Gắn, Giàu, Giỏi, Già, Giới) của Thủ tướng Chính phủ chỉ ra hạn chế, cũng như ưu thế để ĐBSCL phát triển.

ĐBSCL rồi đây sẽ được khơi dòng, bừng sáng ngang bằng với các khu vực khác, để cùng cả nước vui mừng kỷ niện 100 năm ngày lập quốc.

nhóm pv
TIN LIÊN QUAN

Điều chỉnh quy hoạch các tuyến cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận điều chỉnh quy hoạch cục bộ phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Sơ kết Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, ngành có liên quan và địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị "Hội nghị của Chính phủ sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu".

Đồng bằng sông Cửu Long: Khi biển là những đồng điện gió

NHẬT HỒ |

Bờ biển các tỉnh ĐBSCL từ Bến Tre cho đến Cà Mau đâu đâu cũng quy hoạch điện gió. Bờ biển bồi, sình lầy ngày nào nay được xem là những cánh đồng điện gió nằm nép mình bên những cánh rừng phòng hộ ven biển. Hàng ngày âm thầm nhả điện để vực dậy miền đất ven biển phía Nam ngày cành vươn xa, trở thành thủ phủ năng lượng của cả nước.

Cần Thơ hướng đến mục tiêu trở thành đầu tàu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

TRẦN LƯU |

Để thực hiện những mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.Cần Thơ lần thứ XIV và Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố đề ra, Cần Thơ xác định năm 2021 là năm cực kỳ quan trọng để tạo tiền đề bứt phá trong những năm tiếp theo.

Ứng phó với hạn mặn cao tại đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô 2020-2021

Vũ Long |

Nguồn nước mùa khô năm 2020-2021 về vùng đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn so với trung bình 10 năm gần đây gây hạn mặn tại nhiều tỉnh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Điều chỉnh quy hoạch các tuyến cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận điều chỉnh quy hoạch cục bộ phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Sơ kết Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, ngành có liên quan và địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị "Hội nghị của Chính phủ sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu".

Đồng bằng sông Cửu Long: Khi biển là những đồng điện gió

NHẬT HỒ |

Bờ biển các tỉnh ĐBSCL từ Bến Tre cho đến Cà Mau đâu đâu cũng quy hoạch điện gió. Bờ biển bồi, sình lầy ngày nào nay được xem là những cánh đồng điện gió nằm nép mình bên những cánh rừng phòng hộ ven biển. Hàng ngày âm thầm nhả điện để vực dậy miền đất ven biển phía Nam ngày cành vươn xa, trở thành thủ phủ năng lượng của cả nước.

Cần Thơ hướng đến mục tiêu trở thành đầu tàu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

TRẦN LƯU |

Để thực hiện những mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.Cần Thơ lần thứ XIV và Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố đề ra, Cần Thơ xác định năm 2021 là năm cực kỳ quan trọng để tạo tiền đề bứt phá trong những năm tiếp theo.

Ứng phó với hạn mặn cao tại đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô 2020-2021

Vũ Long |

Nguồn nước mùa khô năm 2020-2021 về vùng đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn so với trung bình 10 năm gần đây gây hạn mặn tại nhiều tỉnh.