Xóa nạn “chặt chém” khách du lịch ở phố cổ Hà Nội

Thu Giang |

Nhằm hạn chế nạn “chặt chém” khách du lịch, nhiều cửa hàng trên phố cổ Hà Nội đã đồng loạt công khai, niêm yết giá dịch vụ khi ngành du lịch Thủ đô đang trên đà tăng trưởng trở lại đầu năm 2024.

Cửa hàng công khai, niêm yết giá

Trao đổi với Lao Động, chị Nguyễn Khánh Chi (kinh doanh cửa hàng ăn uống trên phố Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm) chia sẻ, từ đầu năm 2024 đến nay, lượng khách du lịch quốc tế, nội địa đã liên tục đổ về Thủ đô Hà Nội. Nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ, xóa nạn chặt chém, hét giá, cửa hàng cũng đã chủ động công khai, niêm yết giá thành trên các biển hiệu để khách du lịch an tâm hơn.

“Việc nhiều cửa hàng kinh doanh tại phố cổ Hà Nội gần đây đồng loạt công khai chi phí, giá dịch vụ để khách du lịch thoải mái lựa chọn, tôi thấy đây là một hành động rất văn minh, giữ hình ảnh Thủ đô đẹp trong mắt du khách. Những năm về trước, do không công khai giá cả nên có không ít cửa hàng, gánh hàng rong trên phố đã lợi dụng điều này để nâng giá, chặt chém khách du lịch gây bức xúc trong dư luận” - chị Nguyễn Khánh Chi nói.

Tương tự, anh Nguyễn Trọng Quang (hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội) chia sẻ, việc công khai mức giá dịch vụ tại các hàng quán là điều nên làm ở phố cổ Hà Nội.

Anh Quang phân tích, khu vực phố cổ Hà Nội là nơi tập trung rất đông khách du lịch trong nước và quốc tế, hoạt động kinh doanh sầm uất quanh năm. Từ cách công khai giá dịch vụ đã ngăn chặn tư duy làm du lịch theo kiểu “chộp giật”, chèo kéo, khiến du khách ức chế, nhất là những đoàn khách nước ngoài đi lẻ từ 3-5 người...

Cần xóa tận gốc nạn “chặt chém” khách du lịch

Số liệu của Cục Thống kê TP Hà Nội đầu năm 2024 cho thấy, ngành du lịch Thủ đô đang có tín hiệu khởi sắc.

Để thu hút du khách đến tham quan, tạo không khí vui tươi đón năm mới, ngành du lịch Hà Nội đã xây dựng nhiều chương trình, sự kiện, sản phẩm mới hấp dẫn. Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội trong tháng 1.2024 ước đạt 540.000 lượt người, tăng 84,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách quốc tế đến Hà Nội ước tính đạt 395.000 lượt người, tăng 1,9% và gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2023.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2024, TP Hà Nội đặt mục tiêu đón 26,5 triệu lượt khách (tăng 10,4% so với năm 2023). Trong đó, gồm 5 triệu lượt khách quốc tế (3,2 triệu khách có lưu trú) và 21,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 99.770 tỉ đồng.

Ông Phùng Quang Thắng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam - nhận định, để hạn chế việc kinh doanh chộp giật, làm xấu hình ảnh du lịch Thủ đô trong mắt du khách, cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc quản lý điểm đến.

Theo ông Thắng, vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng, bởi việc xử phạt liên quan đến giá cả cần sự vào cuộc của liên ngành như công khai giá niêm yết, xử lý phát sinh khi có kiến nghị của du khách, qua đó, tạo dựng văn hoá du lịch chuyên nghiệp, khiến du khách muốn quay trở lại những lần tiếp theo.

Phản ánh về nội dung này, nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành tại Hà Nội cũng cho rằng, tình trạng “chặt chém” du khách những năm qua là một trong những nguyên nhân khiến khách du lịch đến Thủ đô đã một đi không trở lại. Không chỉ với khách quốc tế mà nhiều du khách trong nước cũng rất đắn đo mỗi khi lên kế hoạch đi du lịch, ghé thăm các điểm đến nổi tiếng tại Hà Nội.

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong thông tin, trong khi các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ đang nỗ lực xây dựng hình ảnh du lịch Việt Nam thì tư duy làm ăn “chụp giật” lại xuất hiện ở nhóm kinh doanh nhỏ lẻ. Khi dòng khách du lịch đang có xu hướng phục hồi mạnh mẽ năm 2024, việc cải thiện môi trường, chất lượng dịch vụ là rất cần thiết, không chỉ có ý nghĩa với ngành du lịch nói riêng mà cả hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung của nền kinh tế.

Cũng theo chuyên gia, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý cần có các quy chế, quy định cụ thể về giá niêm yết, kiểm soát chất lượng dịch vụ, có các chế tài và quy trình xử lý vụ việc vi phạm.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng phải tổ chức thanh tra, kiểm tra, lập các đường dây nóng, có tổ phản ứng nhanh, túc trực trong mùa du lịch cao điểm để tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời.

Thu Giang
TIN LIÊN QUAN

Sẽ kiểm tra điểm giữ xe máy bị phản ánh chặt chém du khách ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Điểm giữ xe bên cạnh Miếu Bà Thiên Hậu (phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) bị người dân phản ánh thu phí giữ xe máy với mức giá 15.000 đồng/lượt, có dấu hiệu chặt chém du khách.

Hành khách nên mua vé tại bến để tránh bị chặt chém

MINH QUÂN |

Lợi dụng nhu cầu đi lại dịp Tết tăng cao khiến nhiều xe thương hiệu trong bến hết vé, nhiều nhà xe bên ngoài bến hoạt động dưới dạng hợp đồng nhưng đón trả khách như tuyến cố định (gọi là xe khách trá hình) đã tăng giá vé gấp đôi.

Hà Nội: Công an triệu tập lái xe taxi “chặt chém” khách du lịch

Bảo Tuấn |

Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập lái xe taxi Hà Nội để xử lý về hành vi “chặt chém” khách du lịch.

Chủ đất dịch vụ ven đô hét giá hơn 100 triệu đồng/m2

ANH HUY |

Khi thị trường trầm lắng, ít có giao dịch nhưng loại hình đất dịch vụ vẫn được giới đầu tư đánh giá là giá cao, vượt xa giá trị thực. Nhiều mảnh đất dịch vụ vùng ven ở các huyện ngoại thành đang được chủ, môi giới rao bán lên đến 100 triệu đồng/m2.

Quảng Nam tiếp tục khai quật con đường “Thần đạo” ở Mỹ Sơn

Hoàng Bin |

Con đường “Thần đạo” lần đầu tiên được phát hiện ở Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục được khai quật, mở rộng nghiên cứu.

Chi vài triệu đồng phí môi giới, nhiều gia đình vẫn khó tìm giúp việc

LÊ HOA |

Để tìm được một người giúp việc phù hợp, các gia đình mạnh tay chi từ 1-2,5 triệu đồng cho phí môi giới. Song, nhiều người cho biết, tìm được người giúp việc như ý như "mò kim đáy bể".

Làng biển 50 năm chôn cất người trôi sông lạc chợ

Hoàng Bin |

Gần 40 ngôi mộ vô danh không có người thân thích chăm nom, được người dân làng chài Tam Thanh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam lo hương khói chu toàn suốt 50 năm.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở Vĩnh Phúc, Sóc Trăng, Nam Định, Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần qua (từ ngày 19.2 - 23.2), các tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Sóc Trăng, Nam Định, Gia Lai, Đồng Hới (Quảng Bình)... đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm, bầu và chuẩn y nhân sự.

Sẽ kiểm tra điểm giữ xe máy bị phản ánh chặt chém du khách ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Điểm giữ xe bên cạnh Miếu Bà Thiên Hậu (phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) bị người dân phản ánh thu phí giữ xe máy với mức giá 15.000 đồng/lượt, có dấu hiệu chặt chém du khách.

Hành khách nên mua vé tại bến để tránh bị chặt chém

MINH QUÂN |

Lợi dụng nhu cầu đi lại dịp Tết tăng cao khiến nhiều xe thương hiệu trong bến hết vé, nhiều nhà xe bên ngoài bến hoạt động dưới dạng hợp đồng nhưng đón trả khách như tuyến cố định (gọi là xe khách trá hình) đã tăng giá vé gấp đôi.

Hà Nội: Công an triệu tập lái xe taxi “chặt chém” khách du lịch

Bảo Tuấn |

Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập lái xe taxi Hà Nội để xử lý về hành vi “chặt chém” khách du lịch.