Xin việc ở 23 nơi bị từ chối, thanh niên khuyết tật về mở công ty riêng

Vương Trần |

Mang hồ sơ đi nhiều nơi xin việc nhưng anh Trần Thành Trung đều nhận được lời từ chối với lý do người khuyết tật "không đáp ứng được nhu cầu lao động".

"Sau khi tốt nghiệp, tôi nộp 23 bộ hồ sơ nhưng đều bị từ chối với lý do người khuyết tật không thể đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội" - anh Trần Thành Trung (31 tuổi, giám đốc Công ty TNHH TĐT Digital) mở đầu câu chuyện khi kể về hành trình đi xin việc của một người khuyết tật.

Lời mở đầu của anh Trung khiến nhiều người xúc động khi dự toạ đàm "Giải pháp hỗ trợ thanh niên khuyết tật hòa nhập cộng đồng" trong khuôn khổ chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt" năm 2022 do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức tại Hà Nội, ngày 29.9.

Sinh ra bị bại não bẩm sinh nhưng không đầu hàng số phận, Trung đã vượt lên nghịch cảnh, nỗ lực học tập và tốt nghiệp một trường cao đẳng với tấm bằng loại khá. Tuy nhiên, hành trình xin việc của anh gặp rất nhiều thử thách. Mang hồ sơ đi nhiều nơi xin việc nhưng anh đều nhận được lời từ chối với lý do người khuyết tật "không đáp ứng được nhu cầu lao động".

Không dừng bước trước những khó khăn, anh đã phải làm các công việc tự thân để mưu sinh như bán bảo hiểm, làm gia sư tiếng Anh, sửa máy tính…

Anh kể, năm 2016, anh xuống Hà Nội học tập, được tiếp cận với nghề SEO Web rồi gắn bó từ đó đến nay. Hiện nay anh đã thành lập và làm chủ một công ty chuyên dịch vụ marketing online.

Trước những thay đổi của xã hội và nhu cầu lao động, anh Trung cho rằng cần nâng cao nhận thức hơn nữa cho người khuyết tật trong tìm kiếm việc làm, tập trung giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho người khuyết tật để đáp ứng thị trường lao động, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu lao động trình độ cao.

Toàn cảnh toạ đàm.
Toàn cảnh toạ đàm diễn ra vào ngày 29.9.

Một câu chuyện khác, sinh ra bị khiếm khuyết bàn tay trái, nhưng chị Phạm Thị Hồng Mai (Trường đại học Hàng hải Việt Nam) đã nỗ lực không ngừng, quên đi nỗi mặc cảm bản thân để sống và làm việc như mọi người xung quanh.

Chị Mai đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp sinh viên khuyết tật hòa nhập hơn. Trong đó quan trọng là sự giúp đỡ từ cộng đồng xung quanh, như việc quan tâm hỗ trợ nhiều học bổng khuyến học cho các sinh viên khuyết tật. Đặc biệt là các sinh viên khuyết tật có thành tích học tập tốt để có thể giúp các bạn vững tin hơn vào cuộc sống.

Chị Mai cũng đưa ra đề xuất, các doanh nghiệp, tổ chức cần tạo điều kiện hơn nữa cho sinh viên khiếm khuyết ra trường có thể đi làm như những người bình thường khác mà không có sự kỳ thị về ngoại hình của họ.

Anh Trung, chị Mai chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm với người khuyết tật. Với người bình thường đã khó, với người khuyết tật để có chỗ đứng với vị trí công việc càng khó khăn hơn.

Chia sẻ với sự khó khăn của các thanh niên khuyết tật trong quá trình tìm kiếm việc làm, anh Nguyễn Hữu Hậu, chủ nhiệm Câu lạc bộ Khát vọng cuộc sống (Hải Phòng) mong muốn có nhiều cơ chế hỗ trợ hơn để thanh niên khuyết tật có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, mở rộng mặt bằng và được tư vấn về pháp lý trong kinh doanh.

Tại tọa đàm các đại biểu cũng đã lắng nghe các tham luận của các chuyên gia, nhà quản lý với các chủ đề: Cơ chế chính sách đối với người khuyết tật và thanh niên khuyết tật; Giải pháp đổi mới công nghệ để người khuyết tật hòa nhập xã hội...

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Thuận vợ thuận chồng: Hôn nhân của vợ chồng khuyết tật làm đủ nghề mưu sinh

DI PY |

"Thuận vợ thuận chồng" với chủ đề "Nghị lực" là câu chuyện khiến bao người ngưỡng mộ của cặp vợ chồng Nguyễn Ngọc Hân và Nguyễn Thị Mỹ Ngọc.

Nghị lực của người thầy khuyết tật nơi vùng cao Sơn La

Hùng Dân |

Sơn La - Dù chỉ có một cánh tay lành lặn, thầy vẫn kiên cường bám trường, bám lớp gieo chữ cho học trò. Thắp sáng ước mơ và “truyền lửa” cho nhiều thế hệ con em vùng cao suốt 12 năm nay.

Chuyện về tình nguyện viên 20 năm đồng hành cùng vận động viên khuyết tật

AN NGUYÊN |

Anh Châu Thành Toàn đã có 20 năm gắn bó với thể thao người khuyết tật. Sự quan tâm dành cho các vận động viên thể thao người khuyết tật dù nhỏ nhưng truyền đi thông điệp đầy ý nghĩa.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Thuận vợ thuận chồng: Hôn nhân của vợ chồng khuyết tật làm đủ nghề mưu sinh

DI PY |

"Thuận vợ thuận chồng" với chủ đề "Nghị lực" là câu chuyện khiến bao người ngưỡng mộ của cặp vợ chồng Nguyễn Ngọc Hân và Nguyễn Thị Mỹ Ngọc.

Nghị lực của người thầy khuyết tật nơi vùng cao Sơn La

Hùng Dân |

Sơn La - Dù chỉ có một cánh tay lành lặn, thầy vẫn kiên cường bám trường, bám lớp gieo chữ cho học trò. Thắp sáng ước mơ và “truyền lửa” cho nhiều thế hệ con em vùng cao suốt 12 năm nay.

Chuyện về tình nguyện viên 20 năm đồng hành cùng vận động viên khuyết tật

AN NGUYÊN |

Anh Châu Thành Toàn đã có 20 năm gắn bó với thể thao người khuyết tật. Sự quan tâm dành cho các vận động viên thể thao người khuyết tật dù nhỏ nhưng truyền đi thông điệp đầy ý nghĩa.