Xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định: Cần siết quy định, ngăn lợi ích nhóm

NHÓM PV |

Nườm nượp xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định đón trả khách từ Hà Nội đi các tỉnh nở rộ trong thời gian gần đây đã phá vỡ quy hoạch luồng tuyến vận tải, cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xe hợp đồng với nhà xe tuyến cố định, đặc biệt là tình trạng thất thu thuế. Các chuyên gia chỉ rõ, cơ quan quản lý nhà nước đã "bao che", không xử lý nghiêm mới dẫn đến việc các đơn vị kinh doanh vận tải này đã “nhờn” luật.

Xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định nở rộ do có "lợi ích nhóm"

Ghi nhận của PV Lao Động, hàng loạt hãng xe gắn mác chạy hợp đồng nhưng thực tế là đón trả khách không khác gì tuyến cố định đang lộng hành ở nhiều khu vực tại Hà Nội.

Các hãng này thậm chí còn ngang nhiên đón trả khách ở nhiều tuyến phố, tự lập “bến cóc” để gom khách.

Nhiều nhà xe ngang nhiên đón trả khách ở nhiều tuyến phố, tự lập “bến cóc” để gom khách. Ảnh: PV.
Nhiều nhà xe ngang nhiên đón trả khách ở nhiều tuyến phố, tự lập “bến cóc” để gom khách. Ảnh: PV.

Đặc biệt, xe hợp đồng nhưng không hề có ký kết hợp đồng với hành khách, kết thúc mỗi chuyến đi đều thu "tiền tươi” và chạy theo khung giờ cố định trong một ngày.

Trao đổi về thực trạng xe hợp đồng, dịch vụ trá hình chạy tuyến cố định, ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội bày tỏ: “Nói điều này ở trong ngành vận tải, chúng tôi cảm thấy buồn. Bởi Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, các ngành, địa phương đều có quy định về quản lý giao thông vận tải.

Đặc biệt là Nghị định số 10 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô đã nêu rất cụ thể về trách nhiệm, điều kiện hoạt động đối với các loại hình vận tải, trong đó có xe hợp đồng. Nhưng "xe dù, bến cóc" cho đến nay không giải quyết được, từ đó dẫn đến những hệ lụy khôn lường".

Vị này phân tích, hoạt động "xe dù, bến cóc", xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định sẽ phá vỡ tuyến vận tải theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, hướng dẫn của Tổng Cục đường bộ. Từ đó, những tuyến cố định dày công xây dựng từ bến này đến bến kia, tỉnh này đến tỉnh kia bị phá vỡ.

 
Việc khách không vào bến sẽ gây rối loạn trật tự xã hội về mặt giao thông công cộng và nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông. Ảnh: PV.

Ông Liên cho rằng, việc người dân không vào bến đón xe sẽ gây rối loạn trật tự xã hội về mặt giao thông công cộng và nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Nghiêm trọng hơn là thất thu thuế, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cá nhân và doanh nghiệp tham gia vận tải.

“Xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định thực ra chẳng khác gì xe dù, bến cóc. Sinh ra loại hình Limousine thực chất là hình thức để trốn thuế.

Mặc dù ở một góc độ nào đó, nó sẽ có lợi cho người dân nhưng sẽ gây ra hệ lụy cho xã hội, nhất là thất thu thuế nghiêm trọng và gây áp lực rất lớn cho giao thông nội đô. Ở đây phải nhìn nhận, người kinh doanh được hưởng lợi hoàn toàn và không có nghĩa vụ gì với nhà nước” - ông Liên nhấn mạnh.

Xe hợp đồng “trá hình” tuyến cố định sẽ gây ra hệ lụy cho xã hội, nhất là thất thu thuế nghiêm trọng. Ảnh: PV.
Xe hợp đồng “trá hình” tuyến cố định sẽ gây ra hệ lụy cho xã hội, nhất là thất thu thuế nghiêm trọng. Ảnh: PV.

Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội cho rằng, các quy định của nhà nước về quản lý giao thông đã có đầy đủ để quản lý tình trạng này, nhưng vẫn không giải quyết được. Để xảy ra tình trạng xe dù, bến cóc phát triển như hiện nay là trách nhiệm của nhiều đơn vị, địa phương.

“Có một nhóm lợi ích nhất định, trong đó có chủ xe, chủ doanh nghiệp tổ chức "lách luật" để chạy. Nhưng bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cũng chưa thật nghiêm túc thực hiện các quy định về loại hình này.

Trước hết là thanh tra giao thông của các sở giao thông, họ không làm việc đến nơi đến chốn, cho nên đâu vẫn vào đấy. Bên cạnh đó còn có trách nhiệm của cảnh sát giao thông và chính quyền địa phương, những người trực tiếp có thể xử lý, nhưng không xử lý” – ông Liên nhấn mạnh.

Vị này khẳng định, chính cơ quan quản lý không xử lý nghiêm túc dẫn đến doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải “nhờn” luật, không chấp hành quy định của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải.

Có quy định rõ ràng, sao "chưa chịu" ứng dụng công nghệ để quản lý(!?)

Về vấn đề này, ông Khương Kim Tạo - nguyên Phó chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc khẳng định, nhiều năm nay, cơ quan quản lý vẫn loay hoay, chưa xử lý được triệt để trước hiện tượng xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định, xe dù bến cóc. Thậm chí, trong thời gian gần đây, xe hợp đồng chạy "trá hình" có chiều hướng gia tăng rất nhanh.

Ông Tạo chỉ rõ, việc để bến cóc mọc tùy ý, tùy nơi, gây mất an toàn, trật tự giao thông, trật tự xã hội nhưng đến nay, cơ quan chức năng vẫn "bất lực" trong vấn đề xử lý.

Nguyên Phó chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cho rằng, tiêu chí đầu tiên không thể bỏ qua được đối với lĩnh vực vận tải đó là trật tự, an toàn giao thông và đảm bảo vấn đề môi trường.

 
Ông Khương Kim Tạo - nguyên Phó chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia. Ảnh: PV.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt là tránh thất thu thuế và các loại hình vận tải cạnh tranh lành mạnh với nhau.

Nguyên Phó chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, chúng ta không có con đường nào khác phải giải quyết bằng con đường công nghệ và chỉ có ứng dụng công nghệ mới giải quyết được vấn đề thuận lợi cho người dân, tổ chức hiệu quả trong công tác quản lý vận tải và vấn đề thu phí nhà nước.

Việc này đã được nêu rất rõ trong Nghị định 10 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.

Cùng quan điểm, ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội cũng cho rằng, hiện nay, việc áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh vận tải sẽ đảm bảo hoạt động này một cách nghiêm minh.

Như vậy, nhà nước sẽ kiểm soát được và không bị thất thu thuế. Việc áp dụng nghiêm quy định về sử dụng công nghệ trong quản lý chắc chắn sẽ hạn chế được xe dù, bến cóc, xe "trá hình" tuyến cố định.

 
Theo chuyên gia, việc áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh vận tải sẽ đảm bảo hoạt động này một cách nghiêm minh. Ảnh: PV.

"Bây giờ chỉ cần nhìn trên hệ thống là có thể theo dõi xe đi đâu, làm gì, dừng đỗ ở đâu, bán bao nhiêu vé, thu được bao nhiêu tiền, thuế phải nộp bao nhiêu. Các cơ quan như Bộ Giao thông Vận tải, chính quyền địa phương, cục thuế địa phương tham gia vào việc này thì sẽ có chuyển biến trong việc chống được tình trạng xe dù, bến cóc" - ông Liên nhấn mạnh.

Thế nhưng, Nghị định có, các quy định xử lý, chế tài xử lý có, không hiểu Bộ GTVT và các cơ quan chức năng sao vẫn chưa ứng dụng để quản lý hiệu quả - ông Liên đặt câu hỏi.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định: Tung hoành giữa Thủ đô

NHÓM PV |

Để hiểu rõ hơn phương thức vận hành của những xe hợp đồng này, PV đã nhập vai là những hành khách có nhu cầu đi từ Hà Nội về các địa phương. Những ngày rong ruổi trên các chuyến xe hợp đồng, mới thấy sự “lộng hành”, ngang nhiên hoạt động đón, trả khách với mật độ dày đặc, trên một cung đường cố định của các nhà xe này.

Xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định: Công viên, rạp xiếc... thành "bến cóc"

NHÓM PV |

Mỗi ngày, có rất nhiều chuyến xe gắn mác hợp đồng nhưng vận chuyển hành khách theo khung giờ và tuyến đường cố định từ các tỉnh phía Bắc về Hà Nội. “Núp bóng” giấy phép chạy xe hợp đồng, những phương tiện này không vào bến, mà tận dụng trước cửa văn phòng, hoặc lập “bến cóc” là nơi đón trả khách. Chỉ cần gọi điện theo đường dây nóng hay đặt qua ứng dụng của nhà xe, hành khách sẽ được hướng dẫn đến “bến” gần nhất, hoặc đón ngay dọc đường.

Hà Nội: Ngang nhiên lập bến cóc giao nhận hàng hóa

Minh Hạnh |

Trên các tuyến đường của Hà Nội như Phạm Hùng, Nguyễn Xiển, Ba La, Quang Trung (Hà Đông), hàng loạt bến cóc ngang nhiên được mở ra để giao nhận, vận chuyển hàng hóa trái phép, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định: Tung hoành giữa Thủ đô

NHÓM PV |

Để hiểu rõ hơn phương thức vận hành của những xe hợp đồng này, PV đã nhập vai là những hành khách có nhu cầu đi từ Hà Nội về các địa phương. Những ngày rong ruổi trên các chuyến xe hợp đồng, mới thấy sự “lộng hành”, ngang nhiên hoạt động đón, trả khách với mật độ dày đặc, trên một cung đường cố định của các nhà xe này.

Xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định: Công viên, rạp xiếc... thành "bến cóc"

NHÓM PV |

Mỗi ngày, có rất nhiều chuyến xe gắn mác hợp đồng nhưng vận chuyển hành khách theo khung giờ và tuyến đường cố định từ các tỉnh phía Bắc về Hà Nội. “Núp bóng” giấy phép chạy xe hợp đồng, những phương tiện này không vào bến, mà tận dụng trước cửa văn phòng, hoặc lập “bến cóc” là nơi đón trả khách. Chỉ cần gọi điện theo đường dây nóng hay đặt qua ứng dụng của nhà xe, hành khách sẽ được hướng dẫn đến “bến” gần nhất, hoặc đón ngay dọc đường.

Hà Nội: Ngang nhiên lập bến cóc giao nhận hàng hóa

Minh Hạnh |

Trên các tuyến đường của Hà Nội như Phạm Hùng, Nguyễn Xiển, Ba La, Quang Trung (Hà Đông), hàng loạt bến cóc ngang nhiên được mở ra để giao nhận, vận chuyển hàng hóa trái phép, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19.