Xe buýt Hà Nội: Vì sao chỉ đáp ứng 8,7% nhu cầu đi lại của người dân?

minh hạnh – Phạm Đông |

Theo thống kê, hiện xe buýt Hà Nội mới chỉ đảm nhiệm 8,7% nhu cầu đi lại của người dân. Do nhiều nguyên nhân như nhiều điểm đợi, nhà chờ xe buýt đang bị chiếm dụng, trở thành địa điểm lý tưởng cho các hàng quán kinh doanh, xe ôm đón, “bắt” khách. Có điểm chờ xe buýt còn trùng với điểm thu gom phế liệu, tập kết rác thải, rất mất vệ sinh…

Hành khách chưa mặn mà với xe buýt

Theo Sở GTVT Hà Nội, trung bình mỗi năm thành phố trợ giá khoảng 1.300 tỉ đồng cho xe buýt. Trong giai đoạn 2015 - 2019, Hà Nội đã đầu tư mới hơn 1.100 xe buýt, thông qua tổ chức đấu thầu 68 tuyến buýt, đầu năm 2020, mạng lưới xe buýt Hà Nội cũng đã thay mới được 139 phương tiện nâng “tuổi đời” của các phương tiện buýt lên mức trung bình 3,6 năm. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 từ cuối năm 2019 đến nay, mạng lưới xe buýt Hà Nội bị sụt giảm đáng kể về sản lượng hành khách và doanh thu. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2020, sản lượng hành khách xe buýt đạt 163,3 triệu lượt (giảm 29,2% so với cùng kỳ năm 2019), doanh thu đạt 213,6 tỉ đồng (giảm 43,4%). Theo đại diện Transerco, do tác động của dịch COVID-19, 6 tháng đầu năm 2020, khách đi vé lượt chỉ đạt 73% so với kế hoạch, khách vé tháng đạt 72,1% so với kế hoạch và bằng 58,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội - ông Thái Hồ Phương, Hà Nội hiện có trên 3.800 điểm dừng xe buýt nhưng chỉ có 361 điểm có nhà chờ. Khoảng cách trung bình giữa các điểm dừng khoảng 1,1km. Nếu phân theo khu vực, trong nội thành, tỉ lệ người dân tiếp cận xe buýt với cự ly dưới 500m đạt khoảng 80%. Nhưng, con số này chỉ đạt khoảng 30% tại ngoại thành. Ông Thái Hồ Phương cho rằng, song song với việc tiếp cận, tính đúng giờ cũng là yếu tố tiên quyết để thu hút người dân lựa chọn xe buýt. Song, tính đến nay, ngoài tuyến buýt nhanh BRT 01 đảm bảo được tần suất di chuyển (tốc độ khoảng 20km) nhờ có làn đường riêng, các tuyến buýt khác vẫn thiếu ổn định về thời gian do phải lưu thông trong làn đường hỗn hợp với tốc độ chỉ khoảng 15km/h, chậm hơn rất nhiều so với thời điểm năm 2013 khi tốc độ bình quân của xe buýt đạt 23km/h.

Nhiều ý kiến cho rằng hiện người dân vẫn chưa mặn mà với việc đi xe buýt là tốc độ chậm, tiếp cận khó, chờ đợi lâu và phần lớn các nhà chờ không đảm bảo chất lượng. Theo TS Phan Lê Bình, chuyên gia thuộc Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), giảng viên Trường Đại học Việt - Nhật cho rằng, hiện việc người dân phải đi bộ khá xa mới tiếp cận được xe buýt là nguyên nhân khiến nhiều người “ngại” sử dụng loại hình này. Ông Bình tính toán thời gian đi bộ từ nhà đến điểm xe buýt 5 - 7 phút, chờ xe buýt đến từ 5 - 10 phút, thời gian ngồi trên xe buýt khoảng 30 phút. Đến nơi phải đi bộ thêm 5 - 10 phút. Tổng thời gian không thể nhanh hơn ôtô hay xe máy nên người dân lựa chọn phương tiện cá nhân là điều dễ hiểu. Tuy lượng khách di chuyển bằng xe buýt tăng hơn 27% so với 5 năm trươc (tăng hơn 15%). Nhưng tỉ lệ đảm nhận nhu cầu vận tải của người dân của xe buýt hiện chỉ dừng lại ở mức 8,7%.

Hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu

Tại nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội, điểm đợi, nhà chờ xe buýt đang bị chiếm dụng, trở thành địa điểm lý tưởng cho các hàng quán kinh doanh, xe ôm đón, “bắt” khách. Có điểm chờ xe buýt còn trùng với điểm thu gom phế liệu, tập kết rác thải, rất mất vệ sinh… Theo bà Vũ Thị Tuyết trú tại Lương Thế Vinh (Hà Nội), thời gian gần đây bà thường xuyên đi lại bằng xe buýt, vì đi xe buýt rất an toàn và hiện chất lượng phục vụ đã được nâng lên nhưng vẫn còn rất nhiều nhà chờ, điểm đỗ xe buýt gần bãi tập kết rác, hoặc là nơi phóng uế của một số người vô ý thức. Cùng đó, nhiều nhà chờ cũng bị chiếm dụng làm nơi bán hàng nước hoặc bãi đậu xe ôm rất mất mỹ quan. Đồng quan điểm với bà Tuyết, ông Nguyễn Anh Tuấn trú tại CT5 khu đô thị Sông Đà, Mỹ Đình cho biết, khu vực điểm đỗ, nhà chờ xe buýt thường xuyên có đội ngũ xe ôm túc trực, khi khách xuống xe luôn bị lôi kéo mời chào rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông và gây bức xúc cho hành khách. Cùng với đó, mỗi lần đi xe tôi phải đi bộ gần 700m mới tới điểm dừng và nhiều điểm không có chỗ ngồi chờ, đợi xe lâu mà người già thì không thể đứng lâu nên rất bất tiện.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, hiện tình trạng chiếm dụng nhà chờ xe buýt trên địa bàn thành phố đang diễn ra khá phổ biến khiến nhiều khi xe không thể vào được bến đón khách, nhất là tại các bến xe dọc trục đường Võ Chí Công, Giải Phóng, Xã Đàn và khu vực gần các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát… tình trạng nhếc nhác do hàng quán vỉa hè tràn lan gây nguy hiểm cho hành khách lên xuống xe. Cụ thể, tại nhà chờ xe buýt trên đường Phạm Hùng (trước cửa toà nhà CT1) luôn bị vây quanh bởi các hàng quán và lực lượng xe ôm hùng hậu, đối diện bên kia đường trước cửa khu Nam Đàn Plaza tuy không bị hàng quán vây quanh nhưng rất hôi thối do một số người vô ý thức phóng uế khiến hành khách đi xe buýt ngao ngán.

Theo Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) - ông Ngô Xuân Phú, rất nhiều tuyến phố không có nhà chờ xe buýt mà chỉ có biển dừng kết nối, nguyên nhân do không có quỹ đất giao thông. Hiện, Hà Nội có gần 10 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng, trong đó Transerco đang chạy 64 tuyến trên tổng số 104 tuyến xe buýt với trên 1.100 xe. Để phát triển giao thông công cộng 25% vào năm 2030 theo kế hoạch của thành phố cần phải ưu tiên dành hạ tầng cho vận tải khách công cộng để thu hút người dân tham gia cần phải có sự vào cuộc đồng bộ từ chính quyền địa phương, Sở GTVT và các doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng cho biết, việc trợ giá xe buýt là một chủ trương rất có ý nghĩa của thành phố Hà Nội. Việc đi đầu trong hỗ trợ người cao tuổi sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại rất có ý nghĩa, vừa vận động người dân tham gia giao thông vừa tiết kiệm chi phí khi xe phải chạy rộng vào các khung giờ thấp điểm. Nhưng UBND Thành phố Hà Nội cũng cần tính toán nguồn kinh phí từ quỹ phúc lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp vì hiện lượng khách giảm, trợ giá không tăng, những tuyến ít khách sẽ bị giãn tần suất. Khi đó, thời gian chờ xe lâu hơn, đi lại bất tiện hơn, khách sẽ lại bỏ xe buýt nhiều hơn.

minh hạnh – Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Khó tiếp cận, nhà chờ bị chiếm dụng, người dân Hà Nội đang chán đi xe buýt?

Phạm Đông - Đặng Tiến |

Theo khảo sát của Lao Động, tỷ lệ hành khách đi xe buýt ở Hà Nội vẫn khá khiêm tốn, chủ yếu là người cao tuổi và học sinh, sinh viên. Bởi theo người dân, việc tiếp cận khó, đợi lâu, di chuyển chậm và các điểm chờ, nhà chờ bị chiếm dụng... là một trong những nguyên nhân chính khiến cho người dân không mặn mà với xe buýt.

Thêm 14 làn ưu tiên cho xe buýt, rồi Hà Nội sẽ chỉ còn 1 điểm: Ùn tắc cả thành phố

Anh Đào |

Thật sự muốn nhắn gửi mấy "ông" đề xuất làm thêm 14 làn đường riêng cho xe buýt là các vị cứ chỉ cần đừng làm, đừng đề xuất gì thêm hết. Dân sợ BRT lắm rồi.

Đánh giá nghiêm túc bài học BRT Kim Mã - Yên Nghĩa

Minh Quân - Văn Nguyễn |

Có thêm nhiều chuyên gia giao thông nhìn nhận sự thất bại của tuyến xe buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa là một bài học đắt giá cần được đánh giá nghiêm túc và nếu tiếp tục nhìn vào điều kiện hạ tầng cũng như mật độ giao thông hiện hữu tại Hà Nội hiện nay, đề xuất mở thêm 14 làn ưu tiên cho xe buýt là không khả thi.

Mở thêm 14 làn ưu tiên xe buýt: Xe máy đi vào đâu, đơn vị chức năng nói gì?

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Xoay quanh những ý kiến, thắc mắc của người dân về việc mở thêm 14 làn ưu tiên xe buýt, xe máy chỉ có thể đi lên vỉa hè. Ông Thái Hồ Phương - Phó Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở Giao thông vận tải TP Hà Nội) đã có những lí giải về vấn đề này.

Hà Nội: Hành khách đi xe buýt giảm mạnh

Phạm Đông - Lan Nhi |

Sáng 26.11, phóng viên Lao Động có mặt trên tuyến xe buýt số 16, xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đến điểm cuối là bến xe Giáp Bát. Mặc dù đang trong khung giờ cao điểm, thế nhưng tuyến xe buýt có lộ trình nối các điểm tập trung đông dân cư, trường học, Học viện trên địa bàn TP.Hà Nội như: Khu vực Cầu Giấy - Xuân Thủy, Ngã Tư Sở - Trường Chinh, Giải Phóng - Phố Vọng... vẫn khá vắng khách.

Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm?

Thái Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng bắt đầu xuất hiện trở lại. Theo đó khiến tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Khó tiếp cận, nhà chờ bị chiếm dụng, người dân Hà Nội đang chán đi xe buýt?

Phạm Đông - Đặng Tiến |

Theo khảo sát của Lao Động, tỷ lệ hành khách đi xe buýt ở Hà Nội vẫn khá khiêm tốn, chủ yếu là người cao tuổi và học sinh, sinh viên. Bởi theo người dân, việc tiếp cận khó, đợi lâu, di chuyển chậm và các điểm chờ, nhà chờ bị chiếm dụng... là một trong những nguyên nhân chính khiến cho người dân không mặn mà với xe buýt.

Thêm 14 làn ưu tiên cho xe buýt, rồi Hà Nội sẽ chỉ còn 1 điểm: Ùn tắc cả thành phố

Anh Đào |

Thật sự muốn nhắn gửi mấy "ông" đề xuất làm thêm 14 làn đường riêng cho xe buýt là các vị cứ chỉ cần đừng làm, đừng đề xuất gì thêm hết. Dân sợ BRT lắm rồi.

Đánh giá nghiêm túc bài học BRT Kim Mã - Yên Nghĩa

Minh Quân - Văn Nguyễn |

Có thêm nhiều chuyên gia giao thông nhìn nhận sự thất bại của tuyến xe buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa là một bài học đắt giá cần được đánh giá nghiêm túc và nếu tiếp tục nhìn vào điều kiện hạ tầng cũng như mật độ giao thông hiện hữu tại Hà Nội hiện nay, đề xuất mở thêm 14 làn ưu tiên cho xe buýt là không khả thi.

Mở thêm 14 làn ưu tiên xe buýt: Xe máy đi vào đâu, đơn vị chức năng nói gì?

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Xoay quanh những ý kiến, thắc mắc của người dân về việc mở thêm 14 làn ưu tiên xe buýt, xe máy chỉ có thể đi lên vỉa hè. Ông Thái Hồ Phương - Phó Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở Giao thông vận tải TP Hà Nội) đã có những lí giải về vấn đề này.

Hà Nội: Hành khách đi xe buýt giảm mạnh

Phạm Đông - Lan Nhi |

Sáng 26.11, phóng viên Lao Động có mặt trên tuyến xe buýt số 16, xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đến điểm cuối là bến xe Giáp Bát. Mặc dù đang trong khung giờ cao điểm, thế nhưng tuyến xe buýt có lộ trình nối các điểm tập trung đông dân cư, trường học, Học viện trên địa bàn TP.Hà Nội như: Khu vực Cầu Giấy - Xuân Thủy, Ngã Tư Sở - Trường Chinh, Giải Phóng - Phố Vọng... vẫn khá vắng khách.