Xây dựng resort, homestay tràn lan, phá quy hoạch: Đua nhau xẻ đồi, bạt rừng...

THÔNG CHÍ - CAO NGUYÊN |

Chỉ một xã Mông Hoá (TP.Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình) có tới 4 khu nghỉ dưỡng, resort. Các dự án đua nhau mọc lên khiến xã Mông Hoá như đại công trường. Những mảng xanh của đất đồi, đất rừng đang bị san gạt. Vùng đồi rừng xanh ngát nay bị cạo trọc, nham nhở.

Hai gọng kìm bóp nghẹt hồ Dụ

Ngay tại quộc lộ 6 chỉ cách trụ sở UBND huyện Kỳ Sơn cũ (huyện Kỳ Sơn vừa sáp nhập vào thành phố Hoà Bình vào tháng 1.2020) chỉ vài cây số là hai con đường đang san gạt dẫn vào hồ Dụ. Tại hai dự án này tấp nập xe ra, xe vào chở đất đá vật liệu. Từ phía bên ngoài quốc lộ 6 nhìn vào, thay vì mảng xanh của đất đồi rừng, nay đã trắng xoá, nham nhở trên nền trời.

Tại dự án dự án Sakana Spa & Resort Hòa Bình, các quả đồi nhìn xuống hồ Dụ đã được xẻ ngang, xẻ dọc, nham nhở đất đá. Tại dự án này, chủ đầu tư dự án đã san đồi làm các tuyến đường quanh co dẫn vào nội khu. Tại một phân khu trong cùng của dự án, cả dãy biệt thự sơn ngoài màu trắng, hình mái chóp sát mép nước hồ đã được xây dựng thành hình. Còn phía trên đồi, các biệt thự nhìn hướng hồ cũng đã xây dựng xong mặt ngoài. Các môi giới thiệu dự án này mang tới một không gian nghỉ dưỡng thượng lưu, một cơ hội đầu tư sinh trưởng tốt, một giải pháp sống lí tưởng khi môi trường và không khí bị ô nhiễm nặng nề. Diện tích dự án lên tới 12,1ha.

Sát cạnh dự án Sakana Spa & Resort Hòa Bình là dự án khu biệt thự nhà vườn, trồng rừng kết hợp sinh thái với diện tích 40ha. Cũng giống dự án Sakana, dự án này đang cấp tập làm đường vào, các quả đồi đang được san gạt. Phía bên trong, chủ đầu tư đã dựng 2 nhà sàn.

Khi đi sâu vào cả hai dự án này, tất cả các công trình biệt thự đều hướng về hồ Dụ làm trung tâm. Nhìn từ một điểm cao có thể thấy, hai dự án này như hai vòng cung khép vào nhau áp sát lòng hồ Dụ.

Đáng chú ý, cả hai dự án bao quanh hồ Dụ phần nhiều là đất rừng sản xuất. Xác nhận với PV Lao Động, ông Nguyễn Khắc Long - Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hòa Bình - khẳng định, cả hai dự án tại hồ Dụ vẫn chưa được phê duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

Gom đất của dân rồi lập dự án “resort ma”

Trong khi đó, tại một dự án khác có tên Kai Village Resort (Zen Group là Chủ đầu tư), nằm tại vị trí Cầu Mè thuộc thôn Mè  có quy mô trên 10ha, với 112 biệt thự nghỉ dưỡng. Khu đất triển khai dự án Kai Resort thực chất là 2 “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” mang tên ông Ngô Minh Thành (tổng diện tích 8.993m2), một giấy mang tên bà Lê Thị Thủy (tổng diện tích 5.565,5m2).

Trong đó, đất thuộc sở hữu của bà Lê Thị Thủy là đất nông nghiệp, đất này không được phép xây dựng. Còn đất của ông Ngô Minh Thành có hơn 500m2 là đất thổ cư, được phép xây dựng nhà ở; phần đất còn lại là đất nông nghiệp. Căn nhà xây dựng trên đồi mà chủ đầu tư dự án gọi là nhà mẫu được xây dựng trong phần đất thổ cư của nhà ông Thành. Hiện tại, dù chưa được cấp phép, nhưng Chủ đầu tư đã cho san gạt, xây dựng một khu nhà điều hành, 4, 5 căn biệt thự kiên cố và bể bơi, rộng tới hàng nghìn mét vuông trên đỉnh đồi.

Còn tại thôn Gò Bùi, một dự án có tên Onsen Villas đã xây dựng hơn 10 căn biệt thự có kiến trúc tương tự dự án Kai Resort. Các biệt tự này đều xây dựng trên đồi thành dãy ngang thoai thoải ngọn đồi. Tại dự án này, nhiều biệt thự đã xây xong, có nhà mẫu để khách mua tham quan.

Nói về hai dự án tại thôn Mè và thôn Gò Bùi, ông Nguyễn Xuân Phục - Phó Bí thư Thường trực xã Mông Hóa - (TP.Hòa Bình) khẳng đinh, tại 2 thôn trên không có dự án resort nào có quyết định đầu tư được phê duyệt. Về các tên Kai resort hay Ousen resort, lãnh đạo xã Mông Hoá cho rằng, các dự án được rao bán quảng cáo trên mạng như vậy nhưng không được UBND tỉnh phê duyệt dự án. “Thực chất các khu đất này  được gom đất của dân. Chủ đầu tư cũng tìm cách để lách luật như mua đất của người dân sau đó xây dựng. Nguồn gốc một phần đất rừng và một phần đất thổ cư” - ông Phục nói.

Phải dừng thi công 2 dự án tại hồ Dụ

Theo Luật Bảo vệ Môi trường, việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng. Như vậy, với 2 dự án đang triển khai xây dựng tại hồ Dụ, Luật sư Vũ Văn Biên (đoàn Luật sư tỉnh Hải Dương) cho rằng hai dự án này đang thi công trái phép, các cơ quan quản lý cần phải cưỡng chế dừng thi công dự án hoàn thành và được phê duyệt ĐTM. CHÍ NGUYÊN

THÔNG CHÍ - CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Sai phạm cũ chưa qua, sai phạm mới đã đến

THÔNG CHÍ - CAO NGUYÊN |

Nằm dưới chân núi Ba Vì, hàng loạt resort không phép mọc lên. Resort Điền Viên Thôn tai tiếng đã đổi tên thành Zen Resort, Tản Viên villa vi phạm đổi tên thành Bella resort. Cả hai resort bị đề nghị đóng cửa, tuy nhiên vẫn hằng ngày sáng đèn đón khách. Đáng chú ý, hiện nay các resort này vẫn chưa xử lý xong, thì 2 resort mang dáng dấp của Điền Viên Thôn là resrort Maryland và khu nghỉ dưỡng Pure Retreat xuất hiện, rao bán ồ ạt.

Cận cảnh: Resort, homestay xâm hại vùng lõi di sản Tràng An

THÔNG CHÍ - CAO NGUYÊN |

Trước khi được công nhận di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2014, quần thể danh thắng chỉ có 35 công trình xây dựng. Nhưng sau khi được công nhận là di sản thế giới, Tràng An được bảo vệ nghiêm ngặt hơn, thì nơi đây lại mọc thêm 39 công trình resort, homestay vi phạm xây trái phép.

Resort, homestay xâm hại di sản Tràng An

THÔNG CHÍ - CAO NGUYÊN |

Tại nhiều vùng, rừng đã bị phá để thay vào đó là những khối bêtông, như trong vùng lõi Di sản Thiên nhiên Thế giới Tràng An (tỉnh Ninh Bình). Tại vùng đồi rừng huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội), thành phố Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình) là cuộc đua của những resort mọc lên trái phép. Các resort, khu nghỉ dưỡng vi phạm xảy ra nhiều năm, tuy nhiên đến nay mọi việc vẫn diễn ra và sẽ diễn ra nếu chính quyền địa phương chỉ thống kê sai phạm mà không có giải pháp quyết liệt để ngăn chặn.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Sai phạm cũ chưa qua, sai phạm mới đã đến

THÔNG CHÍ - CAO NGUYÊN |

Nằm dưới chân núi Ba Vì, hàng loạt resort không phép mọc lên. Resort Điền Viên Thôn tai tiếng đã đổi tên thành Zen Resort, Tản Viên villa vi phạm đổi tên thành Bella resort. Cả hai resort bị đề nghị đóng cửa, tuy nhiên vẫn hằng ngày sáng đèn đón khách. Đáng chú ý, hiện nay các resort này vẫn chưa xử lý xong, thì 2 resort mang dáng dấp của Điền Viên Thôn là resrort Maryland và khu nghỉ dưỡng Pure Retreat xuất hiện, rao bán ồ ạt.

Cận cảnh: Resort, homestay xâm hại vùng lõi di sản Tràng An

THÔNG CHÍ - CAO NGUYÊN |

Trước khi được công nhận di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2014, quần thể danh thắng chỉ có 35 công trình xây dựng. Nhưng sau khi được công nhận là di sản thế giới, Tràng An được bảo vệ nghiêm ngặt hơn, thì nơi đây lại mọc thêm 39 công trình resort, homestay vi phạm xây trái phép.

Resort, homestay xâm hại di sản Tràng An

THÔNG CHÍ - CAO NGUYÊN |

Tại nhiều vùng, rừng đã bị phá để thay vào đó là những khối bêtông, như trong vùng lõi Di sản Thiên nhiên Thế giới Tràng An (tỉnh Ninh Bình). Tại vùng đồi rừng huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội), thành phố Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình) là cuộc đua của những resort mọc lên trái phép. Các resort, khu nghỉ dưỡng vi phạm xảy ra nhiều năm, tuy nhiên đến nay mọi việc vẫn diễn ra và sẽ diễn ra nếu chính quyền địa phương chỉ thống kê sai phạm mà không có giải pháp quyết liệt để ngăn chặn.