Xây dựng nông thôn mới bằng chính sức mạnh lòng dân

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân. Do vậy, làm sao để người dân đồng lòng, phát huy nội lực là điều quan trọng nhất.

Sức mạnh từ sự đồng lòng

Khi triển khai xây dựng NTM, vấn đề trở ngại lớn nhất mà các địa phương thường đặt ra chính là kinh phí. Đặc biệt là ở các xã vùng cao, biên giới, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Thế nhưng, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên lại vượt qua những khó khăn, trở ngại bằng chính sức mạnh lòng dân.

Nói đến câu chuyện xây dựng NTM ở xã Chà Nưa thì phải nói ngay đến những "dự án 0 đồng" được thực hiện bởi sức mạnh từ tinh thần đoàn kết và "hiện tượng" hàng trăm hộ dân tình nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo và Chà Nưa đã về đích NTM vào cuối năm 2018.

Vốn là vùng đặc biệt khó khăn được Chính phủ hỗ trợ bằng các chương trình xóa đói, giảm nghèo. Thế nhưng, chỉ trong 3 năm triển khai xây dựng NTM (từ 2016-2018), tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo tại xã Chà Nưa đã giảm từ 53% xuống 11,41%.

 
Bản du lịch cộng đồng Nà Sự luôn tấp nập du khách. Ảnh: Thanh Bình

Theo ông Khoàng Văn Van - Bí thư xã Chà Nưa, để đạt được kết quả như vậy thì cái quan trọng nhất là phát huy được sức mạnh từ sự đồng lòng của người dân. Do đó, xã đã triển khai được nhiều dự án, công trình bằng sức dân mà không phải chờ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.

Có thể kể đến một số "dự án 0 đồng" như: Trồng 1.200 cây hoa Ban, làm 11 tuyến đường tuần tra, bảo vệ rừng dài 36km. Hay làm gần 10 kilomet đường nội đồng, xây dựng 106 lò đốt rác thải sinh hoạt… Và mới đây nhất là mô hình du lịch cộng đồng tại bản Nà Sự với nhiều "dự án 0 đồng" được thực hiện. Tất cả đều do người dân tự đóng góp và bỏ công sức ra thực hiện để phục vụ lợi ích của chính mình và của địa phương.

Về việc hàng trăm hộ dân tình nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo, khi đó đã khiến không ít người đặt câu hỏi: Liệu Chà Nưa về đích nông thôn mới có phải do “chín ép”? Hàng trăm hộ dân viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo liệu có bị áp lực từ phía chính quyền?

Ông Van nói: “Khi ấy cũng nhiều nhà báo đặt câu hỏi như vậy, tôi chỉ trả lời rằng, các bạn cứ xuống gặp dân, hỏi dân thì sẽ tìm được câu trả lời khách quan nhất”.

Nhiều gia đình đã được sửa sang để làm dịch vụ Home Stay phục vụ du lịch. Ảnh: Văn Thành Chương
Nhiều gia đình đã được sửa sang để làm dịch vụ Home Stay phục vụ du lịch. Ảnh: Văn Thành Chương

Theo ông Van, việc quan trọng nhất là khiến cho người dân thay đổi nhận thức, từ đó dẫn đến hành động. Mặt khác, việc điều tra, xác minh hộ nghèo cũng phải công tâm, chính xác. “Những gia đình còn thực sự khó khăn thì dù có tình nguyện xin ra khỏi hộ nghèo mình cũng không khuyến khích” - ông Van nói.

Với nhiều cách làm hay và mô hình kinh tế hiệu quả, trong hơn 4 năm qua đã có thêm nhiều gia đình kinh tế khá giả, tỉ lệ hộ nghèo tại xã Chà Nưa vẫn liên tục giảm theo từng năm. Tính đến hết năm 2022, tổng số hộ nghèo toàn xã chỉ còn 37 hộ, chiếm 5,5%.

Chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc

Không dừng lại ở những kết quả đạt được, cấp ủy, chính quyền và người dân xã Chà Nưa vẫn bền bỉ tìm nhiều hướng đi mới để tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh tế với mục tiêu giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.

 
Một trong những "dự án 0 đồng" mới được thực hiện là 11 lán chòi bằng cây tre, vách nứa, lợp lá cọ để làm nơi ngắm cảnh cho khách đến Chà Nưa.

Theo ông Thùng Văn Ánh - Chủ tịch UBND xã Chà Nưa, để triển khai hiệu quả tiêu chí về hộ nghèo và thu nhập thì xác định phải để người dân làm chủ thể, có ý thức tự lực vươn lên trong phát triển kinh tế và xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Trên tinh thần đó, xã đã xác định hướng phát kinh tế chủ đạo chính là bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có đồng thời phát triển mạnh các mô hình kinh tế gắn với rừng. Song song với đó là triển khai đa dạng các mô hình kinh tế, chủng loại cây trồng.

Hiện nay, xã đã trồng được hàng 100.000 cây sa nhân; tiếp tục phát triển và bảo vệ gần 1.000 tổ ong lấy mật… Ngoài ra, duy trì và phát triển trên 140ha cây sắn để có thêm thu nhập trên những diện tích đất bạc màu. Cùng với đó, nhiều hecta lúa 1 vụ kém năng suất cũng đã được chuyển đổi sang mô hình trồng bí xanh và bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên được đánh giá là có năng suất rất cao, mở ra một hướng đi đầy triển vọng.

Du khách đến tham quan và sử dụng dịch vụ tại bản du lịch cộng đồng Nà Sự. Ảnh: Thanh Bình
Du khách đến tham quan và sử dụng dịch vụ tại bản du lịch cộng đồng Nà Sự. Ảnh: Thanh Bình

Mới đây, mô hình du lịch cộng đồng tại bản Nà Sự được triển khai từ vài tháng qua nhưng cũng đã được đánh giá là rất thành công. Đây cũng là mô hình du lịch xanh đầu tiên của tỉnh Điện Biên được triển khai một cách bài bản và trở thành điểm nhấn được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan trải nghiệm.

Có thể thấy rằng, việc xây dựng NTM ở Chà Nưa không phải cách làm gì cao siêu. Bí quyết thành công chính là phát huy sức mạnh từ nội lực, sức mạnh của lòng dân và làm vì lợi ích của nhân dân.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Nông thôn mới ở miền núi: Chín ép khó bền

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Mục tiêu chính của Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Do vậy, nếu phải "chín ép" để đạt thành tích thì không những khó phát huy và còn có thể để lại nhiều hệ quả.

Xã biên giới gồng mình giữ tiêu chí nông thôn mới

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Thế nhưng, không ít địa phương khi đạt chuẩn thì lại phải chật vật duy trì các tiêu chí...

Quy định vốn đối ứng xây dựng nông thôn mới cao, nhiều nơi khó đáp ứng

HƯNG THƠ |

Nhiều xã ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị được bố trí vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới thấp, nhưng tỉ lệ đối ứng do nhân dân đóng góp lại cao, nên các công trình rất khó thực hiện được.

G7 tính trừng phạt Nga tiếp về năng lượng

Ngọc Vân |

Lãnh đạo nhóm G7 có kế hoạch siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga về năng lượng và các mặt hàng xuất khẩu.

Xác định đối tượng dùng dao đâm Chủ tịch phường Thuỷ Châu

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Công an thị xã Hương Thủy đang làm rõ hành vi đối tượng côn đồ dùng dao đâm một chủ tịch phường nhập viện cấp cứu.

Chịu lãi “cắt cổ” để gia hạn trái phiếu - giải pháp duy nhất còn lại

Đức Mạnh |

Chuyên gia đánh giá gia hạn trái phiếu là giải pháp hữu hiệu duy nhất doanh nghiệp hiện nay có thể làm và cũng sẽ là xu hướng trong thời gian tới.

Chuyên gia tiết lộ mẹo đi máy bay, tàu xe không vất vả mùa cao điểm

MINH ANH |

Nếu bạn muốn tránh chậm trễ hay tiết kiệm tiền hơn dù đi máy bay, tàu hỏa hay xe khách mùa du lịch, đáp án nằm ở thời điểm khởi hành.

Việt Nam đón sóng hàng tỉ USD đầu tư công nghệ, điện tử

Thu Giang |

Bất động sản công nghiệp là một trong những lĩnh vực thu hút hàng tỉ USD vốn ngoại đầu năm 2023. Đáng chú ý, nhiều tập đoàn công nghệ, điện tử trên thế giới gần đây liên tục tìm kiếm quỹ đất và dịch chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam.

Nông thôn mới ở miền núi: Chín ép khó bền

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Mục tiêu chính của Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Do vậy, nếu phải "chín ép" để đạt thành tích thì không những khó phát huy và còn có thể để lại nhiều hệ quả.

Xã biên giới gồng mình giữ tiêu chí nông thôn mới

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Thế nhưng, không ít địa phương khi đạt chuẩn thì lại phải chật vật duy trì các tiêu chí...

Quy định vốn đối ứng xây dựng nông thôn mới cao, nhiều nơi khó đáp ứng

HƯNG THƠ |

Nhiều xã ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị được bố trí vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới thấp, nhưng tỉ lệ đối ứng do nhân dân đóng góp lại cao, nên các công trình rất khó thực hiện được.