Xây dựng mô hình trường tiên tiến nhưng không được để thiếu trường, thiếu lớp

Huyên Nguyễn |

Mô hình trường tiên tiến tại TPHCM sau 16 năm triển khai đã thu lại những thành công về chất lượng đào tạo, số lượng trường ngày một tăng. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức nhấn mạnh rằng dù phát triển nhưng không được để tình trạng thiếu trường, thiếu lớp.

Tăng về số lượng

Mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế của TPHCM được thực hiện từ năm 2005 với trường đầu tiên là THPT Lê Quý Đôn (Quận 3). Đến nay, toàn thành phố có 40 trường từ mầm non đến THPT hoạt động theo mô hình trường tiên tiến. Ngoài ra, một số trường được phê duyệt nhưng chưa triển khai do các nguyên nhân khách quan và hơn 10 trường đăng ký triển khai trong thời gian tới.

Tại Hội thảo tổng kết và lấy ý kiến Dự thảo Quyết định về Mô hình “Trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại TPHCM” do Sở GDĐT TPHCM tổ chức ngày 18.5, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GDĐT TPHCM tổng kết: Sau 16 năm thực hiện, Sở GDĐT TPHCM cho rằng, các trường tiên tiến là những cơ sở giáo dục tiên phong trong đổi mới, trong việc triển khai các nội dung chỉ đạo chuyên môn của ngành, là những hình mẫu để các nhà trường khác học tập, xây dựng và phát triển.

Mô hình trường tiên tiến được xây dựng trên cơ sở những mục tiêu rất phù hợp với định hướng phát triển giáo dục hiện nay. Học sinh được giáo dục trong môi trường thoải mái, không gò ép, hướng đến phát triển năng lực, phẩm chất; được tổ chức đa dạng các hình thức học, học 2 buổi/ngày, học ngoài lớp học... được định hướng đạt các chuẩn quốc tế, tiếp cận các phương pháp giảng dạy hiện đại (STEM, STEAM, AI, nghiên cứu khoa học...). Nhà trường tổ chức với sĩ số học sinh/lớp thấp, thầy cô giáo được khuyến khích, tạo điều kiện để sáng tạo và phát triển, tiếp cận các phương pháp giảng dạy tiên tiến. Mô hình trường tiên tiến cũng xây dựng cơ chế thu phí công khai, minh bạch, thực hiện được mục tiêu xã hội hoá.

Căn cứ pháp lý rời rạc, khó về mức thu và chuẩn đầu ra

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng đến nay, theo Sở GDĐT TPHCM, hệ thống văn bản pháp lý của thành phố về mô hình trường tiên tiến chưa đầy đủ, rời rạc, không còn phù hợp với các quy định mới liên quan đến Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nhu cầu mở rộng, triển khai thêm trường tiên tiến ngày càng cao, nhưng sĩ số học sinh/lớp là rào cản chính đối với các quận, huyện. Chỉ tiêu mỗi quận, huyện có ít nhất mỗi cấp học 1 trường tiên tiến chưa thể đạt được.

Bà Trần Bé Hồng Hạnh - Hiệu trưởng Nguyễn Thái học (Quận 1) - cho biết mức thu 1,5 triệu đồng/tháng được phê duyệt từ năm 2015 đến nay đã nảy sinh nhiều bất cập. Một phần do vật giá tăng, phần lớn đến từ những yêu cầu ngày càng cao đối với các hoạt động giáo dục (chỉ đạo dạy - học tiếng Anh với người bản xứ, học tiếng Anh - Tin học theo các chuẩn quốc tế, các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá, giáo dục ngoài nhà trường, giáo dục STEM - STEAM, học sinh nghiên cứu khoa học...). Ngoài ra, quy định 50% học sinh đạt chuẩn chứng chỉ tin học quốc tế thì rất khó vì phải làm 3 bài thi.

Đồng quan điểm, ông Trịnh Vĩnh Thanh - Phó Trưởng phòng GDĐT Quận Gò Vấp - bổ sung thêm về quy định sĩ số lớp học. Theo ông Thanh, hiện nay quy định phòng học tiên tiến hội nhập xây dựng tới 56m2 nếu chỉ để cho 35 em học thì rất lãng phí. Vì thế, sĩ số có thể tăng lên đến 40 học sinh/lớp.

Ngoài ra, ông Thanh đề xuất thêm ở mô hình này yêu cầu giáo viên cao hơn về trình độ tin học, ngoại ngữ, phương pháp dạy… thì cũng cần có những cơ chế khuyến khích ngoài lương.

Trong khi đó, ông Cao Đức Khoa - Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Quận 1) - thì cho rằng vẫn nên giữ sĩ số không quá 35 em/lớp bởi một trong những điều phụ huynh rất tin tưởng là sĩ số. Nếu để 40 em/lớp thì thầy cô rất khó để sâu sát.

Không được để tình trạng thiếu trường thiếu lớp

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - nhấn mạnh Sở GDĐT cần tổng hợp các ý kiến và đưa ra được định hướng, quy mô phát triển phù hợp cho mô hình này.

Theo ông Đức, Sở GDĐT cần chú ý tới vấn đề về hoàn thiện căn cứ pháp lý và quy định về thu và sử dụng nguồn thu hợp lý.

“Mục tiêu xây dựng mô hình này là tạo môi trường học tập cho con em mình với chất lượng tiên tiến, chi phí hợp lý. Thế nên cần phải đặt mục tiêu cụ thể rồi từ đó hoạch định chiến lược phù hợp”, ông Đức bày tỏ và cho rằng cần tìm lời giải cho bài toán khi muốn chất lượng cao thì phải đầu tư nhiều, để chất lượng cao thì người học cũng phải đóng góp chi phí cùng với ngân sách nhà nước. Mặt khác, sĩ số của lớp học phải ít hơn để có thể triển khai được phương pháp giảng dạy và học tập tiên tiến, giáo viên cũng phải tương xứng, cơ sở vật chất phù hợp.

Ngoài ra, ông Đức chỉ rõ một mâu thuẫn khi thực tế vẫn có tình trạng thiếu trường học, chỗ học công lập nhưng nếu giữ mô hình này thì phải giảm sĩ số.

“Chúng ta phải xác định rõ mục tiêu về quy mô đến cỡ nào. Phát triển nhưng không được để tình trạng học sinh đến tuổi đi học mà không được đến trường. Ngoài ra, khi những trường mô hình tiên tiến thực hiện tốt phải có hỗ trợ những trường thường còn lại, tối thiểu phải đạt được cao hơn trung bình của cả nước để con em dù học ở trường nào cũng phải đảm bảo chất lượng. Để cho các bên liên quan đều thực sự được hưởng lợi từ mô hình này” - ông Dương Anh Đức nhấn mạnh.

Về giảng dạy, Phó Chủ tịch UBND TPHCM nhắc nhở không nên quá sa đà vào hình thức mà điều quan trọng phải là giá trị mà người thầy mang đến cho học trò để mô hình này có thể phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Trường học thời dịch COVID-19: Giáo viên "chia lửa" với phụ huynh

Tường Vân - Bích Hà |

Từ cuộc gọi đường dài của một phụ huynh là nhân viên y tế, chia sẻ nỗi lo có 2 con sắp thi chuyển cấp mà không thể ở bên để sát cánh động viên, các thầy cô ở Hà Nội đã nảy ra ý tưởng “chia lửa”, san sẻ nỗi lo với phụ huynh. Hơn 1 tuần qua, những lớp học online đã được mở, để ôn thi miễn phí cho con em những người đang ở tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Trường học thời dịch COVID-19: Mồ hôi đẫm lưng áo của sinh viên trường y

Thiều Trang |

Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, ý chí kiên cường của sinh viên ngành y, Nguyễn Hương Giang cùng nhiều sinh viên, giảng viên của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã không ngần ngại lên đường chi viện cho "điểm nóng" Bắc Giang.

Quảng Nam: Học sinh 2 địa phương giáp ranh Đà Nẵng trở lại trường học

Thanh Chung |

Quảng Nam cho học sinh ở huyện Đại Lộc và thị xã Điện Bàn là 2 địa phương giáp ranh với TP.Đà Nẵng đến trường học trở lại để kiểm tra học kỳ II.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Trường học thời dịch COVID-19: Giáo viên "chia lửa" với phụ huynh

Tường Vân - Bích Hà |

Từ cuộc gọi đường dài của một phụ huynh là nhân viên y tế, chia sẻ nỗi lo có 2 con sắp thi chuyển cấp mà không thể ở bên để sát cánh động viên, các thầy cô ở Hà Nội đã nảy ra ý tưởng “chia lửa”, san sẻ nỗi lo với phụ huynh. Hơn 1 tuần qua, những lớp học online đã được mở, để ôn thi miễn phí cho con em những người đang ở tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Trường học thời dịch COVID-19: Mồ hôi đẫm lưng áo của sinh viên trường y

Thiều Trang |

Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, ý chí kiên cường của sinh viên ngành y, Nguyễn Hương Giang cùng nhiều sinh viên, giảng viên của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã không ngần ngại lên đường chi viện cho "điểm nóng" Bắc Giang.

Quảng Nam: Học sinh 2 địa phương giáp ranh Đà Nẵng trở lại trường học

Thanh Chung |

Quảng Nam cho học sinh ở huyện Đại Lộc và thị xã Điện Bàn là 2 địa phương giáp ranh với TP.Đà Nẵng đến trường học trở lại để kiểm tra học kỳ II.