Xây dựng cuộc sống bình thường mới: Cơ hội để thay đổi mạnh mẽ

Minh Bằng |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt vấn đề xác định trạng thái bình thường mới khi chưa có vaccine và thuốc đặc trị COVID-19. Xây dựng cuộc sống bình thường mới phải được coi là cơ hội để thay đổi mạnh mẽ từ quy mô quốc gia đến thói quen hàng ngày nhằm mang đến giá trị tích cực và phát triển.

Thay đổi trên quy mô quốc gia

Trạng thái bình thường mới chính là chấp nhận tình trạng sống trong trạng thái có dịch, chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng với phát triển kinh tế - xã hội.

Ở lĩnh vực kinh tế, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng - đã đưa chiến lược “bật-tắt”, tức là nới lỏng khi dịch lắng xuống, cách ly nghiêm ngặt khi dịch có dấu hiệu quay trở lại, sẽ giúp tạo ra sự linh hoạt để duy trì hoạt động kinh tế ở mức độ nhất định, đồng thời đảm bảo ngăn chặn dịch kịp thời.

Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, để làm tốt được chiến lược này thì phải thay đổi cả tâm lý doanh nghiệp đến tâm lý xã hội: “Cả nước cần phải tìm cách thích nghi, sống chung với nó. Điều này cũng có nghĩa là phòng chống dịch phải được xem là chiến lược lâu dài”.

Kết luận cuộc họp của Chính phủ về phòng chống COVID-19 hôm 23.4 vừa qua, Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu các cấp, các ngành ngăn chặn quyết liệt, không để dịch xâm nhập trở lại. Phòng chống dịch tốt nhưng phải tạo năng lượng cho dòng chảy hàng hóa, khôi phục sản xuất kinh doanh, dịch vụ, giải quyết việc làm, bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội. Đây là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Cơ hội rõ rệt nhất chính là chuyển đổi số quốc gia trên lĩnh vực kinh tế. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại lễ công bố cam kết đồng hành, hỗ trợ của ngành Thông tin và Truyền thông với ngành Giáo dục và Đào tạo hồi cuối tháng 3 đã đặt vấn đề: Dịch bệnh lây lan là do tiếp xúc. Đây là cơ hội xuất hiện trong tình huống khó khăn để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, phát triển dịch vụ công trực tuyến, y tế số, giáo dục số, thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử và kinh tế số. Đây cũng là cơ hội hướng dẫn, từng bước phổ cập kỹ năng số cho đông đảo người dân, là lực lượng chính sử dụng các dịch vụ Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số trong tương lai.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: “Đại dịch COVID-19 tạo ra cơ hội trăm năm cho chuyển đổi số quốc gia. Các hoạt động kinh tế xã hội bị ngưng trệ theo cách cũ. Tất cả chúng ta sẽ phải sáng tạo ra những cách vận hành mới để cho cuộc sống vẫn tiếp diễn, học tập, làm việc và giải trí vẫn phải được tiếp tục. Lĩnh vực ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) nhận về mình một sứ mệnh mới, sáng tạo các giải pháp công nghệ số, học tập và làm việc phân tán để duy trì các hoạt động kinh tế-xã hội, nhằm giúp chống dịch thành công, cũng như giảm tối đa suy thoái kinh tế và sau dịch là bứt phá vươn lên”.

Chuyển đổi số thành công sẽ giúp kinh tế-xã hội chủ động, sẵn sàng trong các tình huống “bật-tắt” khi tình huống thực tế đòi hỏi và vẫn đảm bảo được phát triển.

Hình thành những thói quen an toàn

Cũng xuất phát từ thực tế, theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông thì một số nhà dự đoán, nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm “nền kinh tế tại nhà”. Có thể đây không phải là một khái niệm thực sự mới. Nhưng dịch COVID-19 lại tạo cho “nền kinh tế tại nhà” một bệ phóng mới để thực sự đi vào đời sống, ngay cả khi dịch bệnh qua đi. Nhiều hoạt động kinh tế trước đây vẫn bị giới hạn bởi thói quen của người dùng nhưng hoàn cảnh của dịch COVID-19 đã và sẽ phá bỏ những thói quen đó.

Tuy nền kinh tế tại nhà không thay thế hoàn toàn nền kinh tế truyền thống, nhưng nếu phát huy được hết tiềm năng của nền kinh tế tại gia sẽ giúp xã hội vận hành tối ưu hơn, giảm bớt những căng thẳng về giao thông, sự tốn kém năng lượng cũng như tiết kiệm thời gian di chuyển.

Bà Đặng Thuý Hà - Giám đốc phía Bắc Nieisen Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường uy tín tại Việt Nam - cho biết: “Đại dịch COVID-19 đã tạo ra rất nhiều thay đổi trên các khía cạnh của cuộc sống người tiêu dùng cũng như tình hình kinh doanh tại Việt Nam. Trong khi những thách thức do đại dịch gây ra đã thay đổi cuộc sống của chúng ta một cách rõ ràng, câu hỏi tiếp theo chúng ta đặt ra là “Liệu khi nào mọi thứ sẽ trở lại bình thường?” Câu trả lời có lẽ sẽ là “Không bao giờ”. Vậy thì chúng ta sẽ quay lại một cuộc sống bình thường, nhưng là một cuộc sống bình thường với những thói quen và hành vi mới!”.

Về ảnh hưởng của dịch COVID-19 vào thói quen người tiêu dùng, bà Thuý Hà nhận định: “Theo khảo sát của Nielsen Việt Nam cùng hợp tác với Infocus Mekong Mobile Panel để thấu hiểu hơn về việc người tiêu dùng Việt Nam đang phản ứng và hành xử như thế nào trước sự bùng phát của virus SARS-CoV-2 thì hơn 50% người tiêu dùng nói rằng, họ đã giảm tần suất mua hàng từ siêu thị và cửa hàng tạp hóa. Điều này đã giúp mua sắm trực tuyến tăng lên với hơn 25% người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều hơn trước. Ngoài ra, hơn 60% người tiêu dùng đã giảm tần suất đi chợ thực phẩm tươi và kết quả là các mặt hàng rau, thịt, hải sản tươi bị giảm tiêu thụ. Người tiêu dùng chuyển sang sử dụng thịt đông lạnh và thực phẩm đóng gói. Hơn 70% giảm ăn uống bên ngoài, do đó các mặt hàng bia và nước ngọt bị ảnh hưởng lớn”.

Bà Thuý Hà cho rằng, các nhà sản xuất, tiếp thị nên khuyến khích người tiêu dùng duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe. Điều này có thể được thực hiện bằng cách giáo dục người tiêu dùng về lợi ích và chắc chắn sản phẩm sẵn có tại các kênh và đương nhiên với chính sách giá cả hợp lý.

Dịch bệnh sẽ tác động và thay đổi nhiều thói quen, ý thức xã hội dần sẽ tạo ra những thói quen an toàn hơn.

Ví dụ điển hình nhất là việc đeo khẩu trang khi tham gia sinh hoạt cộng đồng như đi học, đi chợ, đi du lịch, trên phương tiện giao thông công cộng, khi gặp gỡ giao lưu với người khác trong một thời gian nhất định, có thể là nhiều tháng hoặc một năm. Trên thực tế, nếu trong điều kiện bình thường sẽ không dễ để người dân tự giác thực hiện những điều này. Thế nhưng sự lo lắng về sức khoẻ, đặc biệt là những chỉ thị bắt buộc đeo khẩu trang như Chỉ thị, 15, 16 đã góp phần tạo ra một thói quen dễ nhận thấy: Đi ra đường là đeo khẩu trang.

Hoặc việc tụ tập ăn uống nhậu nhẹt với số đông sẽ được hạn chế và thay vào đó là thói quen “về nhà ăn cơm” hoặc chỉ đến những nơi đảm bảo an toàn.

Việc chuyển từ trạng thái chống dịch sang trạng thái bình thường mới đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành với sự tham gia tích cực, hiểu biết và nghiêm túc của người dân trong một lộ trình khác nhau cho các loại hoạt động khác nhau trong một quá trình dài để mỗi địa phương và đất nước phục hồi đời sống, sản xuất kinh doanh nhanh nhất.

Sự thay đổi của mỗi cá nhân và sự chuyển dịch tầm quốc gia ở tất cả lĩnh vực chính là yếu tố căn bản để xây dựng cuộc sống bình thường mới đảm bảo chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn nhằm ổn định và phát triển kinh tế-xã hội.

Minh Bằng
TIN LIÊN QUAN

Nhịp sống "bình thường mới" ở Vũ Hán sau khi dỡ phong tỏa

Thanh Hà |

Vũ Hán - thành phố đầu tiên trên thế giới bị phong tỏa do COVID-19 đang dần dần trở lại với nhịp sống bình thường mới sau nhiều tháng sống trong âu lo và sợ hãi.

Hết giãn cách xã hội, tiệm cắt tóc "từ chối không hết khách"

Linh Chi - Hoài Anh |

"Hết giãn cách xã hội, tôi sẽ đi cắt tóc và ăn phở" là câu nói của nhiều người trong thời gian giãn cách xã hội. Có lẽ đó cũng là lí do khiến ngày hôm nay (23.4), ngay sau khi cơ bản dừng giãn cách xã hội, các tiệm làm tóc đông tấp nập hơn hẳn.

Chiến lược "bật - tắt" trong cuộc chiến chống dịch COVID-19

TS. Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright |

Chiến lược “bật – tắt” – tức là nới lỏng khi dịch lắng xuống, cách ly nghiêm ngặt khi dịch có dấu hiệu quay trở lại – sẽ giúp tạo ra sự linh hoạt để duy trì hoạt động kinh tế ở mức độ nhất định, đồng thời đảm bảo ngăn chặn dịch kịp thời.

Đề xuất này được nêu ra trong bài viết của Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright về chiến lược này. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu:

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhịp sống "bình thường mới" ở Vũ Hán sau khi dỡ phong tỏa

Thanh Hà |

Vũ Hán - thành phố đầu tiên trên thế giới bị phong tỏa do COVID-19 đang dần dần trở lại với nhịp sống bình thường mới sau nhiều tháng sống trong âu lo và sợ hãi.

Hết giãn cách xã hội, tiệm cắt tóc "từ chối không hết khách"

Linh Chi - Hoài Anh |

"Hết giãn cách xã hội, tôi sẽ đi cắt tóc và ăn phở" là câu nói của nhiều người trong thời gian giãn cách xã hội. Có lẽ đó cũng là lí do khiến ngày hôm nay (23.4), ngay sau khi cơ bản dừng giãn cách xã hội, các tiệm làm tóc đông tấp nập hơn hẳn.

Chiến lược "bật - tắt" trong cuộc chiến chống dịch COVID-19

TS. Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright |

Chiến lược “bật – tắt” – tức là nới lỏng khi dịch lắng xuống, cách ly nghiêm ngặt khi dịch có dấu hiệu quay trở lại – sẽ giúp tạo ra sự linh hoạt để duy trì hoạt động kinh tế ở mức độ nhất định, đồng thời đảm bảo ngăn chặn dịch kịp thời.

Đề xuất này được nêu ra trong bài viết của Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright về chiến lược này. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu: