Vùng đất thuốc kỳ vọng vào “thần dược” để thoát nghèo

THANH TUẤN |

Với thế mạnh về tiềm năng cây dược liệu và được mệnh danh là vùng đất thuốc, chính quyền tỉnh Kon Tum phấn đấu khai thác bền vững nguồn dược liệu từ tự nhiên có trữ lượng lớn, đạt 50 tấn nguyên liệu/năm.

Đang nghèo trên vùng đất tiềm năng

Năm 2021, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum trồng hơn 1 triệu cây giống sâm Ngọc Linh trên núi, phấn đấu trồng mở rộng với diện tích 500ha sâm.

Dưới chân ngọn núi Ngọc Linh, nơi chỉ có chất đất, khí hậu và độ ẩm phù hợp với sự sinh trưởng tốt của cây sâm là những bản làng của đồng bào Xơ Đăng ở xã Măng Ri. Xã là địa phương có thế mạnh về phát triển cây dược liệu, toàn xã hiện có hơn 50ha sâm dây, hơn 3ha sâm Ngọc Linh (tương đương trồng 32.000 gốc) của hơn 260 hộ trồng. Chính quyền xã đã thành lập 7 mô hình liên kết trồng sâm Ngọc Linh với Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum thu hút 150 hộ tham gia.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông A Sỹ - Bí thư Đảng ủy xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông - cho biết: “Với giá trị cao trên thị trường, trung bình mỗi kilôgam sâm Ngọc Linh thật được rao bán từ 120-150 triệu đồng, địa phương xác định trồng sâm là hướng thoát nghèo bền vững. Nhưng cái khó là việc trồng sâm không phải như cây lúa, cây mì, vài tháng sau là thu hoạch được, đáp ứng nhu cầu lương thực của bà con. Ít nhất mỗi cây sâm sinh trưởng đến khi thu hoạch phải từ 7-10 năm mới có chất Saponin, hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy, cán bộ xã tuyên truyền, vận động bà con hợp tác trồng sâm còn gặp khó”.

Một số người dân ở Măng Ri tự trồng sâm Ngọc Linh trên đất rẫy, đất vườn nhà của mình, nhưng lại bị trộm cắp đột nhập lấy mất. Số khác không kiên nhẫn chờ đợi thời gian dài nhiều năm để thu hoạch sâm, họ vẫn trồng lúa, trồng mì kiếm sống qua ngày.

Số ít người dân khác nhận thức được lợi ích giá trị từ sâm nên tìm cách đổi con trâu, con bò để mua lại giống cây sâm về trồng.

Hiện mỗi hạt sâm có giá khoảng 100.000 đồng, khi ươm thành công ra cây sâm giống thì giá trên thị trường khoảng 300.000 đồng/cây.

Bám vào trồng dược liệu đổi thay

Theo UBND huyện Tu Mơ Rông, xã Măng Ri dưới núi Ngọc Linh hiện có hơn 500 hộ, gần 1.900 nhân khẩu người Xơ Đăng, trong đó hộ nghèo chiếm gần 60% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2022-2025.

Ông Dương Văn Trang - Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum - cho biết: “Xã Măng Ri là một xã đặc biệt vì có loài sâm Ngọc Linh quý hiếm, nhưng tại sao đời sống người dân bao nhiêu năm vẫn nghèo khó. Khí hậu, tiềm năng dược liệu ở Măng Ri không có xã nào, tỉnh thành nào trên cả nước có. Vì thế, cần tạo điều kiện vay vốn, tuyên truyền vận động bà con tham gia vào các mô hình trồng sâm với Công ty rồi tính toán tỉ lệ chia lợi nhuận sao cho phù hợp để nâng cao đời sống người dân”.

Theo ông Dương Văn Trang - Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum, huyện Tu Mơ Rông - cần tập trung phát triển mạnh cây dược liệu sâm Ngọc Linh, sâm dây, sơn tra, cà phê xứ lạnh.

Từ năm 2022 trở đi, mỗi năm địa phương trồng thêm 20.000 gốc sâm Ngọc Linh, mỗi làng trồng thêm 2ha sâm dây, chuyển dần diện tích lúa rẫy, mì sang trồng cà phê xứ lạnh, đặt mục tiêu mỗi năm tăng thêm khoảng 20ha để giảm tỉ lệ nghèo xuống thấp.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Bữa ăn nghèo khó của học sinh miền núi cao Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum - Năm học 2021-2022, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có gần 1.000 em học sinh bị ngưng cấp chế độ bán trú sau khi xã đạt chuẩn Nông thôn mới, khiến nhiều em có nguy cơ bỏ học. Với đồng lương ít ỏi của mình, các thầy cô giáo quyên góp 10.000 đồng/tháng vào Quỹ khuyến học, cải thiện bữa ăn cho các em.

Cảnh báo nguy cơ học sinh vùng cao Kon Tum bỏ học

THANH TUẤN |

Ngày 12.11, ông Nguyễn Minh Cường - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho biết, năm học 2021-2022, toàn huyện có gần 1.000 em học sinh bị ngưng cấp chế độ bán trú theo Nghị định 116 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn.

Bữa cơm trắng với nhộng đất của học sinh vùng cao Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum – Bữa ăn trưa của các em học sinh ở điểm trường Kon Du, thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có lá mì, cá suối và con nhộng đất. Những món ăn nghèo khó do chính cha mẹ hoặc các em tìm kiếm được trong rừng, đưa về nấu để mang theo đến trường.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Bữa ăn nghèo khó của học sinh miền núi cao Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum - Năm học 2021-2022, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có gần 1.000 em học sinh bị ngưng cấp chế độ bán trú sau khi xã đạt chuẩn Nông thôn mới, khiến nhiều em có nguy cơ bỏ học. Với đồng lương ít ỏi của mình, các thầy cô giáo quyên góp 10.000 đồng/tháng vào Quỹ khuyến học, cải thiện bữa ăn cho các em.

Cảnh báo nguy cơ học sinh vùng cao Kon Tum bỏ học

THANH TUẤN |

Ngày 12.11, ông Nguyễn Minh Cường - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho biết, năm học 2021-2022, toàn huyện có gần 1.000 em học sinh bị ngưng cấp chế độ bán trú theo Nghị định 116 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn.

Bữa cơm trắng với nhộng đất của học sinh vùng cao Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum – Bữa ăn trưa của các em học sinh ở điểm trường Kon Du, thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có lá mì, cá suối và con nhộng đất. Những món ăn nghèo khó do chính cha mẹ hoặc các em tìm kiếm được trong rừng, đưa về nấu để mang theo đến trường.