Vựa lúa ĐBSCL trong "cơn bão" giá phân bón

VŨ LONG - LỤC TÙNG |

Đã tăng và tiếp tục tăng - “cơn bão” giá phân bón đang dồn đẩy hàng triệu nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của cả nước đến nguy cơ thua lỗ. Cơ quan chức năng cần vào cuộc để “kìm” cơn sốt giá phân bón.

Giá phân bón tăng “chóng mặt”

“Ít bữa nữa mới xuống giống, nhưng thấy nguy cơ thua lỗ cao quá”, ông Nguyễn Văn Minh, người canh tác 11ha lúa ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp), ngao ngán khi được hỏi về giá phân bón đang tăng. Theo lời ông Minh, chỉ sau 4 tháng thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19, giá nhiều loại phân bón đã tăng với tốc độ chóng mặt. Sáng nay, cửa hàng vật tư nông nghiệp ở thị trấn Tràm Chim báo giá phân DAP đã lên gần 1,3 triệu đồng/bao (50kg). Tức tương đương 25-26.000 đồng/kg. Theo tính toán của ông Nguyễn Văn Tâm, cán bộ kỹ thuật Cty CP Bảo vệ cây trồng 2 lúa (Tam Nông - Đồng Tháp), so với thời điểm trước thềm dịch bùng phát lần thứ 4, giá phân DAP tăng trên 200%. Tương tự các loại phân kali, Ure, MAP cũng tăng với tốc độ chóng mặt. Đây là điều chưa từng xảy ra trong tiền lệ và đang đe dọa lên hàng triệu người trồng lúa ở ĐBSCL - vựa lúa của cả nước.

Ths Nguyễn Phước Tuyên - nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp - xác nhận, đúng là giá phân bón (hóa học) đang tăng với vận tốc bất ngờ. “Điển hình là DAP, từ chỗ chưa đầy 10.000 đồng/kg vào tháng 10.2020, đến nay đã tăng lên 25-26.000 đồng/kg. Đặc biệt là phân Ure sau 2 năm liên tiếp gần như chỉ dao động nhẹ, cũng quay đầu tăng dựng đứng” - ông Tuyên nhấn mạnh. Theo ghi nhận tại các đại lý vật tư nông nghiệp tại các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, giá phân bón đang tăng từng ngày. Chỉ riêng với Ure, chỉ sau 1 tuần đã tăng thêm bình quân xấp xỉ 100.000 đồng/bao. Đến ngày 20.10, đã lên 860.000 đồng/bao.

“Giá nhiều loại phân bón tăng sẽ đe dọa lợi nhuận của người trồng lúa” - ông Tuyên nhận định. Theo ông Tuyên, với giá lúa bán ra bình quân 5.000đ/kg, sau 3 tháng gieo trồng, nhà nông bán 1 công lúa, mua lại được 2 bao phân DAP. Nếu tính trên đơn vị kilôgam (kg), thì 4,7 - 5kg lúa mới mua được 1kg phân DAP. Tương tự 3-4kg lúa mới mua được 1kg phân kali và 3,3 - 3,6kg lúa mới mua được 1kg Ure. Với tập quán bón phân bình quân 45-50kg/công, thì chi phí đầu vào phân bón đã chiếm tròm trèm 40-50% chi phí giá thành. Điều này không chỉ dồn đẩy người trồng lúa đến bờ vực nguy cơ thua lỗ đi ngược lại cơ cấu mang tính quy chuẩn của các quốc gia trồng lúa trên thế giới. Nhiều năm nay, các quốc gia đều có chính sách trợ giá phân bón, trong đó có cả quốc gia là đối thủ của gạo Việt Nam là Ấn Độ. Với việc Chính phủ trợ giá, nông dân Ấn Độ trả cho DAP với giá tương đương 7.440đ/kg và Ure là 1.662đ/kg. Điều này còn cho thấy, không chỉ có nông dân mà ngay các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam gặp khó trong cuộc chiến xuất khẩu gạo sắp tới khi mà cán cân giá thành có độ lệch không cân sức ngay trước giờ bóng lăn.

Khi nào Bộ NNPTNT vào cuộc để kìm cơn sốt giá phân bón?

Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Việt Nam sử dụng trung bình mỗi năm khoảng 10,2 triệu tấn phân bón sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, hằng năm có khoảng 16,88 triệu tấn phân bón hữu cơ do nông hộ tự sản xuất để sử dụng từ các nguồn phụ phẩm sẵn có trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản. Bên cạnh đó, nguồn phân bón nhập khẩu trung bình mỗi năm khoảng trên dưới 4 triệu tấn. Với số lượng phân bón tự sản xuất được và nhập khẩu thêm, sẽ không có chuyện thiếu phân bón cho nông dân sử dụng.

Điều đáng nói là, mặc dù nguồn cung đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhưng giá phân bón đang cao ở mức ngất ngưởng, làm đội chi phí khiến nông dân không có lãi. Phân tích của “vua lúa gạo” Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho thấy: Giá phân bón tăng cao đã khiến mỗi hecta lúa bị đội chi phí lên khoảng 1.540.000 đồng. Nếu tính tổng diện tích 7,3 triệu hecta trồng lúa trên cả nước hiện nay, thì chi phí đầu tư của nông dân đã bị đội lên đến 11.242.000.000 đồng/năm do biến động của giá phân bón - một con số hoàn toàn không nhỏ đối với người nông dân vốn "chân lấm tay bùn" nhưng có thu nhập thấp. Mặc dù thừa nhận, rất khó kéo giá phân bón xuống thấp bởi khi hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam buộc phải tuân thủ theo đúng quy luật của kinh tế thị trường, giá phân bón thế giới tăng sẽ kéo theo giá phân bón trong nước.

Tuy nhiên, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục BVTV, cũng nhấn mạnh: Để bình ổn thị trường phân bón, Cục BVTV đã tham mưu Bộ NNPTNT kết hợp Bộ Công Thương, tăng cường quản lý xuất nhập khẩu một số mặt hàng phân bón, nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nước. Đồng thời, Cục BVTV phối hợp để rà soát các biện pháp phòng vệ thương mại, tăng cường thanh, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm trí tuệ, nhập lậu.

* Không khuyến cáo và đề xuất giảm 50-70% lượng phân bón: Trao đổi với PV Lao Động - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) - ông Nguyễn Như Cường, khẳng định: Nếu có ai tư vấn cắt giảm 50-70% tỉ lệ phân bón thì chỉ là ý kiến cá nhân, chưa có cơ sở khoa học để đánh giá. “Còn Cục Trồng trọt khuyến nghị bà con nông dân có thể giảm bớt tỉ lệ phân bón vì thói quen sử dụng phân bón ở một số nơi hiện nay là chưa hợp lý. Còn giảm tỉ lệ bao nhiêu, 30-40 hay 50% thì cần phải đánh giá, lại, cần có sự tham gia, nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia và thậm chí phải có những mô hình sau đó Bộ NNPTNT mới có chỉ đạo về mặt Nhà nước trên phạm vi toàn quốc” - ông Nguyễn Như Cường nói.

* Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung thì cho rằng, giá phân bón là một thành tố được chi phối bởi cung cầu thị trường quốc tế, ngành nông nghiệp cần có biện pháp thích ứng, thay vì can thiệp thô bạo vào nguồn cung, cầu, hay thử nghiệm những liệu trình cắt giảm phân bón thiếu cơ sở khoa học. “Cục Bảo vệ thực vật không đề xuất và khuyến cáo người dân làm việc này, khi chưa có những đánh giá thực tế dựa trên các nghiên cứu. Thay vào đó, người dân phải được hướng dẫn sử dụng phân bón theo đúng quy trình và bảo đảm nguyên tắc “5 đúng”. Trong trường hợp cấp bách, Cục Bảo vệ thực vật sẽ có đánh giá tổng thể và tham mưu với Bộ NNPTNT báo cáo Chính phủ để có chính sách hỗ trợ nông dân về vấn đề này” - ông Hoàng Trung nhấn mạnh.

* Không "ném tiền qua cửa sổ": Ths Nguyễn Phước Tuyên - nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp - nhấn mạnh: Giá phân bón tăng mạnh, trong khi giá lúa gạo vẫn là con số đầy trắc ẩn, đã đặt nhà quản lý và nhà nông tìm cách sáng tạo để cắt giảm lượng phân nhằm giảm giá thành sản xuất. Tuy nhiên thực tế cho thấy, sự sáng tạo này đang trong tình trạng “5 cha - 3 mẹ”. Trong lúc nhiều nông dân cho biết sẽ giảm lượng phân đạm bằng việc tăng phân Humic. Thậm chí có nông dân còn chủ trương sử dụng phân hữu cơ để trực tiếp giảm tiền phun thuốc trừ sâu... thì mới đây, một đại diện cơ quan chức năng Bộ NNPTNT lại khuyến cáo nhà nông giảm 50%, thậm chí là 70% lượng phân bón trong vụ Đông xuân 2021-2022 mà không lo ngại. Bởi ngay cả khi không bón gì hết, nhà nông cũng có thể thu được từ 3,5 tấn lúa/ha, thậm chí 4 tấn/ha. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nông học cảnh báo đó là những cách "ném tiền qua cửa sổ" và khiến nông dân "nghèo bền vững".

* Mỗi năm Việt Nam cần sử dụng khoảng 11 triệu tấn phân bón, trong khi khả năng đáp ứng của các nhà máy trong nước là khoảng 7,3 triệu tấn. Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 3,5 đến 4 triệu tấn phân bón, chủ yếu là Kali, SA và chlorua amon.

(TS Phùng Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam)

* Có 4 nguyên nhân chính khiến giá phân bón tăng cao trong thời gian qua: Trong đó, tác động đầu tiên là giá nguyên liệu đầu vào tăng rất cao. Trong đó, các nguyên liệu chính cho sản xuất phân bón như: Khí amoniac tăng hơn 200%, lưu huỳnh tăng hơn 230%... Đây là những nguyên liệu chính trong sản xuất phân bón nhưng giá tăng quá cao đã kéo giá phân bón lên cao. Mặt khác, hiện nay, nguồn cung phân bón từ nhiều nơi bị giảm sút, do các nhà máy lớn phải ngừng hoạt động theo quy trình chống dịch, khiến nguồn cung phân bón có phần hạn chế. Đặc biệt, hiện nay, một số nước, nhất là Trung Quốc, đang tăng mạnh diện tích gieo trồng khiến nhu cầu tăng lên. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển tăng cao do tác động của COVID-19 trên toàn cầu. Các hãng tàu, container vận chuyển đều đội giá thêm gấp 3 - 4 lần cũng là tác nhân khiến giá phân bón tăng mạnh cả ở 2 chiều nhập khẩu và nhập khẩu nguyên liệu sản xuất phân bón.
(Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục BVTV) Vũ Long ghi

VŨ LONG - LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Giá phân bón tăng phi mã, nông dân bán 5kg lúa mua được 1kg phân DAP

Lục Tùng |

Với giá bán và năng suất hiện nay, người trồng lúa bán 5kg lúa mới mua được 1kg phân DAP.

Áp lực giá phân bón "phi mã": Mạnh dạn giảm tới 50-70% lượng phân bón

Vũ Long |

Nông dân mạnh dạn giảm tỉ lệ phân bón để giảm giá thành sản xuất. Nếu mạnh dạn, có thể giảm tới 50-70% lượng phân bón mỗi vụ.

Nông dân phải “3 giảm, 3 tăng” khi giá phân bón tăng “phi mã”

Vũ Long |

Tình trạng giá phân bón liên tiếp tăng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông xuân 2021-2022 của bà con nông dân.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Giá phân bón tăng phi mã, nông dân bán 5kg lúa mua được 1kg phân DAP

Lục Tùng |

Với giá bán và năng suất hiện nay, người trồng lúa bán 5kg lúa mới mua được 1kg phân DAP.

Áp lực giá phân bón "phi mã": Mạnh dạn giảm tới 50-70% lượng phân bón

Vũ Long |

Nông dân mạnh dạn giảm tỉ lệ phân bón để giảm giá thành sản xuất. Nếu mạnh dạn, có thể giảm tới 50-70% lượng phân bón mỗi vụ.

Nông dân phải “3 giảm, 3 tăng” khi giá phân bón tăng “phi mã”

Vũ Long |

Tình trạng giá phân bón liên tiếp tăng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông xuân 2021-2022 của bà con nông dân.