Vụ resort lấn chiếm Vườn Quốc gia Phú Quốc: Nhiều dấu hỏi cần làm rõ

Thanh Mai |

Như Lao Động đã liên tiếp phản ánh, suốt thời gian dài, ông Lê Hoàng Nghiệp (thị trấn Dương Đông) nhiều lần đến ấp Gành Dầu, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) chặt cây chiếm đất trong Vườn Quốc gialấn chiếm hành lang biển để xây resort, nhà hàng. Để dẫn đến hệ lụy hôm nay một phần từ cách xử lý “cò cưa”, thiếu kiên quyết của cơ quan chức năng...

Trong các bài trước, chúng tôi dẫn nhiều bằng chứng cho thấy ông Lê Hoàng Nghiệp đã nhiều lần bị cơ quan chức năng phát hiện hành vi chặt phá cây rừng trong Vườn quốc gia Phú Quốc, lấn chiếm hành lang biển thuộc địa phận ấp Gành Dầu, xã Gành Dầu (Phú Quốc – Kiên Giang) để xây dựng khu Resort Nam Phương.

Một góc Khu Resort Nam Phương. Ảnh: TM
Một góc Khu Resort Nam Phương. Ảnh: TM

Bản thân ông Nghiệp cũng có “Tờ cam kết” thừa nhận hành vi phạm pháp và cam kết không tái phạm. Thế nhưng sau đó, công trình vẫn cứ mọc lên và thậm chí ngày một nhiều hơn.

Năm 2016, khi kiểm tra thực tế, Vườn quốc gia Phú Quốc, xác định ông Nghiệp đã xây dựng nhà hàng và 10 bungalow. Thế nhưng, đến tháng 10.2019, khi mang toàn bộ cơ sở cho thuê, ông Nghiệp kê khai có 18 bungalow. Điều này cho thấy, càng bị phát hiện sai phạm, người vi phạm càng “ăn nên, làm ra”.

Công trình cầu nằm ngay hành lang biển. Ảnh: TM
Công trình cầu nằm ngay hành lang biển. Ảnh: TM

Đó cũng là câu chuyện của nhà hàng và hệ thống cầu dài gần 100m mọc ngay hành lang biển... Ông Võ Văn Quang, cựu chiến binh xã Gành Dầu, chia sẻ với báo Lao Động: Năm 2015, khi phát hiện anh Nghiệp khởi công công trình trên hành lang biển, tôi nhiều lần báo cáo cho cán bộ địa chính xã Gành Dầu, nhưng sau đó, công trình vẫn thi công, hoàn thành và tồn tại đến nay.

Theo tìm hiểu riêng của Báo Lao Động, mấu chốt của chuyện này bắt nguồn từ cách xử lý vấn đề mang tính “cò cưa” của chính quyền cơ sở. Năm 2015, sau nhiều lần phát hiện ông Nghiệp chặt cây rừng chiếm đất, ngành Kiểm lâm và UBND xã Gành Dầu lập biên bản, nhưng có lẽ không có đủ hình thức răn đe nên hệ lụy là sau sai càng sai hơn.

Văn bản thể hiện Chủ tịch UBND xã Gành Dầu Lê Thị Hằng xử lý giữ nguyên hiện trạng đường bê tông trong khu vực Vườn quốc gia để phục vụ dân sinh. Ảnh: TM
Văn bản thể hiện Chủ tịch UBND xã Gành Dầu Lê Thị Hằng xử lý giữ nguyên hiện trạng đường bê tông trong khu vực Vườn quốc gia để phục vụ dân sinh. Ảnh: TM

Theo ông Trà Tho - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Phú Quốc - ngày 9.3.2015, sau khi phát hiện ông Nghiệp tái phạm chặt rừng chiếm đất, Trạm Kiểm lâm Gành Dầu lập biên bản  đình chỉ.

Sau khi hoàn thành hồ sơ, ông Nghiệp đã tổ chức trồng cây, xây tường rào kiên cố dài hơn 50m và xây con đường bê tông dài gần 250m từ khu vực resort xuống tận nhà hàng nằm trên hành lang ven biển.

Con đường bê tông dài gần 250m mọc ngay khu vực Vườn quốc gia, được Chủ tịch UBND xã Gành Dầu xử lý bằng cách giao lại Nhà nước quản lý, phục vụ dân sinh. Ảnh: TM
Con đường bê tông dài gần 250m mọc ngay khu vực Vườn Quốc gia, được Chủ tịch UBND xã Gành Dầu xử lý bằng cách giao lại Nhà nước quản lý, phục vụ dân sinh. Ảnh: TM

Sau đó, tại cuộc họp với ngành kiểm lâm xử lý sai phạm này, Chủ tịch UBND xã Gành Dầu Lê Thị Hằng lại có quyết định: “Đồng ý cho phép ông Nghiệp cam kết giao lại con đường cho Nhà nước quản lý, phục vụ dân sinh. Không xem xét xử lý”.

Vị trí tọa lạc của Resort Nam Phương. Ảnh: TM
Vị trí tọa lạc của Resort Nam Phương. Ảnh: Google Maps

Trước đó, năm 2015, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Phú Quốc xác định ông Nghiệp tái phạm chặt cây rừng chiếm đất, nhưng ngày 01.8.2016, khi xác nhận vị trí, diện tích, hiện trạng sử dụng đất của Doanh nghiệp Nghiệp Liên theo yêu cầu của Sở NNPTNT Kiên Giang, lãnh đạo Vườn Quốc gia Phú Quốc cho biết:  “Diện tích 2.624m2 đã xây dựng nhà hàng và bungalow, diện tích 7.620m2 còn lại là đất trống không có cây rừng”.

Từ cơ sở này, Sở NNPTNT Kiên Giang đã tham mưu cho UBND tỉnh xem xét chấp thuận dự án du lịch: “Dự án không nằm trong đất rừng của Vườn Quốc gia”.

Xác nhận của Vườn quốc gia Phú Quốc năm 2016. Ảnh: TM
Xác nhận của Vườn Quốc gia Phú Quốc năm 2016. Ảnh: TM

Xác nhận của Sở NNPTNT Kiên Giang. Ảnh: TM
Xác nhận của Sở NNPTNT Kiên Giang. Ảnh: TM

Thế nhưng, khi được UBND tỉnh ủy quyền thu hồi đất để thực hiện dự án Khu Dịch vụ Du lịch – Nhà vườn Nghiệp Liên, UBND huyện Phú Quốc lại ra quyết định số 799/TB-UBND ngày 11.10.2019, thu hồi “đất rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Phú Quốc”. Điều này hoàn toàn phù hợp với nội dung công văn của Vườn Quốc gia Phú Quốc trả lời PV Báo Lao Động ngày 23.10.2019: Diện tích 9.264m2 của dự án du lịch của doanh nghiệp Nghiệp Liên nằm trong tiểu khu 75 của Vườn Quốc gia Phú Quốc”.

Tuy nhiên, cũng trong công văn này, đại diện Vườn Quốc gia Phú Quốc lại cho rằng: “Toàn bộ diện tích dự án du lịch của Doanh nghiệp Nghiệp Liên nằm ngoài ranh giới Vườn Quốc gia, nếu căn cứ theo Quyết định 633/QĐ-TTg ngày 11.5.2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 (Quyết định 633)”.

Xác nhận 2019 của Vườn quốc gia. Ảnh: TM
Xác nhận của Vườn Quốc gia Phú Quốc. Ảnh: TM

Ông NGuyễn Xuân Kỳ - cán bộ địa chính xã Gành Dầu tại buổi làm việc với Báo Lao Động. Ảnh: TM
Ông Nguyễn Xuân Kỳ - cán bộ địa chính xã Gành Dầu - tại buổi làm việc với Báo Lao Động. Ảnh: TM

Tuy nhiên, theo quy định, để được công nhận "nằm ngoài phạm vi Vườn Quốc gia", cần phải hoàn thành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong khi đó, tại buổi làm việc với Báo Lao Động vào tháng 11.2019, ông Nguyễn Xuân Kỳ - cán bộ địa chính xã Gành Dầu - xác nhận: "Đến nay, vẫn chưa nhận được văn bản chính thức bàn giao phần đất này về xã quản lý". Nghĩa là phần đất của dự án vẫn còn nằm trong Vườn Quốc gia Phú Quốc.

Thanh Mai
TIN LIÊN QUAN

Vụ resort lấn chiếm Vườn quốc gia Phú Quốc: Dự án chưa xong đã cho thuê đất

Thanh Mai |

Sau khi liên tiếp phản ánh những bất cập về Doanh nghiệp tư nhân Nghiệp Liên với nạn chặt phá Vườn quốc gia Phú Quốc xây resort tại ấp Gành Dầu, xã Gành Dầu (Phú Quốc – Kiên Giang), rồi nhanh chóng “hợp thức hóa” bằng cách lập dự án xin thuê đất để làm du lịch sinh thái, chúng tôi lại biết được việc doanh nghiệp này đã mang toàn bộ dự án cho thuê trước khi cơ quan chức năng hoàn tất thủ tục hành chính.

Vụ resort lấn chiếm Vườn Quốc gia: Giả mạo giấy tờ sang nhượng đất?

Thanh Mai |

Trong quá trình điều tra, PV Báo Lao Động tiếp tục phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy giấy tờ trong giao dịch đất trong Dự án Khu Dịch vụ Du lịch – Nhà vườn Nghiệp Liên bị nghi làm giả...

Vụ resort lấn chiếm Vườn Quốc gia: Giao dịch đất từ hợp đồng vô hiệu

Thanh Mai |

Sau khi Báo Lao Động khởi đăng loạt bài về vụ "Resort lấn chiếm Vườn quốc gia Phú Quốc", chúng tôi tiếp tục thu thập được nhiều tài liệu chứng minh việc giao dịch đất trong trường hợp này - căn cứ mấu chốt của dự án Khu dịch vụ du lịch - nhà vườn Nghiệp Liên - lại bắt nguồn từ hợp đồng vô hiệu.

Resort lấn chiếm vườn Quốc gia Phú Quốc: Hợp thức hóa sai phạm?

Thanh Mai |

Chặt phá, lấn chiếm rừng, băm bờ biển không chỉ dồn đẩy Phú Quốc đến nguy cơ mất đi sinh cảnh, môi trường đa dạng sinh học mà điều khiến nhiều người lo hơn là hành vi này đang dần được hợp thức hóa...

Resort lấn chiếm vườn Quốc gia: Đốt rừng xây nhà, độc chiếm bãi biển

Thanh Mai |

Khai thác bờ biển, chặt phá Vườn Quốc gia không chỉ dừng lại ở việc bào mòn tài nguyên mà còn đang giết dần hệ sinh thái tự nhiên độc đáo của riêng Phú Quốc.

Phú Quốc: Resort ngang nhiên lấn chiếm vườn Quốc gia

Thanh Mai |

Thoạt đầu chúng tôi không dám tin, phần lớn diện tích của khu resort hoành tráng, tọa lạc ngay vị trí mặt tiền trục đường huyết mạch của Phú Quốc lại nằm trên đất vườn Quốc gia Phú Quốc...

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Vụ resort lấn chiếm Vườn quốc gia Phú Quốc: Dự án chưa xong đã cho thuê đất

Thanh Mai |

Sau khi liên tiếp phản ánh những bất cập về Doanh nghiệp tư nhân Nghiệp Liên với nạn chặt phá Vườn quốc gia Phú Quốc xây resort tại ấp Gành Dầu, xã Gành Dầu (Phú Quốc – Kiên Giang), rồi nhanh chóng “hợp thức hóa” bằng cách lập dự án xin thuê đất để làm du lịch sinh thái, chúng tôi lại biết được việc doanh nghiệp này đã mang toàn bộ dự án cho thuê trước khi cơ quan chức năng hoàn tất thủ tục hành chính.

Vụ resort lấn chiếm Vườn Quốc gia: Giả mạo giấy tờ sang nhượng đất?

Thanh Mai |

Trong quá trình điều tra, PV Báo Lao Động tiếp tục phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy giấy tờ trong giao dịch đất trong Dự án Khu Dịch vụ Du lịch – Nhà vườn Nghiệp Liên bị nghi làm giả...

Vụ resort lấn chiếm Vườn Quốc gia: Giao dịch đất từ hợp đồng vô hiệu

Thanh Mai |

Sau khi Báo Lao Động khởi đăng loạt bài về vụ "Resort lấn chiếm Vườn quốc gia Phú Quốc", chúng tôi tiếp tục thu thập được nhiều tài liệu chứng minh việc giao dịch đất trong trường hợp này - căn cứ mấu chốt của dự án Khu dịch vụ du lịch - nhà vườn Nghiệp Liên - lại bắt nguồn từ hợp đồng vô hiệu.

Resort lấn chiếm vườn Quốc gia Phú Quốc: Hợp thức hóa sai phạm?

Thanh Mai |

Chặt phá, lấn chiếm rừng, băm bờ biển không chỉ dồn đẩy Phú Quốc đến nguy cơ mất đi sinh cảnh, môi trường đa dạng sinh học mà điều khiến nhiều người lo hơn là hành vi này đang dần được hợp thức hóa...

Resort lấn chiếm vườn Quốc gia: Đốt rừng xây nhà, độc chiếm bãi biển

Thanh Mai |

Khai thác bờ biển, chặt phá Vườn Quốc gia không chỉ dừng lại ở việc bào mòn tài nguyên mà còn đang giết dần hệ sinh thái tự nhiên độc đáo của riêng Phú Quốc.

Phú Quốc: Resort ngang nhiên lấn chiếm vườn Quốc gia

Thanh Mai |

Thoạt đầu chúng tôi không dám tin, phần lớn diện tích của khu resort hoành tráng, tọa lạc ngay vị trí mặt tiền trục đường huyết mạch của Phú Quốc lại nằm trên đất vườn Quốc gia Phú Quốc...