Vụ phá rừng ở biên giới Kon Tum: Cần làm rõ trách nhiệm của chủ rừng, kiểm lâm

THANH TUẤN |

Qua khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum xác nhận, vụ án phá rừng ở xã Mo Rai, huyện Sa Thầy gây thiệt hại 147m3 gỗ. Đây là vụ phá rừng có quy mô, số gỗ thiệt hại lớn so với nhiều vụ phá rừng khác ở Tây Nguyên hiện nay. Vừa truy bắt các nhóm lâm tặc nhưng cũng cần thiết điều tra, làm rõ trách nhiệm của chủ rừng và lực lượng kiểm lâm địa bàn huyện Sa Thầy trong vụ việc nghiêm trọng này.    

Triệt hạ toàn cây gỗ lớn

Vụ phá rừng tại xã biên giới Mo Rai, huyện Sa Thầy diễn ra vào ngày 2.9, trong kỳ nghỉ lễ. Khi lâm tặc chưa kịp vận chuyển gỗ ra khỏi bìa rừng để mang đi tiêu thụ thì sự việc bị phát giác, cả chủ rừng là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy và Hạt Kiểm lâm huyện đều bất ngờ.

Bất ngờ vì quy mô vụ phá rừng lớn, trải dài trên nhiều vị trí giữa diện tích rừng mênh mông hàng nghìn hécta, giáp với Vườn quốc gia Chư Mom Ray. Hiện trường khu vực khai thác gỗ ở xa khu dân cư, cách Quốc lộ 14C hơn 10km, các dấu vết khai thác gỗ còn mới, địa bàn khai thác hiểm trở.

Tại hiện trường, nhiều cây gỗ có giá trị như bằng lăng, sơn huyết, dổi… bị lâm tặc cưa hạ, ngã đổ ngổn ngang. Cả một khu vực rừng tự nhiên trống hoác, trơ trọi, cây gỗ lớn đè lên cây gỗ nhỏ. Có gốc cây hàng chục năm tuổi, đường kính 60-70cm, một người ôm không xuể bị cưa phạt ngang gốc, tứa nhựa.

Để vào được hiện trường vụ phá rừng, chúng tôi phải lội bộ hơn 3 giờ đồng hồ mới tới nơi. Lâm tặc hầu hết chọn cây gỗ lớn, có giá trị để đốn hạ và ngang nhiên dựng lán trại, ăn ở dài ngày trong rừng. Điều này chứng tỏ, việc tuần tra kiểm soát khu vực rừng thiếu thường xuyên nên lâm tặc mới có thời gian, cơ hội để hoạt động.

Sau khi kiểm đếm số gỗ thiệt hại, Hạt kiểm lâm huyện Sa thầy đã khởi tố vụ án hình sự về “tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” và chuyển cơ quan cảnh sát điều tra huyện, Công an huyện Sa Thầy. Hiện lực lượng chức năng huyện Sa Thầy gồm Công an, Viện Kiểm sát và Kiểm lâm đang khám nghiệm hiện trường và mở rộng điều tra. Tuy nhiên, việc khám nghiệm hiện trường đang gặp khó khi địa bàn phá rừng rộng, thời tiết mưa nhiều.

Tuy vậy, khi mở rộng hiện trường thì phát hiện thêm nhiều m3 gỗ, vị trí rừng bị phá. Từ 10m3 tăng lên 40m3, rồi đến 147m3 gỗ thiệt hại và con số này chưa dừng lại trong vụ án này. Bởi vậy, khi phát hiện thêm thì Hạt Kiểm lâm huyện Sa Thầy lại bắt buộc kiểm đếm và bổ sung thêm hồ sơ cho Công an.

Xử lý nghiêm việc thiếu tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ rừng

Ngày 7.9.2022, liên quan đến vụ phá rừng nghiêm trọng nêu trên, ông Lê Ngọc Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã yêu cầu các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, xác minh, xác định các đối tượng và hành vi vi phạm để sớm đưa ra xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Được biết, vị trí phá rừng không nằm ở thượng nguồn con sông nào chảy qua, lâm tặc không thể đưa gỗ xuôi theo dòng sông, suối về hạ nguồn. Muốn đưa gỗ ra khỏi rừng chỉ duy nhất một đường độc đạo nối với xã Mo Rai. Trên con đường này lại có đến 2-3 chốt bảo vệ rừng của đoàn liên ngành bao gồm: UBND xã - Kiểm lâm địa bàn - Bộ đội Biên phòng tỉnh - Bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy.

Nếu các chốt bảo vệ rừng này làm đúng chức năng, nhiệm vụ thì “con voi không thể chui lọt lỗ kim”. Lâm tặc không thể bước chân vào rừng chứ đừng nói việc xách cưa, dựng lán trại ăn ở dài ngày trong rừng được.

Để bảo vệ rừng, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản số 2486/BCĐ-TGV, ngày 24.8.2022 về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng trước, trong và sau dịp lễ Quốc khánh 2.9.2022. Theo đó, ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động bố trí lực lượng tại các chốt, trạm bảo vệ rừng 24/24 giờ hằng ngày. Xác định, khoanh vùng các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra vi phạm, tổ chức đồng loạt ra quân, mở đợt cao điểm tuần tra, truy quét.

Kiểm lâm, các công ty lâm nghiệp nắm bắt thông tin, tăng cường công tác tuần tra, canh gác tại các khu vực trọng điểm hay xảy ra vi phạm luật Lâm nghiệp (đặc biệt chú ý các khu vực giáp ranh, khu vực biên giới, các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy...).

Tập trung lực lượng đủ mạnh để tăng cường kiểm tra, trấn áp các đối tượng vi phạm tại các khu vực rừng có nguy cơ xâm hại cao. Chủ động, kịp thời trong phát hiện, kiên quyết xử lý các vụ vi phạm, không để tình trạng vi phạm có diễn biến phức tạp, kéo dài, trở thành điểm nóng.

Các đơn vị phát hiện, xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm các trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, để xảy ra vi phạm, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài nguyên rừng trên địa bàn, lâm phần quản lý.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Thủ đoạn phá rừng tái sinh tự nhiên ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Một diện tích cây rừng tái sinh tự nhiên ở tỉnh Quảng Trị không được cập nhật vào hồ sơ bảo vệ, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp mà được hợp thức thành rừng trồng sản xuất. Rồi sau đó, hàng loạt cây rừng tự nhiên đã bị đốn hạ.

Phá rừng quy mô "khủng" ở Kon Tum: Từ dự đoán thiệt hại 10m3, đã lên 147m3

THANH TUẤN |

Kon Tum – Vụ phá rừng quy mô lớn ở xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đang được cơ quan chức năng điều tra, làm sáng tỏ. Từ những thông tin đã có, có thể thấy trong vụ phá rừng này lại có nhiều điểm khá “kỳ lạ” so với các vụ án phá rừng thường thấy.

Lại phá rừng dữ dội ở biên giới Kon Tum

Thanh Tuấn |

Kon Tum - Khu vực biên giới ở huyện Sa Thầy, những cánh rừng tự nhiên liên tục bị “chảy máu”. Tại xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, Lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy quản lý, có hàng chục cây gỗ lớn bị lâm tặc đốn hạ. Tình trạng phá rừng nơi đây thường diễn ra trên diện tích lớn.

Từ vụ bắt giữ gỗ lậu, phát hiện việc phá rừng tự nhiên ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Cơ quan chức năng huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) liên tiếp phát hiện các vụ vận chuyển, tàng trữ gỗ trái phép, từ đó kiểm tra mới "lòi" ra việc phá rừng tự nhiên.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Thủ đoạn phá rừng tái sinh tự nhiên ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Một diện tích cây rừng tái sinh tự nhiên ở tỉnh Quảng Trị không được cập nhật vào hồ sơ bảo vệ, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp mà được hợp thức thành rừng trồng sản xuất. Rồi sau đó, hàng loạt cây rừng tự nhiên đã bị đốn hạ.

Phá rừng quy mô "khủng" ở Kon Tum: Từ dự đoán thiệt hại 10m3, đã lên 147m3

THANH TUẤN |

Kon Tum – Vụ phá rừng quy mô lớn ở xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đang được cơ quan chức năng điều tra, làm sáng tỏ. Từ những thông tin đã có, có thể thấy trong vụ phá rừng này lại có nhiều điểm khá “kỳ lạ” so với các vụ án phá rừng thường thấy.

Lại phá rừng dữ dội ở biên giới Kon Tum

Thanh Tuấn |

Kon Tum - Khu vực biên giới ở huyện Sa Thầy, những cánh rừng tự nhiên liên tục bị “chảy máu”. Tại xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, Lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy quản lý, có hàng chục cây gỗ lớn bị lâm tặc đốn hạ. Tình trạng phá rừng nơi đây thường diễn ra trên diện tích lớn.

Từ vụ bắt giữ gỗ lậu, phát hiện việc phá rừng tự nhiên ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Cơ quan chức năng huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) liên tiếp phát hiện các vụ vận chuyển, tàng trữ gỗ trái phép, từ đó kiểm tra mới "lòi" ra việc phá rừng tự nhiên.