Vụ “Lửa cháy dưới chân núi Pa Nouh”: Chỉ đạo của Chính phủ bị địa phương vi phạm

HƯNG THƠ |

Liên quan đến việc tranh chấp địa giới hành chính giữa xã A Bung (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) và xã Hồng Thủy (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) vào năm 2011, Văn phòng Chính phủ thời điểm đó đã có Thông báo 254 về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng Chính phủ) gửi 2 tỉnh nêu rõ, trong lúc chưa có quyết định chính thức của các cấp có thẩm quyền, UBND tỉnh Quảng Trị và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế giữ nguyên hiện trạng, tăng cường quản lý và ổn định cuộc sống, sinh hoạt cho các dân tộc tại khu vực liên quan. Chỉ đạo là như vậy, nhưng hiện trạng tại khu vực tranh chấp không được giữ nguyên.

Mở đường vào khu vực đang tranh chấp

Ngày 19.9.2018, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với một số đơn vị tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình đường giao thông từ thôn 7 (xã Hồng Thủy) lên biên giới tại cột mốc 639 có chiều dài khoảng 6km, rộng 3,5m. Công trình này do Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư, nhà thầu thi công là Cty CP Tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại 195, Cty TNHH xây dựng thương mại và chế biến lâm sản Thăng Long. Thời gian thi công công trình là 600 ngày với vốn đầu tư 72 tỉ đồng từ nguồn vốn Bộ Quốc phòng.

Khi công trình này triển khai, người dân ở xã A Bung rất bức xúc và tạo sức ép lên chính quyền. Xã A Bung đã có văn bản gửi xã Hồng Thủy, thì được giải thích công trình nói trên là đường tuần tra biên giới. Ông Hồ Văn Pườm - Chủ tịch UBND xã A Bung nói rằng, người dân ở thôn A Bung (xã A Bung) xây nhà để ở, thì cán bộ xã Hồng Thủy đến ngăn cản, yêu cầu phải giữ nguyên hiện trạng. “Việc ngăn cản người dân dựng nhà là rất vô lý, vì đất đó đã được cấp sổ đỏ từ trước. Nhưng phải mất nhiều thời gian, giải thích và đôi co thì người dân mới dựng được nhà. Vì vậy, khi nghe thông tin con đường tuần tra biên giới nhưng sẽ đi qua khu vực đất của A Bung, bà con rất tức tối” - ông Hồ Văn Pườm thông tin.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo tạm dừng thi công

Trước phản ánh của người dân, ngày 1.10.2018, đoàn liên ngành của tỉnh Quảng Trị đã tiến hành xác minh tại thực địa. Thời điểm đó, con đường đã được san ủi mặt bằng gần 1km. Theo UBND tỉnh Quảng Trị, việc khởi công xây dựng công trình giao thông ở khu vực đang tranh chấp địa giới hành chính gây bức xúc đối với chính quyền và nhân dân xã A Bung; tiềm ẩn những mâu thuẫn giữa bà con dân tộc thiểu số giữa 2 xã, rất dễ xảy ra xung đột làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại khu vực biên giới.

Đặc biệt, việc xây dựng công trình nói trên không thực hiện đúng tinh thần kết luận tại Thông báo số 254 nói trên, vì vậy UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét. Giữa tháng 10.2018, Văn phòng Bộ Quốc phòng đã có Công văn 11476/VP-TH trả lời UBND tỉnh Quảng Trị. Theo đó, Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao Bộ Tư lệnh BĐBP chỉ đạo chủ đầu tư (BĐBP tỉnh Thừa Thiên - Huế) khẩn trương cho tạm dừng thi công công trình tại khu vực đang tranh chấp. Giao Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng rà soát, đề xuất báo cáo với bộ để chỉ đạo xử lý.

Liên quan đến khu vực đang tranh chấp địa giới hành chính nói trên, theo Bộ Nội vụ, căn cứ biên bản ngày 17.9.1980 giữa đại diện lãnh đạo 2 huyện A Lưới và Hướng Hóa thuộc tỉnh Bình Trị Thiên (nay là huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) về việc xác định ranh giới giữa 2 huyện thì có việc xâm canh, xâm cư của người dân xã Hồng Thủy trên địa bàn xã A Bung.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Dự kiến điều chỉnh địa giới 3 quận giáp nhau của Hà Nội

VƯƠNG TRẦN |

Theo kế hoạch, một số khu vực nhỏ của quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm sẽ được chuyển về quận Cầu Giấy để phù hợp với hiện trạng quản lý.  

10 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính: Không được chủ quan, bằng lòng

VƯƠNG TRẦN |

10 năm mở rộng địa giới hành chính, diện mạo thủ đô Hà Nội đã có nhiều thay đổi. Dẫu vậy, vẫn còn đó ngổn ngang những vấn đề như quá nhiều tòa nhà cao tầng trong nội đô khiến đô thị ngột ngạt vì mật độ dân số cao, bên cạnh đó nhiều dự án xây dựng khu đô thị ở khu vực ngoại thành còn để hoang, lãng phí. 

10 năm mở rộng địa giới hành chính Hà Nội: Bộ mặt nông thôn “thay da, đổi thịt”

V.TRẦN - C.NGUYÊN |

Cách đây 10 năm, Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính. Theo đó, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội. 

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Dự kiến điều chỉnh địa giới 3 quận giáp nhau của Hà Nội

VƯƠNG TRẦN |

Theo kế hoạch, một số khu vực nhỏ của quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm sẽ được chuyển về quận Cầu Giấy để phù hợp với hiện trạng quản lý.  

10 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính: Không được chủ quan, bằng lòng

VƯƠNG TRẦN |

10 năm mở rộng địa giới hành chính, diện mạo thủ đô Hà Nội đã có nhiều thay đổi. Dẫu vậy, vẫn còn đó ngổn ngang những vấn đề như quá nhiều tòa nhà cao tầng trong nội đô khiến đô thị ngột ngạt vì mật độ dân số cao, bên cạnh đó nhiều dự án xây dựng khu đô thị ở khu vực ngoại thành còn để hoang, lãng phí. 

10 năm mở rộng địa giới hành chính Hà Nội: Bộ mặt nông thôn “thay da, đổi thịt”

V.TRẦN - C.NGUYÊN |

Cách đây 10 năm, Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính. Theo đó, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội.