Vụ GWIS liên kết đào tạo tại Việt Nam: Nhìn từ góc độ pháp lý

Linh Linh |

Dư luận đang rất quan tâm tới việc Trường George Washington International School (GWIS) liên kết dạy song bằng ở 14 tỉnh thành Việt Nam, nhưng lại bị cho là trường “ma” và bị Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường dừng liên kết với trường này. Để làm rõ hơn khía cạnh pháp lý của vụ việc, PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với luật sư Vũ Thái Hà – Chủ tịch Cty Luật TNHH YouMe.

Ông có thể cho biết việc hợp tác giáo dục cấp phổ thông tại Việt Nam được quy định như thế nào? Luật có cần yêu cầu về cơ sở vật chất, giáo viên, kiểm định tại nước ngoài đối với các trường nước ngoài liên kết hay không?

- Việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học trước đây được quy định tại Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/09/2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. 

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 73 thì đối tượng liên kết đào tạo được điều chỉnh chỉ là: i) cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; ii) cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công nhận mà không điều chỉnh đối với  cơ sở giáo dục tiểu học, phổ thông.

Nghị định 73/2012/NĐ-CP có quy định về điều kiện để liên kết đào tạo, tuy nhiên, các điều kiện này là các điều kiện cần phải đáp ứng tại nơi đào tạo. Các yêu cầu đối với liên kết đào tạo tiểu học và trung học không được Nghị định đề cập đến.

Bộ GD & ĐT hay Sở GD & ĐT cấp phép cho trường GWIS liên kết đào tạo tại Việt Nam dựa trên quy định nào? Bộ hay Sở có quyền yêu cầu các trường chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo vì trường GWIS bị cho là không có cơ sở vật chất, giáo viên hay không?

- Như đã nêu ở trên, việc liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nước ngoài trong cơ sở giáo dục tiểu học, phổ thông không thuộc phạm vi điều chỉnh bởi Nghị định số 73/2012/NĐ-CP cũng như các quy định pháp luật khác.

Do đó, việc liên kết đào tạo này có thể là do các trường hoặc Sở GD&ĐT đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép hoặc hướng dẫn thực hiện. Pháp luật không có quy định nào yêu cầu cơ sở giáo dục phổ thông nước ngoài phải có điều kiện vật chất, giáo viên.v.v. v cụ thể ra sao. Vì thế, nếu cơ sở giáo dục nước ngoài không vi phạm pháp luật Việt Nam thì Bộ hay Sở không có căn cứ để yêu cầu hay buộc chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo. 

 
 

Viêc mở trường phổ thông tư thục ở Mỹ được quy định thế nào? Trường phổ thông tư thục phải có cơ sở vật chất, giáo viên, chương trình học .v.v. như tại Việt Nam hay không?

- Trường phổ thông tư thục tại Mỹ là một tổ chức kinh doanh tư nhân hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Các trường tư thục hoạt động ngoài phạm vi quản lý của Sở giáo dục tiểu bang cũng như các quy định giáo dục của tiểu bang. 

Các trường tư chịu trách nhiệm trực tiếp đối với sinh viên và phụ huynh hoặc người giám hộ của học sinh dựa trên các điều khoản của hợp đồng tuyển sinh. Các Sở giáo dục tiểu bang không có thẩm quyền theo luật định để điều chỉnh hoặc giám sát các trường tư thục hoặc giáo dục tư nhân. Cơ sở vật chất, giáo viên, chương trình không phải là yêu cầu bắt buộc khi mở trường.

Theo quy định pháp luật của Mỹ, việc kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông có bắt buộc không? 

- Pháp luật của các tiểu bang đều không buộc trường tư thục phải được kiểm định. Việc kiểm định hoàn toàn là nguyện. Ví như, tiểu bang Florida có tới hơn 3.000 trường phổ thông tư thục, tuy nhiên, đa phần các trường không được kiểm định. 

Luật quy định về giáo dục phổ thông tư thục tại Mỹ và giáo dục phổ thông tư thục tại Việt Nam có gì khác biệt hay không?

- Tại Việt Nam, giáo dục dù là công lập hay tư thục đều được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật và sự quản lý của cơ quan nhà nước từ Trung ương tới địa phương. Tuy nhiên, điều này lại trái ngược hoàn toàn với hệ thống giáo dục phổ thông tư thục tại Mỹ. Hệ thống giáo dục tư thục tại các tiểu bang của Mỹ gần như không hề bị điều chỉnh bởi luật giáo dục cũng như sự quản lý của cơ quan nhà nước. 

Hệ thống trường tư thục có một số đặc điểm khác biệt rất lớn đối với hệ thống giáo dục tư thục tại Việt Nam: i) các trường không do Sở GD cấp phép, chấp thuận, công nhận hoặc quản lý; ii) các trường tự cấp bằng riêng của mình, không cần sự chấp thuận từ tiểu bang; iii) các trường tự thiết lập hệ thống phân loại, báo cáo và đánh giá giáo dục của riêng mình; iv) các trường có mô hình như các mô hình kinh doanh tư nhân. Họ chỉ báo cáo với mục đích thống kê và trong một số trường hợp luật quy định; v) các trường không phải tuân thủ các yêu cầu được quy định trong đạo luật giáo dục và không thuộc thẩm quyền quản lý của Sở giáo dục.

Vì thế, nếu nhìn nhận dưới góc độ pháp luật Việt Nam, rất nhiều trường phổ thông tư thục tại Mỹ đều có thể gọi là trường “ma”. 

Tại sao GWIS không có cơ sở vật chất, học sinh mà vẫn tồn tại ở Mỹ và việc họ kinh doanh ra nước ngoài có vi phạm pháp luật, liệu chương trình đào tạo của họ có giá trị hay không?

- Trường tư thục là dạng công ty giáo dục tư nhân, không bị quản lý bởi cơ quan quản lý giáo dục. Phù hợp với mục tiêu kinh doanh mà mỗi trường sẽ có chiến lược phù hợp. Nếu họ không có mục tiêu hoạt động tại nơi thành lập thì việc phải có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.v.v. là không cần thiết khi pháp luật không bắt buộc. 

Việc họ liên kết với các trường tại nước ngoài, trong đó có Việt Nam thì họ phải tuân thủ pháp luật về liên kết đào tạo tại nước đó. Việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của họ phải được đánh giá tại nước diễn ra hoạt động đào tạo và phải do người học hoặc cơ quan đánh giá thẩm định dựa trên nhiều tiêu chí chứ không thể đánh giá việc họ có hay không cơ sở vật chất, giáo viên, tại nước sở tại. 

Vậy theo ông, chúng ta có cần quản lý chặt chẽ hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài?

- Hệ thống giáo dục của Việt Nam là hệ thống được nhà nước quản lý tập trung, mọi loại hình giáo dục đều được quản lý bởi các cơ quan chức năng từ địa phương đến trung ương. Việc quản lý tập trung có ưu điểm là đồng nhất về nội dung giảng dạy, chất lượng giáo dục khá đồng đều. Tuy nhiên, vì được quản lý và theo chương trình chung nên sẽ kém sáng tạo, không có đột phá, và hơn nữa là bộ máy quản lý nhà nước đối với giáo dục sẽ rất cồng kềnh do phải quản lý quá nhiều vấn đề. 

Giáo dục là sự truyền dạy kiến thức, kỹ năng, thói quen từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo hoặc nghiên cứu. Giáo dục không khác gì sự dạy và học của các thầy - trò thời xưa, thầy hay thì trò giỏi, thầy giỏi thì nhiều trò xin theo.

Trường học ngày nay cũng vậy, theo tôi nên tạo cơ chế cho các trường tự chủ, tự quyết định. Xét cho cùng, giáo dục tư nhân là một hoạt động kinh doanh, và có coi nó là kinh doanh thì mới có cạnh tranh, và có cạnh tranh mới tạo nên chất lượng. Thay vì nhà nước quản lý chặt, hãy để phụ huynh và học sinh tự đánh giá và lựa chọn.

Xin cám ơn ông! 

Linh Linh
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.