Vụ Cty CP Nicotex Thanh Thái chôn thuốc sâu ở Thanh Hóa: Phóng viên Lao Động tiếp tục cùng người dân "đào lên sự thật"

NHÓM PV BẮC TRUNG BỘ |

Ngày 30.8.2013 Báo Lao Động đăng bài “Cty Nicotex Thanh Thái (Thanh Hoá) chôn hàng tấn thuốc trừ sâu vào lòng đất, đang tâm đầu độc đồng bào”. Kể từ đó cho đến thời điểm xử lý môi trường cơ bản ở Cty gây ô nhiễm nghiêm trọng này, Lao Động là tờ báo kiên cường, quyết liệt nhất đeo bám vụ việc với hơn 200 tin bài. 
  • Nhà báo Lâm Chí Công làm việc với ông Mai Văn Hanh - người tố giác việc chôn thuốc trừ sâu.
    Nhà báo Lâm Chí Công làm việc với ông Mai Văn Hanh - người tố giác việc chôn thuốc trừ sâu.

Sự kiện Nicotex Thanh Thái bắt đầu từ việc người dân thuộc các xã Cẩm Tâm, Cẩm Vân của huyện Cẩm Thuỷ và Yên Lâm của huyện Yên Định ngăn cản không cho một chiếc xe tải chở các thùng phuy chứa chất độc hại rời khỏi Cty vì họ cho rằng Cty này đang cố tình tẩu tán chất độc đi nơi khác nhằm che dấu hành vi tội ác của mình. 

Lao Động cùng nhiều cơ quan báo chí khác có mặt kịp thời. Không chỉ đưa tin sự kiện, phóng viên Lao Động dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Biên tập đã đeo bám hiện trường, sát cánh cùng người dân và chính quyền địa phương quyết phơi bày sự thật. Trước sự phản ứng gay gắt của người dân, Cty này ra sức ngăn cản sự có mặt của nhà báo. Tuy nhiên, bằng niềm tin và quyết tâm, những người dân ở đây đã hỗ trợ phóng viên Lao Động tìm cách đột nhập hiện trường. Và sự thật kinh hoàng bày ra trước mắt: Hàng trăm thùng phuy thuốc trừ sâu đã được chôn, nhiều thùng đã bục, thuốc độc đã ngấm xuống lòng đất, nhiều thùng khác vẫn còn nguyên chất độc màu trắng đục, cả không gian bốc lên mùi thuốc trừ sâu nồng nặc.

Một người dân khi đó đã khóc vì đau đớn. Nhiều người dân đã khóc sau đó, lặng lẽ sau những ngôi nhà có người thân đang dặt dẹo, quằn quại đớn đau vì tật bệnh... Phóng viên Lao Động cũng đã không thể cầm được nước mắt trước sự thật phũ phàng. Giữa cái nắng hầm hập, giữa mùi thuốc sâu nồng nặc là vị mặn chát của mồ hôi và nước mắt phẫn nộ, đau xót cho bao nhiêu thân phận phải từ giã cõi trần khi còn rất trẻ vì căn bệnh ung thư quái ác, nhiều người khác phải chịu cảnh tật bệnh, tan cửa nát nhà…

Ngay sau đó, hầu như không ngày nào Lao Động không có tin bài phơi bày sự việc trên nhằm thúc đẩy các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vụ việc.

Phóng viên Lao Động hầu như “thường trú” trong các lều dựng tạm của người dân nhằm canh gác không cho Cty tẩu tán tang vật, cùng ăn cháo đêm, cùng ngủ ở lán và cùng chui rào, vượt rừng vào hiện trường chôn lấp. Những người dân địa phương rất cảnh giác với người lạ nhưng chỉ cần nói là người của Báo Lao Động là được chào đón, được cung cấp thông tin và được coi như người nhà.

Những ngày tiếp theo thực sự là cuộc đấu tranh mạnh mẽ của người dân và báo chí. Ban Biên tập cử thêm những nhà báo kỳ cựu tham gia. Không chỉ điều tra, phản ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau mà còn tham gia thúc đẩy sự việc, cùng người dân lấy mẫu đi xét nghiệm độc lập. Hàng chục trường hợp bị ung thư được phơi bày, tội ác của Cty này từng ngày được phơi bày trước công luận. 

Ở Thanh Hoá, nói đến sự kiện Nicotex Thanh Thái là nói đến Báo Lao Động. Và đúng vào dịp kỷ niệm 89 năm ngày Lao Động xuất bản số báo đầu tiên (14.8.1929), sự kiện vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt; nhóm phóng viên Lao Động lại tiếp tục có mặt tại hiện trường.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Thanh Hoá, Cty Nicotex Thanh Thái đã phải ngừng hoạt động, hàng tấn thuốc trừ sâu đã được khai đào, hàng chục nghìn tấn đất bị nhiễm nặng thuốc độc đã được đem đi xử lý, nhiều đề xuất khác của người dân được thực hiện.

Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm trong khuôn viên Cty, người dân cho là đang chôn lấp rất nhiều thuốc trừ sâu. Hơn một năm qua, một số người đại diện nhân dân ở đây đã kiên trì đấu tranh yêu cầu cơ quan chức năng tiếp tục khai đào các điểm này. PV Lao Động cũng đã cùng người dân, hướng dẫn họ đi gặp luật sư, nộp đơn, gặp gỡ lãnh đạo tỉnh đề xuất sự vào cuộc triệt để.

Mới đây, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận thông tin, ra quyết định tiếp tục khai đào ở một số địa điểm nghi ngờ còn thuốc trừ sâu trong thời gian tới. 

Các phóng viên của Lao Động vẫn tiếp tục sát cánh cùng chính quyền và người lao động trong việc đào lên sự thật ở nơi chứa nhiều tội ác này. 

NHÓM PV BẮC TRUNG BỘ
TIN LIÊN QUAN

Người dân chặn xe vào nhà máy ở Đức Phổ: 22 nghìn m3 rác tồn đọng

Trần Hóa |

Chiều 13.8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin truyền thông (TTTT) Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Đức Phổ tổ chức họp báo liên quan đến hoạt động của Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bị người dân ngăn chặn từ ngày 29.7 đến nay.

Hà Tĩnh: Người dân ngừng tụ tập phản đối trước cổng nhà máy xử lý rác

ANH ĐỨC |

Sau khi chính quyền có cam kết với người dân ở thôn Nam Xuân Sơn, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh ( Hà Tĩnh) là trong vòng 20 ngày sẽ giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, người dân đã chấp nhận tháo gỡ phông bạt, các vật cản và không còn chặn trước cổng nhà máy nữa.

Vụ dân Tân Tây Đô dùng nước độc: Bất lực nhìn nước sạch chỉ cách dân vài trăm mét

Phạm Dung - Phan Anh |

Trước tình trạng nước bẩn tại khu đô thị Tân Tây Đô (xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Sở Xây dựng đã đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp với Công ty Nước sạch Tây Hà Nội để kết nối nguồn nước sạch cho người dân nhưng đến nay không hiểu vì lý do gì mà nguồn nước sạch sông Đà vẫn không thể đến với người dân dù chỉ cách vài trăm mét.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Người dân chặn xe vào nhà máy ở Đức Phổ: 22 nghìn m3 rác tồn đọng

Trần Hóa |

Chiều 13.8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin truyền thông (TTTT) Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Đức Phổ tổ chức họp báo liên quan đến hoạt động của Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bị người dân ngăn chặn từ ngày 29.7 đến nay.

Hà Tĩnh: Người dân ngừng tụ tập phản đối trước cổng nhà máy xử lý rác

ANH ĐỨC |

Sau khi chính quyền có cam kết với người dân ở thôn Nam Xuân Sơn, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh ( Hà Tĩnh) là trong vòng 20 ngày sẽ giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, người dân đã chấp nhận tháo gỡ phông bạt, các vật cản và không còn chặn trước cổng nhà máy nữa.

Vụ dân Tân Tây Đô dùng nước độc: Bất lực nhìn nước sạch chỉ cách dân vài trăm mét

Phạm Dung - Phan Anh |

Trước tình trạng nước bẩn tại khu đô thị Tân Tây Đô (xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Sở Xây dựng đã đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp với Công ty Nước sạch Tây Hà Nội để kết nối nguồn nước sạch cho người dân nhưng đến nay không hiểu vì lý do gì mà nguồn nước sạch sông Đà vẫn không thể đến với người dân dù chỉ cách vài trăm mét.