Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Trưởng ban đại diện lớp tiết lộ tình tiết bất ngờ

Kỳ Quan |

Tường trình mới nhất của bà Tuyền cho biết: Lúc cô Nhung quỳ 30 phút, có một thầy giáo vào can ngăn nhưng ông Thuận không đồng ý nên cô phải quỳ tiếp...

Trong vụ việc “cô giáo quỳ xin lỗi”, mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ: Cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung tự nguyện quỳ xin lỗi hay ông Võ Hòa Thuận buộc cô phải quỳ mới cho qua chuyện. Nếu cô Nhung “tự nguyện”, ông Thuận nhẹ trách nhiệm; còn ngược lại nếu ông gây áp lực buộc cô giáo quỳ, vấn đề sẽ khác, ông Thuận có dấu hiệu làm nhục cô giáo.

Như Lao Động đã thông tin, vào ngày 28.2, sau khi thầy Hiệu trưởng Trường TH Bình Chánh – ông Huỳnh Công Sơn - bỏ đi dự giờ, ở văn phòng Ban Giám hiệu chỉ còn 4 người: Cô Nhung, bà Tuyền và vợ chồng ông Thuận. Lúc này chuyện “quỳ xin lỗi” mới bắt đầu diễn ra.

Khi vụ việc vỡ lỡ, bản tường trình của cô giáo Nhung cho rằng ông Thuận gây sức ép buộc cô quỳ xin lỗi thì mới cho qua chuyện (cô phạt con ông Thuận quỳ gối). Vì không chịu nổi sức ép nên cô phải quỳ. Trong khi ông Thuận lại cho rằng cô Nhung “tự nguyện” quỳ xin lỗi, ông chỉ gợi ý “cô thử quỳ cho biết cảm giác khổ sở của học sinh”. Tới đây, lời trường trình có ý nghĩa quyết định thuộc về bà Tuyền – người thứ ba trong câu chuyện, ở vị trí khách quan, trong khi bà lại là Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp.

Cho đến ngày 6.3, bà Tuyền vẫn cho rằng: Sau khi thầy hiệu trưởng đi dự giờ, ông Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh trường cũng có chuyện nên về trước, lúc này ông Thuận lập lại yêu cầu là cô Nhung nên quỳ để biết nỗi khổ của các học sinh. Ông Thuận lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy.

Cô Nhung hỏi: "Các anh chị muốn tôi quỳ bao lâu?". Ông Thuận trả lời: "Cô bắt học sinh quỳ bao lâu thì cô quỳ như thế". Cô Nhung đã lẳng lặng quỳ trên ghế ngồi dành cho giáo viên. Lúc này, bà có việc nên đi khỏi trường. Một lúc sau, bà quay lại, thấy cô Nhung vẫn quỳ. Bà khuyên ông Thuận nên để cô Nhung ngồi xuống và ông Thuận đã đồng ý.

Thế nhưng, đến ngày 7.3, vì cho rằng bị ông Thuận “chơi xấu”, bà Tuyền đã quyết “nói hết sự thật”. Bà cho rằng, lời thuật trước đó của bà là theo “kịch bản” thỏa thuận giữa bà và ông Thuận, chứ thực tế thì khác. Cụ thể, khi chỉ còn 4 người (cô Nhung, bà Tuyền và vợ chồng ông Thuận), ông Thuận nói: "Cô quỳ là coi như xong chuyện" và liên tục lặp đi lặp lại câu ấy với cô Nhung.

Ông Thuận còn nói: "Học sinh quỳ thế nào cô phải quỳ y chang vậy". Lúc cô Nhung quỳ được khoảng 30 phút, có một thầy giáo vào can ngăn, nhưng ông Thuận nói "Chưa tới giờ", vậy là cô giáo phải quỳ đúng 40 phút.

Việc “phản kèo” của bà Tuyền đã đưa ông Thuận vào thế bất lợi. Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ có hay không việc ông Thuận buộc cô Nhung quỳ xin lỗi, dấu hiệu của hành vi cố ý làm nhục người khác.

Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

Cô giáo quỳ gối, học sinh bị xâm hại: Giáo dục có “đánh mất” niềm tin?

QUANG ĐẠI |

Chưa bao giờ giáo dục chịu nhiều cú sốc như thời gian vừa qua: Cô giáo phải quỳ trước phụ huynh để chuộc lỗi, học sinh bóp cổ giáo viên, thầy giáo sàm sỡ học sinh…

Học đường bây giờ sao nhiều chuyện đắng chát thế này!

Nguyễn Đắc Thành |

Chuyện gì đang xảy ra với ngành giáo dục vậy? Vụ cô giáo N ở Long An bị phụ huynh bắt quỳ gối để “trả đũa” vì dám bắt con của vị đó quỳ chưa lắng xuống thì lại xôn xao vụ một học sinh ở Bến Tre chửi mắng và lao vào bóp cổ cô giáo.

Từ vụ cô giáo quỳ gối cần "khung" và "hành lang" để giáo viên phạt học sinh

Lục Tùng (ghi) |

"Việc một cô giáo bị bắt buộc quỳ trước phụ huynh là một hành động quá khích, hạ thấp vai trò của giáo viên (GV) cần được phê bình nghiêm túc, “đến nơi, đến chốn” trước khi bàn đến việc cô giáo ấy đã phạt đúng hay sai. Bởi nếu không thì học sinh (HS) sẽ không biết “tôn sư trọng đạo” và môi trường giáo dục (GD) sẽ bị hạ thấp trong cái nhìn của xã hội..." - Đó là ý kiến của GS.TS, NGND Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Cô giáo quỳ gối, học sinh bị xâm hại: Giáo dục có “đánh mất” niềm tin?

QUANG ĐẠI |

Chưa bao giờ giáo dục chịu nhiều cú sốc như thời gian vừa qua: Cô giáo phải quỳ trước phụ huynh để chuộc lỗi, học sinh bóp cổ giáo viên, thầy giáo sàm sỡ học sinh…

Học đường bây giờ sao nhiều chuyện đắng chát thế này!

Nguyễn Đắc Thành |

Chuyện gì đang xảy ra với ngành giáo dục vậy? Vụ cô giáo N ở Long An bị phụ huynh bắt quỳ gối để “trả đũa” vì dám bắt con của vị đó quỳ chưa lắng xuống thì lại xôn xao vụ một học sinh ở Bến Tre chửi mắng và lao vào bóp cổ cô giáo.

Từ vụ cô giáo quỳ gối cần "khung" và "hành lang" để giáo viên phạt học sinh

Lục Tùng (ghi) |

"Việc một cô giáo bị bắt buộc quỳ trước phụ huynh là một hành động quá khích, hạ thấp vai trò của giáo viên (GV) cần được phê bình nghiêm túc, “đến nơi, đến chốn” trước khi bàn đến việc cô giáo ấy đã phạt đúng hay sai. Bởi nếu không thì học sinh (HS) sẽ không biết “tôn sư trọng đạo” và môi trường giáo dục (GD) sẽ bị hạ thấp trong cái nhìn của xã hội..." - Đó là ý kiến của GS.TS, NGND Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ.