Vụ cô giáo quỳ gối: "Bạo lực không giúp học sinh tốt lên"

L.Hà |

Dư luận vụ việc phụ huynh yêu cầu giáo viên quỳ vẫn chưa lắng xuống. Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, giảng viên Khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và tuyên truyền, cho rằng: Mối quan hệ giữa nhà trường, học sinh và phụ huynh cần hài hoà.

Bạo lực học đường được nhắc đến nhiều. Không chỉ là bạo lực giữa học sinh với nhau mà còn quan hệ xã hội giữa thầy cô giáo và học sinh (và ngược lại).

 
 Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, giảng viên Khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho rằng: Mối quan hệ giữa nhà trường, học sinh và phụ huynh cần hài hoà.

Theo bà Tuyết Minh, giáo dục là một quá trình. Trong quá trình đó, khó để ai đó không có những sai lầm. Chúng ta phải từ từ mà trưởng thành chứ không có chuyện bỗng nhiên trưởng thành. Do đó, cá nhân tôi không tán thành việc sử dụng bạo lực (dưới bất cứ hình thức nào) đối với học sinh.

Bà Minh cho rằng: Giáo dục là một quá trình và nên thực hiện quá trình ấy trong hòa bình, tôn trọng và thấu cảm giữa giáo viên và học sinh (và ngược lại). Để có mối quan hệ tốt đẹp đó thì cả giáo viên và học trò đều rèn được các kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng thiết lập mục tiêu; Kỹ năng suy nghĩ tích cực; Kiểm soát cảm xúc - chế ngự cơn giận; Kỹ năng tránh áp lực.... Nói thì dễ mà không dễ thực hiện.

Do đó, theo quan điểm của tôi với tư cách là giáo viên thì giáo viên nên làm đúng chức trách nhiệm vụ của mình, không nên vượt quá vai trò của mình, không phải là mình làm giáo viên thì mình có quyền, mình luôn đúng... nhất là trong bối cảnh giáo dục lấy người học làm trung tâm như hiện nay.

Áp lực làm thay đổi mọi suy nghĩ

Bà Tuyết Minh cho biết thêm: Tuy nhiên, cũng cần có những biện hộ cho những lỗi sử dụng bạo lực với học trò mà trong đó cần tính đến triết lý giáo dục của chúng ta hiện nay là gì? Bệnh thành tích trong giáo dục đã thực sự được cởi bỏ chưa? Bởi vì, áp lực về việc tỷ lệ chất lượng học sinh được xếp loại ở các mục xếp loại khác nhau cũng là áp lực cho giáo viên.

Về phía phụ huynh: Điều tiên quyết là cần giữa mối liên hệ chặt chẽ với trường và thầy cô giáo của con, trao đổi thường xuyên với thầy cô giáo về tình hình của con mình để hiểu con mình hơn và kết hợp với nhà trường trong việc thúc đẩy, hỗ trợ và nâng đỡ cho con mình phát huy được thế mạnh của con… Không phải đợi đến khi nhà trường gọi đến hoặc xảy ra chuyện rồi mới đến la lối.

“Cá nhân tôi không ủng hộ cách hành xử của phụ huynh yêu cầu giáo viên quỳ. Mình muốn con mình thành người tử tế, biết phân biệt đúng sai, thấu hiểu được cha mẹ - thầy cô, chia sẻ với cha mẹ - thầy cô, không phải lấy bạo lực để giải quyết”, bà Minh đưa ra quan điểm của mình.

Phụ huynh và giáo viên cần giữ mối quan hệ tốt, đặc biệt là tôn trọng nhau và thống nhất quan điểm trong dạy học trò để phối kết hợp mới nâng đỡ được học sinh. 

L.Hà
TIN LIÊN QUAN

Biểu quyết khai trừ Đảng với ông Võ Hòa Thuận vì gây sức ép khiến cô giáo quỳ gối

Kỳ Quan - B.H |

Thường trực Đảng ủy xã Nhựt Chánh bỏ phiếu khai trừ Đảng đối với ông Võ Hòa Thuận - người đã ép cô giáo quỳ gối xin lỗi. Việc làm của ông Thuận được đánh giá là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường giáo dục.

Bạo lực học đường: Giáo viên ơi, đừng vì thỏa mãn “cái tôi”

LÊ PHI LONG |

Sau 1 tuần bị nghỉ học để “ổn định tinh thần”, làm rõ hành vi xúc phạm, bóp cổ cô giáo, ngày 9.3 em N.V.M.T (HS lớp 8 trường THCS Tân Thạch, H.Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã đi học trở lại.

Hãy tôn trọng học sinh trước khi nói đến những điều to tát!

KHÁNH NINH |

Chưa biết khi nào chuỗi sự việc “học sinh phạm lỗi - cô giáo phạt quỳ - phụ huynh bắt cô giáo quỳ để xin lỗi” dừng lại. Theo chuỗi sự kiện này, hai người được nói đến nhiều nhất là cô giáo và vị phụ huynh, tuyệt nhiên không ai nhắc đến em học sinh mà cô giáo phạt quỳ và là con của vị phụ huynh vì “thương con mà mất khôn”.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Biểu quyết khai trừ Đảng với ông Võ Hòa Thuận vì gây sức ép khiến cô giáo quỳ gối

Kỳ Quan - B.H |

Thường trực Đảng ủy xã Nhựt Chánh bỏ phiếu khai trừ Đảng đối với ông Võ Hòa Thuận - người đã ép cô giáo quỳ gối xin lỗi. Việc làm của ông Thuận được đánh giá là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường giáo dục.

Bạo lực học đường: Giáo viên ơi, đừng vì thỏa mãn “cái tôi”

LÊ PHI LONG |

Sau 1 tuần bị nghỉ học để “ổn định tinh thần”, làm rõ hành vi xúc phạm, bóp cổ cô giáo, ngày 9.3 em N.V.M.T (HS lớp 8 trường THCS Tân Thạch, H.Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã đi học trở lại.

Hãy tôn trọng học sinh trước khi nói đến những điều to tát!

KHÁNH NINH |

Chưa biết khi nào chuỗi sự việc “học sinh phạm lỗi - cô giáo phạt quỳ - phụ huynh bắt cô giáo quỳ để xin lỗi” dừng lại. Theo chuỗi sự kiện này, hai người được nói đến nhiều nhất là cô giáo và vị phụ huynh, tuyệt nhiên không ai nhắc đến em học sinh mà cô giáo phạt quỳ và là con của vị phụ huynh vì “thương con mà mất khôn”.