Vụ “Bắc Kạn: Núp bóng “thăm dò” để khai thác vàng?”: Vàng rơi vào túi ai?

NHÓM PV ĐIỀU TRA |

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Vi Duy Tuyến - Bí thư Huyện ủy Pác Nặm - cho biết, “cơ quan chức năng vẫn giám sát chặt chẽ việc thăm dò quặng vàng ở Khuổi Mạn, xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm. Khi có vi phạm, sẽ bị đình chỉ. Hiện nay, họ đã dừng hoạt động thăm dò”.

Theo báo cáo của UBND xã Bằng Thành lập ngày 8.7.2019, việc đào lò (hầm lò) vẫn diễn ra. Tháng 8.2019, chúng tôi tới Khuổi Mạn, máy móc của Công ty TNHH Thành Hưng vẫn hoạt động tưng bừng...

Văn bản của UBND xã khi đi kiểm tra khu vực “thăm dò” vàng: Nhiều người đào bới, máy móc hiện đại đang hoạt động, không có cán bộ địa chất ở hiện trường…
Văn bản của UBND xã khi đi kiểm tra khu vực “thăm dò” vàng: Nhiều người đào bới, máy móc hiện đại đang hoạt động, không có cán bộ địa chất ở hiện trường…

Việc đào lò vẫn diễn ra

Vài phút sau cuộc trao đổi giữa chúng tôi và ông Vi Duy Tuyến, qua điện thoại, ông Lương Đình Kiểm - Giám đốc Công ty TNHH Thành Hưng - tự tin: Chúng tôi bỏ rất nhiều tiền ra thăm dò và đến nay vẫn “chưa lấy được mẫu”; chúng tôi còn “tiếp tục đầu tư tìm cho đến khi nào thấy được vàng” thì thôi.

Theo báo cáo của UBND xã Bằng Thành lập ngày 8.7.2019: Việc đào lò (hầm lò) vẫn diễn ra khi đoàn kiểm tra có mặt, máy nén khí, máy phát điện vẫn đang hoạt động, với 15 công nhân. Đại diện kỹ thuật của Liên đoàn địa chất Đông Bắc không có mặt khi ấy. Đơn vị thi công là Cty TNHH Thành Hưng cũng không đưa ra được hợp đồng giữa Liên đoàn địa chất Đông Bắc với mình.

Tức là, doanh nghiệp vẫn thi công, đào bới, họ có lấy vàng ra khỏi hiện trường hay không thì còn là một dấu hỏi lớn. Nhưng chắc chắn, nếu không có hợp đồng với liên đoàn địa chất, không có nhà địa chất giám sát, thì đó không thể nào là hoạt động “thăm dò quặng vàng gốc” được. Đó là việc “thi công”, sàng tuyển, đào bới tự ý của doanh nghiệp

Hiện trường tan hang giống như khai thác vàng.
Hiện trường tan hoang giống như khai thác vàng.

Trong khi đó, ông Vi Duy Tuyến nói: “Về việc thăm dò quặng vàng ở Khuổi Mạn, tổ liên ngành của huyện vẫn kiểm tra thường xuyên. Bây giờ họ không làm nữa rồi. Cái (đề án) này Bộ Tài nguyên cấp phép thôi, cứ hết hạn mà “chưa được vàng” thì họ lại ra hạn. Trước đây họ đưa máy vào làm đường thôi chứ họ không khai thác đâu”.

. Có tới 2 cái hầm khoét sâu vào trong lòng núi như thế này.
. Có tới 2 cái hầm khoét sâu vào trong lòng núi như thế này.

Ngụy biện, bất chấp bức xúc và tố cáo của dân

Ông Lương Đình Kiểm - Giám đốc Công ty TNHH Thành Hưng - qua điện thoại vẫn nói những điều không đúng với hiện trường chúng tôi đã bí mật ghi nhận được: “Tôi phối hợp với liên đoàn địa chất để làm mà, nhưng bây giờ chưa lấy được ra mẫu, tôi làm không ảnh hưởng đến môi trường. Mà bà con nhân dân còn được nhờ, tôi giúp hết thứ nọ thứ kia đấy anh ạ.

Năm 2015 là Liên đoàn địa chất tiến hành thăm dò, nhưng liên đoàn không lấy được ra mẫu, tôi lại phải phối hợp để tìm ra mẫu. Chứ tôi có làm cái gì mà nghiền rửa mới đục điếc gì đâu, nước trong không có gì đâu. Tôi đang quyết tâm tìm ra mẫu, tôi còn ở đó, tôi quyết tâm một năm, hai năm, ba năm hoặc một thời gian ngắn phải tìm ra được mẫu để đi vào khai thác. Có gì anh em nhà báo phải san sẻ cho! Một năm, hai năm, ba năm nữa tôi đào chỗ đấy mà khá giả, anh em lên tôi cho một chỉ, một cây là chuyện bình thường. Khi nào tôi đào được các ông lên tôi chiêu đãi thoải mãi, mọi thứ là xông xênh...”.

Trả lời câu hỏi, vì sao doanh nghiệp đưa nhiều máy móc lên để “thăm dò” vàng, trong khi đề án thăm dò lại hoàn toàn khác, ông Kiểm ngụy biện: “Tôi nói với anh như thế này, tôi phải đem cái máy xúc lên để còn làm đường, nền nhà và làm ruộng cho dân thì dân mới cho làm. Chứ dân không cho làm đâu. Cái máy xúc tôi để đó trông coi bảo vệ hơn chục năm rồi. Cái ôtô tôi để không đó mà, cách đây bao nhiêu năm rồi. Chứ không dùng máy xúc đào ra được vàng, máy ấy mà đào ra được vàng thì tốt quá. Trừ trường hợp sa khoáng thì máy xúc mới làm được. Tôi chỉ đào vàng trong núi”.

Đào bới tan hoang ngay kề khu ruộng canh tác của bà con.
Đào bới tan hoang ngay kề khu ruộng canh tác của bà con.

Theo đề án “Đánh giá tiềm năng quặng vàng gốc ở khu vực Khuổi Mạn” do Phòng Tài nguyên của huyện Pác Nặm cung cấp, thì: Lúc đầu, đề án chỉ cho phép đào hào thăm dò dài 5m, rộng 1m, sâu 6m; “phương pháp thi công chủ yếu là thủ công kết hợp với một phần cơ khí (dùng búa cơ khí để khoan nổ mìn), dụng cụ chủ yếu là troòng, cuốc chim, xẻng, búa tạ, tời quay, sọt vẩn chuyển đất đá, vật liệu nổ).

Ngay từ hồi dự án mới khởi động vào ngày 16.9.2015, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn là ông Hoàng Duy Chinh đã ký văn bản giao nhiệm vụ giám sát xử lý các vấn đề phát sinh; Liên đoàn Địa chất Đông Bắc cần thực hiện đúng kế hoạch và đúng quy định hiện hành, “không được lợi dụng việc thi công đề án để khai thác khoáng sản trái phép dưới mọi hình thức”. Vài tháng sau, cơ quan địa chất đã có văn bản yêu cầu chuyển từ thăm dò thủ công sang “đào bằng máy xúc”. Tiếp đó là văn bản gia hạn cho việc thăm dò đến quý IV năm 2019.

Bà cụ này đã trò chuyện với chúng tôi, tố cáo việc gây ô nhiễm và các “khó hiểu” của đơn vị “thăm dò quặng vàng”.
Bà cụ này đã trò chuyện với chúng tôi, tố cáo việc gây ô nhiễm và các “khó hiểu” của đơn vị “thăm dò quặng vàng”.

Điều quan trọng hơn, việc “tìm quặng” kéo quá dài, bất chấp sự bức xúc và nhiều lời tố cáo. Lúc đầu, Liên đoàn địa chất lập đề án thăm dò quặng vàng gốc ở Khuổi Mạn, công ty Thành Hưng chỉ là đơn vị đầu tư tiền. Sau đó, là liên tiếp các “nắn chỉnh” cho “đào bằng máy xúc” rồi gia hạn thăm dò đến quý IV năm 2019.

viên vào vai nhà địa chất đi tìm quặng để tiếp cận “vùng mỏ”…
Phóng viên vào vai nhà địa chất đi tìm quặng để tiếp cận “vùng mỏ”…

Không biết, vì sao các nhà địa chất ưu ái đặc biệt với công ty đến vậy? Việc kéo dài thời gian và mở rộng quy mô các cái hoạt động bị gọi là “thăm dò” này rồi sẽ đến mức nào? Nếu có sự lấp liếm, nhập nhằng ở đây, thì vàng rơi vào túi ai? Và nguồn tài nguyên quý giá cũng như tiền thuế của dân của nước sẽ bị thất thoát ra sao?

Video phóng viên xâm nhập hầm vàng ở Bắc Kạn:

NHÓM PV ĐIỀU TRA
TIN LIÊN QUAN

Bắc Kạn: Núp bóng “thăm dò” để khai thác vàng?

NHÓM PV ĐIỀU TRA |

Nhận được phản ánh của nhiều bà con về các dấu hiệu “vàng tặc” mượn danh “thăm dò vàng gốc” suốt nhiều năm qua, nhóm phóng viên Lao Động lập tức lên đường tới thôn Khuổi Mạn, xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

Xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng… trái phép

HƯNG THƠ |

Phóng viên Báo Lao Động đã xâm nhập vào địa điểm khai thác vàng trái phép, và ghi nhận việc xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng trái phép.

Doanh nghiệp vẫn len lút khai thác vàng mặc lệnh cấm

ĐỖ VẠN |

Dù UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành lệnh cấm, Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản công nghiệp 6666 (gọi tắt là Công ty 6666) vẫn lén lút hoạt động để bòn mót xái thải vàng. Điều này khiến người dân xung quanh khu vực mỏ vàng Bồng Miêu rất bức xúc.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bắc Kạn: Núp bóng “thăm dò” để khai thác vàng?

NHÓM PV ĐIỀU TRA |

Nhận được phản ánh của nhiều bà con về các dấu hiệu “vàng tặc” mượn danh “thăm dò vàng gốc” suốt nhiều năm qua, nhóm phóng viên Lao Động lập tức lên đường tới thôn Khuổi Mạn, xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

Xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng… trái phép

HƯNG THƠ |

Phóng viên Báo Lao Động đã xâm nhập vào địa điểm khai thác vàng trái phép, và ghi nhận việc xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng trái phép.

Doanh nghiệp vẫn len lút khai thác vàng mặc lệnh cấm

ĐỖ VẠN |

Dù UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành lệnh cấm, Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản công nghiệp 6666 (gọi tắt là Công ty 6666) vẫn lén lút hoạt động để bòn mót xái thải vàng. Điều này khiến người dân xung quanh khu vực mỏ vàng Bồng Miêu rất bức xúc.