Vòng luẩn quẩn bán thận: Học thuộc hộ khẩu người khác để... khai gian

Long Nguyễn - Phương Linh |

Muốn được bán thận và nhận tiền, Tú phải học thuộc làu thông tin trong số hộ khẩu nhà người khác. Anh buộc phải làm vậy, để khai gian trong cuộc kiểm tra trước khi lên bàn mổ.

Tìm đường bán thận

Như đã thông tin ở bài viết trước. Đầu năm 2019, Lê Văn Tú (SN 1989, quê Thanh Hoá) quyết định lên bàn mổ để bán đi một quả thận.

Nhưng cũng vẫn con người ấy, gần 2 năm sau, trong cuộc trao đổi với PV, Tú thừa nhận, số tiền bán thận hàng trăm triệu đồng đã tiêu gần hết. Vừa bước qua tuổi 30, thứ ở lại với anh, đau đớn, lại là những hệ lụy khủng khiếp cả về tinh thần và thể xác đã bắt đầu "hành hạ".

Theo lời Tú kể, suy nghĩ về việc bán thận kiếm tiền đã có từ trước năm 2019. Từ việc chở hàng thuê, anh quen biết một số bạn bè quanh khu vực Bệnh viện 103 (quận Hà Đông) - một điểm nóng về tình trạng mua bán nội tạng trong nhiều năm qua.

Lê Văn Tú - một người từng bán thận trong buổi trao đổi với PV Lao Động.
Lê Văn Tú - một người từng bán thận trong buổi trao đổi với PV Lao Động.

Và cũng từ những mối quan hệ ấy, Tú có cơ hội được vào bên trong các khu trọ, nhà nghỉ mà "cò" thận lập nên để nuôi người bán thận. Việc bán thận cứ thế, tưởng như khó tin, rồi cũng len lỏi vào đầu Tú như một giải pháp kiếm tiến nhanh chóng, gọn lẹ.

Một ngày giữa tháng 6 năm 2018, chỉ sau dòng trạng thái "Muốn bán thận. Liên hệ số điện thoại 038967xxxx" đăng tải trong một nhóm kín trên mạng xã hội hơn 10 nghìn thành viên. Điện thoại của Tú đổ chuông liên hồi không nghỉ. Hàng chục người xa lạ bỗng tìm tới anh để ngỏ lời "giúp đỡ".

Có những người từ tận trong TP. Hồ Chí Minh cũng gọi điện ra, sẵn sàng đài thọ mọi chí phí từ vé máy bay đến ăn ở, mua sắm cho Tú, chỉ cần anh gật đầu.

Cuối cùng, Tú quyết định đến với một "cò" thận tên Hạnh (quê Thái Nguyên), người này cũng từng bán thận trước đây và sẵn sàng đứng ra giúp anh kết nối với người có nhu cầu mua thận.

Câu chuyện giữa hai bên đi ngay vào vấn đề chính - giá cả. Tú kể lại, "cò" thận khi đó cho biết giá bán thận đắt hay rẻ tùy thuộc vào từng nhóm máu. “Nhóm máu O đắt nhất khoảng 250 - 300 triệu. Các nhóm còn lại sẽ dao động từ khoảng trên dưới 200 triệu đồng" - Tú cho hay.

Việc thương thảo diễn ra chóng vánh, quả thận của Tú được chốt với giá 260 triệu đồng. Đó là tiền mà Tú sẽ nhận được, còn theo những gì anh tìm hiểu sau đó, "cò" thận sẽ kênh giá với đầu bên kia lên hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu để kiếm lời.

"Thường mỗi quả thận mà để "cò" làm cho hết các loại giấy tờ, cò sẽ trả cho mình khoảng trên 200 triệu, còn với bên mua, "cò" sẽ làm giá hơn 300 triệu. Tức là chỉ trung gian nhưng họ sẽ lãi cả trăm triệu một quả thận bán được" - Tú cho biết.

Học vẹt sổ hộ khẩu để... khai gian

Sau khi chốt xong giá, Tú được “cò” Hạnh đưa vào một nhà nghỉ ở ngõ 16A, Phúc La, Hà Đông. Đây là điểm tập kết của khoảng chục người người cùng chung mục đích như anh - chờ lên bàn mổ.

Tại đây, những người bán thận được "cò" chăm sóc cực kỳ chu đáo. Căn nhà có đầy đủ tiện nghi được trang bị. Mọi nhu cầu sinh hoạt, ăn ở, mua sắm đều được cò thận bao nuôi trọn gói.

“Có những trường hợp cần tiền đi chơi hay vay nợ bên ngoài, "cò" cũng sẵn sàng trả cho luôn. Bởi số tiền bỏ ra không đáng là bao so với lời lãi mà "cò" nhận được khi đã bán thận thành công." - Tú nói với phóng viên.

Cảnh sinh hoạt của những người bán thận bên trong nhà nghỉ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cảnh sinh hoạt của những người bán thận bên trong nhà nghỉ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Những điểm tập kết kiểu như trên được cho là tồn tải nhan nhản ở Hà Nội, đặc biệt là xung quanh các bệnh viện lớn. Cuối tháng 12 năm 2018, PV Báo Lao Động đã có nhiều ngày thâm nhập vào một "trại nuôi người lấy thận", địa điểm nằm sâu trong con ngõ thuộc phường Ngọc Lâm (quận Long Biên).

10 thành viên được bao nuôi trong căn nhà 4 tầng khang trang. Những người này nằm dưới sự quản lý của “cò” Thắng (tức Nguyễn Đức Thắng, quê xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).

Như một giao ước bất thành văn, "cò" Thắng cũng phải chu cấp đầy đủ cho những người bán thận ăn ở tại đây. Nếu không, Thắng sẽ mất trắng những người này vào tay các "cò mồi" khác.

"Không đối xử tử tế, bọn em “đầu quân” cho “cò” khác, thiếu gì "cò" buôn thận. Không sòng phẳng thì bọn em báo công an thì chỉ có đi tù, làm cái này bắt buộc phải sòng phẳng thôi" - một thành viên trong trại thận chia sẻ.

Mọi chi phí xét nghiệm hay "phù phép" giấy tờ tuỳ thân cũng được "cò" thận chi trả. Bởi phần đa những người tìm tới bán thận đều không mang theo các giấy tờ cần thiết và "cò" thận sẵn sàng làm giả tất cả, miễn là được việc (giới buôn thận còn gọi là "làm trắng").

"Làm trắng" giấy tờ cũng là một cách để "cò" mặc cả kiếm lời, mua rẻ bán đắt những quả thận đang chờ được ghép.

Giấy tờ tuỳ thân la liệt trong một điểm bao nuôi người bán thận. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Giấy tờ tuỳ thân la liệt trong một điểm bao nuôi người bán thận. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đáng chú ý, trước ca mổ bao giờ cũng sẽ có một cuộc gặp gọi là "ký pháp lý" để xác thực một cách hình thức rằng đây là "hiến tạng tự nguyện".

Theo lời người trong cuộc, tại cuộc gặp này, bác sĩ và luật sư của bệnh viên sẽ kiểm tra một số thông tin người cho thận xem có đúng với nội dung trong giấy tờ tuỳ thân hay không.

Tuy nhiên, để đối phó, "cò" thận đã chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ giả từ trước. Hồ sơ này được thuê lại từ một gia đình khác. Trước cuộc gặp khoảng 10 ngày, "cò" thận sẽ chép thông tin trong sổ hộ khẩu của gia đình ấy ra tờ giấy đưa cho người bán và yêu cầu phải học thuộc lòng.

"Các thông tin đã đươc "cò" thận cho học trước hết rồi. Tên tuổi bố mẹ, anh chị em, họ hàng bên nội ngoại mình phải học thuộc lòng. Như học gia phả nhà người ta vậy. Lúc vào chỉ việc khớp đúng như vậy mà nói thôi" - Tú thật thà chia sẻ.

Cả người thân của Tú trong cuộc gặp pháp lý này cũng được cò thận thuê lại để đóng giả bố và vợ anh. Tất cả nhằm mục đích duy nhất là hợp thức hoá những chữ ký cho ca mổ được diễn ra hợp pháp, êm đẹp.

Ca mổ của Tú diễn ra vào đầu năm 2019. Số tiền 260 triệu đồng chuyển vào tài khoản khi anh còn chưa tỉnh thuốc mê. Nhưng đó chưa phải là hồi kết của hành trình bán thận kiếm tiền. Những hệ quả của việc bán đi một phần cơ thể, không lâu sau, đã bắt đầu tìm tới...

Long Nguyễn - Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Vòng luẩn quẩn bán thận: Quả thận bán 300 triệu đồng, 2 năm sau lại nợ nần

Long Nguyễn - Phương Linh |

Nhiều hệ luỵ khôn lường về sức khoẻ, chất lượng sống đeo bám những người bán thận.

Bắt một thanh niên ăn chặn tiền môi giới bán thận

Việt Dũng |

Nguyễn Mạnh Hùng (37 tuổi, ở Quảng Ninh) tìm những người khó khăn muốn bán thận rồi ăn chặn hàng trăm triệu đồng của họ.

“Ông trùm” môi giới mua bán thận và số phận những cảnh đời

Nguyễn Việt Dũng |

Từ người đi bán thận để lấy tiền trang trải cuộc sống, Trần Văn Phương đứng ra môi giới cho các bệnh nhân mua thận, kiếm “hoa hồng”. Một vài người bán thận sau đó đã trở thành “trợ thủ”, giúp sức cho Phương.

6 lần môi giới bán thận, thu lời hàng trăm triệu đồng

Việt Dũng |

Trần Văn Phương (30 tuổi, quê ở Bắc Giang) sau lần tự bán một quả thận, thấy nhiều người cần ghép tạng nên tìm mối mua - bán, rồi đứng ra môi giới, hưởng lợi gần nửa tỉ đồng.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Vòng luẩn quẩn bán thận: Quả thận bán 300 triệu đồng, 2 năm sau lại nợ nần

Long Nguyễn - Phương Linh |

Nhiều hệ luỵ khôn lường về sức khoẻ, chất lượng sống đeo bám những người bán thận.

Bắt một thanh niên ăn chặn tiền môi giới bán thận

Việt Dũng |

Nguyễn Mạnh Hùng (37 tuổi, ở Quảng Ninh) tìm những người khó khăn muốn bán thận rồi ăn chặn hàng trăm triệu đồng của họ.

“Ông trùm” môi giới mua bán thận và số phận những cảnh đời

Nguyễn Việt Dũng |

Từ người đi bán thận để lấy tiền trang trải cuộc sống, Trần Văn Phương đứng ra môi giới cho các bệnh nhân mua thận, kiếm “hoa hồng”. Một vài người bán thận sau đó đã trở thành “trợ thủ”, giúp sức cho Phương.

6 lần môi giới bán thận, thu lời hàng trăm triệu đồng

Việt Dũng |

Trần Văn Phương (30 tuổi, quê ở Bắc Giang) sau lần tự bán một quả thận, thấy nhiều người cần ghép tạng nên tìm mối mua - bán, rồi đứng ra môi giới, hưởng lợi gần nửa tỉ đồng.